Hoàn thiện mô hình công đoàn ngành xuyên suốt

Nhóm PV |

Ngày 25.3, Báo Lao Động phối hợp cùng Công đoàn Ngân hàng Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hoàn thiện mô hình công đoàn ngành xuyên suốt".

11h05: Ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch Công đoàn Ngân hàng Việt Nam – phát biểu bế mạc hội thảo.

 
Ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch Công đoàn Ngân hàng Việt Nam – phát biểu bế mạc hội thảo.

Ông Đào Minh Tú đánh giá các ý kiến từ nhiều đơn vị hôm nay đã tập trung thể hiện nguyện vọng, mong muốn làm rõ nét mô hình hoạt động chuyên ngành để phát huy vai trò gắn kết chuyên môn với hoạt động Công đoàn.

Mục tiêu chính vẫn là chăm lo đoàn viên và đảm bảo mục đích chính đáng của người lao động, đoàn viên trong tổ chức công đoàn. Đồng thời, tổ chức công đoàn nào cũng mong muốn thực hiện vai trò, sức mệnh động viên, tuyên truyền, giáo dục đoàn viên, người lao động chấp hành chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, cũng như làm tốt chuyên môn ở mỗi vị trí của mình.

Tổng kết lại, Phó Thống đốc văn tắt 3 nội dung chính được thảo luận chuyên sâu trong buổi hội thảo gồm: Một là cơ sở lý luận, pháp lý để triển khai mô hình Công đoàn chuyên ngành; 

Hai là đã đi sâu vào những khó khăn vướng mắc trong thực hiện, triển khai mô hình Công đoàn chuyên ngành, còn lẫn giữa Liên đoàn Lao động các địa phương cũng như sự phối hợp còn chưa được nhiều… Phía Công đoàn chuyên ngành muốn được tập hợp theo tính chất chuyên ngành. Đây là nội dung chính yếu đã đi sâu vào phân tích.

Ba là một số đơn vị đã nêu ra những tâm tư, nguyện vọng của người lao động. Đây là những ý kiến rất sâu sắc bởi hoạt động đoàn thể không chỉ đảm bảo tâm tư, nguyện vọng của người lao động ở mặt vật chất và chính trị mà còn cả về tình cảm, tinh thần, văn hoá…

“Những ý kiến đề xuất kiến nghị và tâm tư, nguyện vọng của 10 công đoàn chuyên ngành hôm nay khá thống nhất, có sự đồng điệu cả về tình cảm, mong muốn cũng như cùng ý chí để làm tốt hơn nữa vai trò của tổ chức công đoàn có tính chất chuyên ngành”, ông Tú chia sẻ.

Qua đây, Chủ tịch Công đoàn Ngân hàng Việt Nam thay mặt các đơn vị đưa ra hai kiến nghị chính.

Một là, đề nghị Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam sớm triển khai đề án làm thí điểm mô hình xuyên suốt, từ đó đánh giá tính khách quan, khoa học và cần thiết.

Hai là, xây dựng cơ chế phối hợp giữa công đoàn chuyên ngành với liên đoàn các địa phương. Từ đó như một văn bản quy định, buộc các tổ chức phải chấp hành để phối hợp thực hiện.

Nghị quyết 02 là cơ hội vàng để củng cố Công đoàn ngành

 
Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát biểu tại hội thảo.

11h: Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đánh giá, Nghị quyết 02 là cơ hội vàng để củng cố Công đoàn ngành.

Đầu tiên là tiếp tục phát triển công đoàn 4+, kết hợp chặt chẽ giữa công đoàn địa phương và công đoàn ngành.

Khi nói về tác động tới từng hệ thống, cần củng cố và phát triển công đoàn ngành, nâng cao hiệu quả của công đoàn địa phương.

Sau đó là thí điểm thành lập công đoàn ngành, công đoàn tổng công ty theo hướng tập trung tinh gọn hiệu quả. Xây dựng mô hình tổ chức công đoàn mở linh hoạt.

Theo ông Ngọ Duy Hiểu, xu hướng chung của thế giới là công đoàn ngành, thậm chí nói đến công đoàn tỉnh, nhiều nước không hiểu.

Ví dụ, tại Úc có công đoàn ngành, nhưng địa phương quản lý ngành chứ không phải địa phương giống như Việt Nam.

