Trình Quốc hội dự án Luật Công đoàn (sửa đổi)

Nhóm phóng viên |

Chiều 3.6, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang trình bày báo cáo tóm tắt Tờ trình về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) để Quốc hội xem xét, cho ý kiến.

Theo Nghị quyết số 793/NQ-UBTVQH15 ngày 7.6.2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được phân công là cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật Công đoàn (sửa đổi).

Trên cơ sở kế thừa Luật Công đoàn 2012, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) gồm 6 chương, 36 điều (sửa đổi, bổ sung 32 điều; thêm mới 4 điều), bỏ 1 điều so với Luật Công đoàn 2012.

Dự thảo Luật mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với “người làm việc không có quan hệ lao động trên lãnh thổ Việt Nam” để bảo vệ nhóm yếu thế này, đồng thời bổ sung vấn đề gia nhập của “tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp” vào tổ chức Công đoàn Việt Nam; mối quan hệ phối hợp hoạt động và vấn đề chia sẻ kinh phí công đoàn với tổ chức này.

Ngoài đối tượng theo Luật Công đoàn năm 2012, dự thảo Luật bổ sung thêm đối tượng áp dụng là tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp (đối với việc gia nhập vào Công đoàn Việt Nam).

Dự thảo luật sẽ trao quyền chủ động hơn cho tổ chức Công đoàn trong công tác cán bộ (Điều 26) theo hướng: Cơ quan có thẩm quyền quyết định số lượng cán bộ công đoàn chuyên trách là cán bộ, công chức, viên chức sau khi thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; đồng thời cho phép “Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định số lượng cán bộ công đoàn chuyên trách là người làm việc theo hợp đồng lao động trong các cơ quan chuyên trách của công đoàn và công đoàn cơ sở phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ”.

Về quyền và trách nhiệm của công đoàn cấp trên đối với nơi chưa có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, dự thảo Luật đã sửa đổi quy định về quyền và trách nhiệm của công đoàn cấp trên đối với nơi chưa có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động 2019 và vai trò là tổ chức chính trị - xã hội theo Điều 10 Hiến pháp 2013.

Về nội dung này, có ý kiến cho rằng, Bộ luật Lao động 2019 đã quy định, quyền thương lượng chỉ được thực hiện khi tại doanh nghiệp có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Vì vậy, đề nghị cân nhắc bỏ quy định này để đảm bảo thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật và phù hợp với bối cảnh mới.

Theo ông Nguyễn Đình Khang, ngoài những cơ sở đã nêu trong Tờ trình, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thấy rằng, bên cạnh các quyền đối thoại, thương lượng thì còn rất nhiều quyền và lợi ích hợp pháp khác của người lao động cần được bảo đảm và bảo vệ khi người lao động có yêu cầu. Vì vậy, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lựa chọn phương án như trong dự thảo Luật.

Về bảo đảm thời gian hoạt động công đoàn cho cán bộ công đoàn hoạt động không chuyên trách, dự thảo Luật sửa đổi quy định theo hướng: Quy định cụ thể cách xác định tổng thời gian làm việc của toàn bộ cán bộ công đoàn không chuyên trách trên cơ sở tương ứng với số lượng đoàn viên công đoàn, đảm bảo tuân theo cách tiếp cận mới của Bộ luật Lao động 2019, không suy giảm quá lớn so với quy định hiện hành, đảm bảo cho công đoàn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Điều 10 Hiến pháp 2013.

Dự thảo luật cũng bổ sung quyền gia nhập Công đoàn Việt Nam của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp; đề xuất 2 phương án phân chia kinh phí công đoàn cho các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Sau khi Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang trình bày báo cáo tóm tắt Tờ trình dự án Luật Công đoàn (sửa đổi), bà Nguyễn Thúy Anh - Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội - trình bày báo cáo tóm tắt báo cáo thẩm tra dự án Luật Công đoàn (sửa đổi).

Dự kiến, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) vào ngày 18.6.

Nhóm phóng viên
TIN LIÊN QUAN

Quảng Ngãi đóng góp ý kiến cho Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi)

VIÊN NGUYỄN |

Ngày 17.5, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý về dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

Luật Công đoàn (sửa đổi) cần đảm bảo quyền lợi cho lao động nữ

Kiều Vũ |

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhận thấy một số quy định trong Dự thảo Luật Công đoàn còn chưa rõ và cần điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tiễn, nhất là cần đảm bảo cho lao động nữ thực hiện quyền lợi của mình.

Nhiều ý kiến góp ý tâm huyết Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Luật Công đoàn (sửa đổi)

Kiều Vũ lược ghi |

Tại cuộc tiếp xúc cử tri là cán bộ, đoàn viên CĐ, NLĐ Thủ đô, lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Luật Công đoàn (sửa đổi), nhiều ý kiến đề nghị Quốc hội khi sửa đổi Luật Công đoàn cần bổ sung quy định bảo đảm về tổ chức, cán bộ.

Vụ 3 người trong một gia đình ở Thái Bình tử vong: Nghi vấn con gái sát hại bố rồi tự tử

TRUNG DU |

Thái Bình - Liên quan vụ việc 3 người trong một gia đình ở xã Trung An (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) gồm bố, con gái, cháu ngoại được phát hiện tử vong bất thường vào sáng 4.6, theo nhận định ban đầu của cơ quan chức năng, nhiều khả năng người con gái đã ra tay sát hại bố mình rồi ôm con trai nhảy xuống sông tự tử.

Danh sách doanh nghiệp dự kiến xếp hạng "Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động" năm 2024

|

Giải thưởng “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” là sự kiện chính trị xã hội uy tín do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội và Liên đoàn Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI), giao cho Báo Lao Động tổ chức liên tục từ năm 2014 đến nay.

Đề nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật một số đảng viên

Bảo Tuấn |

Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương đã bỏ phiếu đề nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật một số đảng viên có vi phạm theo quy định.

Thái Nguyên điều động, bổ nhiệm nhiều vị trí cán bộ chủ chốt

Lam Thanh |

Chiều 4.6, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Hội nghị công bố các quyết định về công tác cán bộ, bổ nhiệm nhiều vị trí chủ chốt.

Tiền vệ Quang Hải: "Tuyển Việt Nam bắt nhịp nhanh với HLV Kim Sang-sik"

HOÀNG HUÊ |

Tiền vệ Quang Hải cho biết, các cầu thủ tuyển Việt Nam bắt nhịp nhanh và luôn cảm thấy hứng khởi với từng buổi tập của tân huấn luyện viên Kim Sang-sik.

Quảng Ngãi đóng góp ý kiến cho Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi)

VIÊN NGUYỄN |

Ngày 17.5, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý về dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

Luật Công đoàn (sửa đổi) cần đảm bảo quyền lợi cho lao động nữ

Kiều Vũ |

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhận thấy một số quy định trong Dự thảo Luật Công đoàn còn chưa rõ và cần điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tiễn, nhất là cần đảm bảo cho lao động nữ thực hiện quyền lợi của mình.

Nhiều ý kiến góp ý tâm huyết Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Luật Công đoàn (sửa đổi)

Kiều Vũ lược ghi |

Tại cuộc tiếp xúc cử tri là cán bộ, đoàn viên CĐ, NLĐ Thủ đô, lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Luật Công đoàn (sửa đổi), nhiều ý kiến đề nghị Quốc hội khi sửa đổi Luật Công đoàn cần bổ sung quy định bảo đảm về tổ chức, cán bộ.