Trong bối cảnh mới khi thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, họ chỉ thành lập công đoàn ngành. Đây là một sự cạnh tranh, nhất là trong bối cảnh chúng ta hội nhập quốc tế.

“Tôi quan điểm rằng, ngành đặc trưng rõ ràng thì phải về ngành, từ đó đưa ra những tiêu chí phù hợp”, ông Hiểu đánh giá. Bên cạnh đó, ông Hiểu còn cho rằng, cần thành lập công đoàn điện tử bởi số công nhân trong ngành điện tử hiện nay đang rất lớn.

 
Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đánh giá, Nghị quyết 02 là cơ hội vàng để củng cố Công đoàn ngành

Tiếp tục thực hiện thí điểm mô hình công đoàn ngành xuyên suốt

10h45: Tại hội thảo, ông Đỗ Văn Quảng - Phó Chủ tịch Thường trực Công đoàn Xây dựng Việt Nam cho biết, Công đoàn Xây dựng Việt Nam là Công đoàn ngành Trung ương, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Liên đoàn và Ban cán sự đảng Bộ Xây dựng; hoạt động theo mô hình công đoàn ngành đa nghề, đa lĩnh vực, tập hợp đoàn viên và người lao động làm việc trong ngành trên phạm vi toàn quốc.

 
Theo ông Đỗ Văn Quảng - Phó Chủ tịch Thường trực Công đoàn Xây dựng Việt Namcần tiếp tục thực hiện thí điểm mô hình công đoàn ngành xuyên suốt.

Ông cho rằng, hiện nay, mô hình tổ chức trong hệ thống công đoàn ngành Xây dựng chưa có sự thống nhất. Một số doanh nghiệp đủ điều kiện nhưng chưa thành lập công đoàn cơ sở mà chỉ là công đoàn cơ sở thành viên hoặc công đoàn bộ phận nên hạn chế vai trò, quyền hạn của công đoàn cơ sở nhất là việc đại diện người lao động trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Mô hình các công đoàn ngành xây dựng địa phương chưa được chỉ đạo thống nhất, công tác phối hợp hoạt động với Công đoàn Xây dựng Việt Nam có nơi hiệu quả chưa cao.

Chính vì vậy, ông Quảng kiến nghị, cần tiếp tục thực hiện thí điểm mô hình công đoàn ngành xuyên suốt: Công đoàn ngành Trung ương, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (trong đó có công đoàn ngành địa phương), công đoàn cơ sở.

“Về cơ bản, hệ thống Công đoàn Việt Nam đã có các công đoàn ngành theo hai lĩnh vực nêu trên và đây cũng là xu hướng phổ biến của các quốc gia, có những công đoàn ngành đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia để liên kết quốc tế theo xu hướng hội nhập.

Vì vậy, trong thời gian tới, đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh thực hiện thí điểm mô hình công đoàn ngành xuyên suốt: Công đoàn ngành Trung ương, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (trong đó có công đoàn ngành địa phương), công đoàn cơ sở.

Đồng thời vận động các tổ chức mới thành lập của người lao động gia nhập các công đoàn ngành, nghề đang có trong hệ thống Công đoàn Việt Nam”, ông Quảng nói.

Phó Chủ tịch Thường trực Công đoàn Xây dựng Việt Nam cũng đề nghị bổ sung loại hình công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác là công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - con. Bởi, theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Luật Doanh nghiệp năm 2014, các tổng công ty nhà nước đã chuyển sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con (các công ty thành viên thuộc các tổng công ty trước đó, nay được gọi là các công ty con hoặc công ty liên kết nếu vốn của Nhà nước không còn trên 50% tại công ty); sau khi tổng công ty thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước, chuyển đổi sở hữu thì doanh nghiệp (tổng công ty) vẫn có hệ thống quản trị và tổ chức hoạt động theo hình thức công ty mẹ - con.

Như vậy, về mô hình tổ chức hoạt động, hệ thống quản trị của công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - con và mô hình tổng công ty về cơ bản là tương đồng, chỉ khác nhau về hình thức sở hữu.

Thực tiễn từ năm 2014 đến nay cho thấy, sau khi các tổng công ty thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn, chuyển đổi sở hữu thì tổ chức công đoàn tại đơn vị là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở vẫn đang thực hiện hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Điều lệ Công đoàn Việt Nam, chỉ đạo có hiệu quả hoạt động của các công đoàn cơ sở được phân công quản lý.

Vì vậy, việc bổ sung loại hình công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác là công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - con để duy trì tổ chức, hoạt động của các công đoàn ngành là cần thiết.

Đồng thời đề xuất sửa lại phân công quản lý các cấp công đoàn, mở rộng đối tượng quản lý của các công đoàn ngành trung ương theo tiêu chí ngành nghề, không phân biệt chủ quản.

Nhiều vướng mắc trong cổ phần hoá với công đoàn Giao thông Vận tải

10h30: Theo ông Phạm Hoài Phương - Chủ tịch Công đoàn Giao thông Vận tải, Công đoàn Giao thông Vận tải Việt Nam được thành lập ngày 18.11.1966, là Công đoàn ngành Trung ương trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Ông Phạm Hoài Phương - Chủ tịch công đoàn Giao thông Vận tải
Ông Phạm Hoài Phương - Chủ tịch Công đoàn Giao thông Vận tải

Ngành Giao thông vận tải hiện có 4 Công đoàn trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là: Công đoàn Giao thông Vận tải Việt Nam, Công đoàn Đường sắt Việt Nam, Công đoàn Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Công đoàn Tổng công ty Hàng không Việt Nam.

Trong đó, Công đoàn Giao thông Vận tải Việt Nam có đại diện tham gia Ban Cán sự Đảng Bộ Giao thông Vận tải và đại diện tham gia với lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải các vấn đề liên quan đến người lao động trong ngành.

Tính đến ngày 31.12.2022, toàn ngành có 63.130 đoàn viên/64.525 công nhân viên chức lao động, sinh hoạt ở 517 Công đoàn cơ sở.

Trong hơn 5 năm qua, con số ban đầu đã giảm một nửa do quá trình cổ phần hoá đã khiến cho các doanh nghiệp xây dựng giảm đi.

Ông Phạm Hoài Phương cho biết: “Hiện chúng tôi đang tập trung phát triển những đơn vị chưa có công đoàn. Bên cạnh đó, một số đơn vị thuộc Liên đoàn Lao động trực thuộc tỉnh, thành phố khi cổ phần hoá mà có nguyện vọng về với Công đoàn Giao thông Vận tải thì theo quan điểm của chúng tôi, bản thân đơn vị đó phải cảm thấy cần thiết và muốn về sinh hoạt cùng thì mới làm thủ tục.

Trong quá trình làm cũng có nhiều điểm vướng mắc. Ví dụ như, có nhiều đơn vị nói rằng, nếu không cho về, họ sẽ giải thể Công đoàn để thành lập lại. Tuy nhiên, nếu chúng tôi đồng ý làm như vậy sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ làm việc sau này nhưng vì đoàn viên, người lao động, chúng tôi vẫn chọn làm”.

 

“Giải quyết mối quan hệ công đoàn ngành với liên đoàn lao động các địa phương”

10h20: Tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Bích Hợp, Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho biết, hiện nay, Công đoàn Giáo dục Việt Nam trực tiếp chỉ đạo hoạt động công đoàn các cơ sở giáo dục, đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) gồm: 05 công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, 54 công đoàn cơ sở với 40.092 cán bộ, nhà giáo, người lao động (CBNGNLĐ), trong đó có 38.531 đoàn viên công đoàn.

Phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo hoạt động mang tính ngành nghề đối với 63 công đoàn giáo dục tỉnh, thành phố, Công đoàn Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh và một số trường đại học với tổng số gần 1,6 triệu CBNGNLĐ.

Công đoàn giáo dục tỉnh, thành phố trực tiếp chỉ đạo hoạt động công đoàn các cơ sở giáo dục, đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo;

Phối hợp với Liên đoàn Lao động cấp huyện chỉ đạo hoạt động mang tính ngành nghề đối với Công đoàn cơ sở trong các cơ sở giáo dục, đơn vị trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn tỉnh, thành phố với hơn 1,5 triệu CBNGNLĐ.

Bà Nguyễn Thị Bích Hợp, Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam
Bà Nguyễn Thị Bích Hợp, Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam

Trong những năm qua, việc phối hợp giữa Công đoàn Giáo dục Việt Nam với Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố cơ bản được thực hiện, tạo cơ chế thuận lợi để Công đoàn Giáo dục tỉnh, thành phố hoạt động.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, công đoàn ngành giáo dục vẫn còn một số khó khăn, hạn chế.

Hiện có 01 công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và 14 công đoàn cơ sở trong các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục & Đào tạo, thuộc đối tượng tập hợp của Công đoàn Giáo dục Việt Nam) nhưng hiện nay, Liên đoàn Lao động một số địa phương vẫn đang quản lý trực tiếp, chưa chuyển trả về Công đoàn Giáo dục Việt Nam, dẫn đến khó khăn trong công tác phối hợp giữa Công đoàn Giáo dục Việt Nam với Bộ GDĐT để chỉ đạo hoạt động công đoàn của các đơn vị này.

Hiện nay, đối tượng tập hợp của Công đoàn Giáo dục tỉnh, thành phố (Công đoàn ngành địa phương) lại chỉ giới hạn đến các đơn vị, cơ sở giáo dục trực thuộc Sở GDĐT (các trường THPT, một số địa phương có thêm các trung tâm, trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp).

Các cấp học còn lại (trung học cơ sở, tiểu học, mầm non) lại do Liên đoàn Lao động cấp huyện chỉ đạo trực tiếp. Mặc dù Công đoàn Giáo dục Việt Nam và Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố đã có quy chế phối hợp để chỉ đạo hoạt động của Công đoàn Giáo dục các tỉnh, thành phố, tuy nhiên, hiệu quả đạt được chưa như mong muốn; hệ thống tổ chức của công đoàn ngành chưa đồng bộ, tính liên thông chưa cao; việc triển khai các phong trào thi đua, hoạt động mang tính đặc thù ngành nghề từ Công đoàn Giáo dục Việt Nam đến Công đoàn Giáo dục tỉnh, thành phố và các trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non còn gặp không ít khó khăn, bất cập.

Để giải quyết các khó khăn bất cập, Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chỉ đạo Liên đoàn Lao động các địa phương thực hiện chuyển công đoàn các đơn vị trực thuộc Bộ GDĐT về Công đoàn Giáo dục Việt Nam quản lý.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có cơ chế, lộ trình phù hợp để Công đoàn Giáo dục Việt Nam được thực hiện mô hình công đoàn ngành xuyên suốt từ Trung ương đến cơ sở theo tinh thần Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12.6.2021 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới.

Ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch Công đoàn Ngân hàng Việt Nam và ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam điều hành hội thảo.
Ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch Công đoàn Ngân hàng Việt Nam và ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam điều hành hội thảo.

Sắp xếp Công đoàn Công Thương Việt Nam theo hướng tập trung, xuyên suốt, hiệu quả

9h40: Tại hội thảo, ông Quách Văn Ngọc - Phó Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam cho biết, ngành Công Thương là một ngành lớn quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, chiếm trên 60% tổng số GDP của cả nước, lực lượng công nhân, viên chức, người lao động hoạt động phân tán, lưu động trên toàn quốc và nước ngoài.

Trong những năm gần đây, hoạt động của Công đoàn Công Thương Việt Nam có những thay đổi, điều chỉnh.

Trọng tâm hoạt động công đoàn hướng vào thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền lợi người lao động, thông qua việc thực thi pháp luật về lao động, đẩy mạnh thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể, đối thoại tại nơi làm việc, giải quyết hài hòa lợi ích của người lao động với lợi ích doanh nghiệp.

Tuy nhiên, ông Quách Văn Ngọc cho rằng, Công đoàn Công Thương Việt Nam là công đoàn ngành đa lĩnh vực nên không thể tập trung vào một ngành cụ thể, chất lượng tham gia ngành nghề hạn chế, khó có thể xây dựng thoả ước lao động tập thể cấp ngành.

Hiện nay, một số đơn vị, doanh nghiệp không có tổ chức Đảng, công đoàn không có sự lãnh đạo của tổ chức Đảng cùng cấp mà chỉ có sự chỉ đạo của tổ chức công đoàn cấp trên.

Mô hình công đoàn ngành theo hệ thống quản lý hành chính trên dưới (theo chiều dọc) chặt chẽ, bài bản, nhưng quan hệ với các công đoàn khác cùng ngành nghề (quan hệ ngang) còn thiếu quy định, thiếu kinh nghiệm.

Còn lực lượng lớn người lao động cùng ngành nghề khu công nghiệp, khu chế xuất địa phương không có sự liên hệ ngành nghề với công đoàn ngành địa phương, công đoàn ngành Trung ương.

Ví dụ, đoàn viên ngành điện tử-tin học ở Thái Nguyên, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Biên Hòa đều do Liên đoàn Lao động địa phương trực tiếp quản lý. Trong ngành Công Thương có Công đoàn Tổng công ty Điện tử-Tin học nhưng số lượng lao động chỉ hơn 1.000 người, chiếm tỷ lệ rất ít trong tổng số người lao động ngành điện tử-tin học cả nước nên không thể đại diện ngành nghề khi tham gia các lĩnh vực liên quan.

Sự phối hợp chỉ đạo giữa Công đoàn Công Thương Việt Nam và Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố hiện chỉ mới phối hợp chỉ đạo tại các công đoàn ngành địa phương và các đơn vị trực thuộc ngành nhưng đóng trên địa bàn các tỉnh, thành phố; chưa có sự liên kết giữa các doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố có cùng ngành nghề với các cấp công đoàn trong ngành.

Do đó, không thống kê được số công đoàn cùng ngành nghề tại tỉnh, thành phố và trên cả nước, không tạo được sự liên kết, tiếng nói chung của đoàn viên, người lao động trong cùng ngành, nghề và vị thế của mỗi ngành nghề.

Ông Quách Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam.
Ông Quách Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam.

Phó Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam đề xuất, kiến nghị, lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các cấp ủy Đảng quán triệt, thực hiện có kết quả Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới. Trong đó, quan tâm chỉ đạo hoàn thiện tổ chức và đổi mới hoạt động của các công đoàn ngành Trung ương để đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới;

Chỉ đạo đánh giá về các mô hình tập hợp người lao động, triển khai thí điểm các mô hình mới để đoàn kết, tập hợp người lao động theo ngành nghề;

Chỉ đạo các cơ quan chức năng ban hành các khuôn khổ pháp lý như: Sửa Luật Công đoàn để làm rõ chức năng công đoàn theo ngành nghề, về các cơ chế đối thoại, thương lượng giữa đại diện người lao động và người sử dụng lao động, trong đó có quy định về thỏa ước lao động tập thể cấp ngành.

Đối với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cần quan tâm, chỉ đạo việc đổi mới mô hình tổ chức của công đoàn ngành từ Trung ương đến địa phương theo hướng công đoàn ngành nghề từ Trung ương đến địa phương theo chiều dọc. Trước mắt, có thể thực hiện thí điểm tại một số công đoàn ngành có điều kiện phù hợp để đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm;

Làm việc với Ban Cán sự Đảng các Bộ, ngành về việc quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện cho hoạt động của các công đoàn ngành trong tình hình mới;

Tiếp tục trao đổi với Ban Thường vụ các tỉnh, thành ủy để chỉ đạo Liên đoàn Lao động các tỉnh thành, thành phố trong việc phối hợp chuyển giao các công đoàn cơ sở, nhất là các công đoàn cơ sở tại các ngành nghề, lĩnh vực đặc thù chưa có ở địa phương về các công đoàn ngành Trung ương và tương đương, công đoàn tập đoàn, tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn trực tiếp quản lý, chỉ đạo hoạt động;

Đồng thời tăng cường củng cố các công đoàn ngành địa phương theo quan điểm, mục tiêu chung. Xem xét sửa đổi các quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam để phù hợp với các mô hình tổ chức mới của các công đoàn ngành trung ương và địa phương.

9h25: Theo ông Lê Giang Long - Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội, hệ thống Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập vào 16.5.2003 với 4 cấp ngân hàng Trung ương tại 63 tỉnh thành và 4 đơn vị trực thuộc, 67 đơn vị công đoàn cơ sở, gần 700 cấp công đoàn bộ phận.

Ông Lê Giang Long - Đại Công đoàn ngân hàng Chính sách xã hội
Ông Lê Giang Long, đại điện Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội

Hiện nay, Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội có 10.024 đoàn viên, người lao động từ Trung ương tới cơ sở. Công đoàn Trung ương đã lập cơ quan Công đoàn trực thuộc tại trụ sở chính gồm 5 ban nghiệp vụ để chỉ đạo toàn bộ hoạt động Công đoàn xuyên suốt từ Trung ương tới đơn vị cơ sở, bộ phận.

Trong suốt gần 20 năm qua, hoạt động Công đoàn đã đạt được nhiều thành tựu đáng kích lệ và được sự đồng lòng của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương.

Ngoài vấn đề hoạt động chuyên môn, Ngân hàng Chính sách xã hội còn có cánh tay nối dài của 4 tổ chức hội đoàn thể (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Thanh niên, Hội Cựu chiến binh).

Đặc biệt trong dịch COVID-19 vừa qua, Công đoàn đã quan tâm kịp thời, hỗ trợ đến các đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi dịch và tham gia hỗ trợ công tác ở tuyến đầu chống dịch.

Trong những đợt thiên tai, lũ lụt trong năm vừa qua, Công đoàn cũng đã hỗ trợ kịp thời cho những đối tượng gặp khó khăn đó.

Về hoạt động an sinh xã hội, Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội đã triển khai tới các đối tượng có liên quan và phối hợp cùng ủng hộ với Công đoàn Ngân hàng Việt Nam.

“Những thông tin trên đã minh chứng cho mô hình hoạt động xuyên suốt từ Trung ương tới cơ sở trong hệ thống Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội.

Dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng đồng cấp, cũng như ban lãnh đạo chuyên môn và ban lãnh đạo Công đoàn ngân hàng từ Trung ương tới cơ sở của Ngân hàng Chính sách xã hội đã đạt được những kết quả tích cực, tạo nên sự đoàn kết, gắn bó giữa những đoàn viên công đoàn để chung tay thực hiện nghiệm vụ chuyên môn và an sinh xã hội khác”, ông Long nói.

“Dấu ấn công đoàn trong hoạt động ngân hàng khi tham gia sinh hoạt theo công đoàn ngành nghề”

Ông Hà Văn Nam - Ủy viên Ban chấp hành Công đoàn cơ sở Ngân hàng SHB
Ông Hà Văn Nam - Ủy viên Ban chấp hành Công đoàn cơ sở Ngân hàng SHB

9h20: Tại hội thảo, ông Hà Văn Nam - Uỷ viên Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở Ngân hàng SHB cho biết, nhờ có sự quan tâm, tạo điều kiện của HĐQT, Ban lãnh đạo Ngân hàng, Công đoàn cơ sở SHB được thành lập năm 2009, ban đầu sinh hoạt tại Liên đoàn Lao động Quận Hoàn Kiếm - TP Hà Nội.

Đến năm 2011, Công đoàn cơ sở SHB chính thức chuyển sinh hoạt về Công đoàn Ngân hàng Việt Nam (Công đoàn ngành Ngân hàng - Công đoàn Ngành Trung ương) và hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích, dưới sự quản lý và chỉ đạo của Công đoàn ngành ngân hàng suốt từ đó đến nay.

Thực tế cho thấy, khi chưa trực thuộc Công đoàn Ngân hàng Việt Nam, tình hình hoạt động của Công đoàn cơ sở SHB còn nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập khi hoạt động rải rác trên nhiều địa bàn trong cả nước.

Đặc biệt chưa có sự thống nhất, tập trung trong toàn hệ thống, các hoạt động công đoàn và chuyên môn chưa thực sự gắn kết.

Nhiều nơi công đoàn chưa nhận được sự ủng hộ chuyên môn (vì các hoạt động công đoàn không được chỉ đạo từ hệ thống Hội sở chính…), đội ngũ cán bộ công đoàn hoạt động kiêm nhiệm cũng chưa được tạo điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ, về thời gian và kinh phí hoạt động…

Tuy nhiên, khi chuyển sinh hoạt theo hệ thống Công đoàn ngành Ngân hàng, nhờ sự chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt, các hoạt động giữa chuyên môn và công đoàn từ cấp Trung ương/Hội sở chính đến từng cơ sở có sự gắn kết.

Những chuyển biến tích cực, hiệu quả được thể hiện rõ nét trên các mặt sau: Thứ nhất, các hoạt động công đoàn khi tổ chức, phát động có sự gắn kết với nhiệm vụ chuyên môn và có những đóng góp to lớn cho kết quả hoạt động kinh doanh của toàn đơn vị.

Thứ hai, cán bộ công đoàn kiêm nhiệm được Công đoàn ngành Ngân hàng tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ và có sự trợ giúp tích cực, kịp thời về chuyên môn… mọi vướng mắc, phát sinh đều được Công đoàn Ngân hàng Việt Nam chỉ dẫn, giải quyết nhanh chóng.

Thứ ba, công đoàn đã phát huy tốt vai trò trong việc tham gia đề xuất lãnh đạo các cấp trong hệ thống quan tâm, tạo điều kiện trong hoạt động và đặc biệt là trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ vào các chức danh, vị trí lãnh đạo công đoàn các cấp.

Thứ tư, đời sống của đoàn viên công đoàn trong hệ thống SHB đã được công đoàn ngành quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp, kịp thời; Nhiều trường hợp cán bộ, đoàn viên công đoàn SHB có hoàn cảnh khó khăn, nhất là những trường hợp bị nhiễm Covid-19 trong đại dịch vừa qua, đã được Công đoàn ngành Ngân hàng hỗ trợ một cách khẩn trương, đầy đủ, đúng quy định…

Từ đó giúp đoàn viên, người lao động yên tâm, phấn khởi công tác, tích cực hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần vào thành công chung của cơ quan, đơn vị, tổ chức công đoàn và của ngành.

Thứ năm, theo đó hoạt động của Công đoàn cơ sở SHB cũng ngày càng đi vào nền nếp, bài bản hơn; Chế độ phúc lợi, đời sống của đoàn viên, người lao động ngày càng được cải thiện, nâng cao, uy tín của Công đoàn cơ sở dần được khẳng định, “tiếng nói của công đoàn” ngày càng được Ban lãnh đạo quan tâm, đánh giá cao...

Thứ sáu, có thể khẳng định việc Công đoàn cơ sở SHB chuyển sinh hoạt về trực thuộc Công đoàn Ngân hàng Việt Nam thực sự là kết quả đáng khích lệ và trân trọng, đã góp phần phát triển cả về chất và lượng của đội ngũ cán bộ Công đoàn SHB nói riêng và đời sống của đoàn viên, người lao động SHB nói chung.

Tính đến thời điểm hiện tại, Công đoàn cơ sở SHB đã có hơn 80 Công đoàn cơ sở thành viên, với hơn 400 Ủy viên Ban Chấp hành kiêm nhiệm, có chức năng, nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức tốt các hoạt động phong trào, chế độ phúc lợi… để chăm lo, bảo vệ, phục vụ đời sống cho hơn 5.000 cán bộ, nhân viên trong toàn hệ thống SHB.

“Nhìn lại hiệu quả mô hình hoạt động công đoàn ngành xuyên suốt trong ngành ngân hàng"

Ông Nguyễn Văn Tân - Phó Chủ tịch Thường trực Công đoàn Ngân hàng Việt Nam báo cáo “Nhìn lại hiệu quả mô hình hoạt động công đoàn ngành xuyên suốt trong ngành ngân hàng“.
Ông Nguyễn Văn Tân - Phó Chủ tịch Thường trực Công đoàn Ngân hàng Việt Nam báo cáo “Nhìn lại hiệu quả mô hình hoạt động công đoàn ngành xuyên suốt trong ngành ngân hàng“.

8h45: Theo ông Nguyễn Văn Tân - Phó Chủ tịch Thường trực Công đoàn Ngân hàng Việt Nam, cùng với sự ra đời của ngành ngân hàng (năm 1951), tổ chức công đoàn cũng được thành lập ở mỗi đơn vị và do Liên đoàn Lao động địa phương (tỉnh, thành phố hoặc quận, huyện) trực tiếp quản lý và chỉ đạo hoạt động.

Quá trình xây dựng và phát triển của ngành ngân hàng cần có một tổ chức Công đoàn thống nhất, xuyên suốt từ Trung ương đến các địa phương, đ­ưa hoạt động công đoàn tập trung một mối, phát huy tối đa sức mạnh của đoàn viên, lao động ngân hàng trong phạm vi cả nước, để cùng có chung tiếng nói và thống nhất trong hoạt động, góp phần đưa ngành ngân hàng phát triển bền vững, thật sự xứng đáng là huyết mạch của nền kinh tế đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn gắn với quá trình đổi mới hoạt động của ngành Ngân hàng, được sự đồng ý của Ban Cán sự Đảng, Ban Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và sự chấp thuận của Ban Thư ký Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (nay là Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), Công đoàn Ngân hàng Việt Nam (Công đoàn NHVN) được thành lập thống nhất từ trung ương đến địa phương theo Quyết định số 480/QĐ-TLĐ ngày 01/4/1993 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Do yêu cầu phát triển của ngành Ngân hàng, Công đoàn NHVN cũng thay đổi tổ chức cho phù hợp. Quá trình đó được thể hiện qua 2 thời kỳ khác nhau, đó là:

Thời kỳ từ ngày thành lập (tháng 4/1993) đến tháng 1/1997:

- Khi mới thành lập, Công đoàn NHVN quản lí 53 Công đoàn Ngân hàng tỉnh, thành phố và 258 CĐCS; 6 CĐCS cơ quan TW, hội sở chính; 19 CĐCS các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN).

- Từ đó đến tháng 1/1997, Công đoàn NHVN vẫn quản lý các Công đoàn cấp trên cơ sở tại ngân hàng tỉnh, thành phố và Công đoàn cơ sở (CĐCS) trực thuộc bao gồm các doanh nghiệp trực thuộc NHNN, các chi nhánh ngân hàng TMCP, ngân hàng liên doanh với nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

Từ tháng 1/1997 đến nay:

- Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TLĐ ngày 04/4/1996 về việc “thành lập các Công đoàn cấp trên cơ sở Tổng Công ty 90, 91/TTg” và được sự đồng ý của TLĐLĐVN, Công đoàn NHVN đã thành lập các công đoàn cấp trên cơ sở là các ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thông Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội,… và Công đoàn Tổng Công ty Vàng bạc Đá quý Việt Nam.

- Hiện nay, hệ thống tổ chức của Công đoàn NHVN như sau:

Dưới Công đoàn NHVN là 09 công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (dưới Công đoàn cấp trên cơ sở là các CĐCS, CĐCS thành viên, CĐBP, tổ trực thuộc là chi nhánh, phòng giao dịch tại các quận, huyện, tỉnh, thành phố); 84 CĐCS trực thuộc Công đoàn NHVN (dưới CĐCS là các CĐCS thành viên hoặc CĐBP hoặc tổ công đoàn) và Đại diện Công đoàn NHVN trên địa bàn 63 tỉnh, thành phố.

+ Các Công đoàn cấp trên cơ sở bao gồm: Công đoàn Cơ quan Ngân hàng Trung ương; Công đoàn Ngân hàng TMCP Công thương VN; Công đoàn Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN; Công đoàn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thông VN; Công đoàn Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển VN; Công đoàn Bảo hiểm Tiền gửi VN; Công đoàn Ngân hàng Chính sách Xã hội; Công đoàn Ngân hàng Hợp tác xã VN; Công đoàn Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng.

+ Các CĐCS trực thuộc Công đoàn NHVN bao gồm: Công đoàn NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố; Học viện Ngân hàng; Đại học Ngân hàng TP HCM; các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp trực thuộc NHNN; các ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần; chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, ngân hàng liên danh.

+ Và một mô hình đặc thù (được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phê duyệt) Công đoàn NHVN giao 63 CĐCS NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố là Đại diện Công đoàn NHVN trên địa bàn, có chức năng tập hợp các cấp công đoàn ngân hàng trên địa bàn để triển khai, thực hiện một số mặt công tác do cấp ủy đảng ngân hàng trên địa bàn, Công đoàn NHVN, Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố chỉ đạo trong phạm vi trách nhiệm được giao.

Sự ra đời của Công đoàn NHVN là tất yếu khách quan, phù hợp với giai đoạn phát triển của hệ thống ngân hàng.

Trong giai đoạn đổi mới và phát triển của ngành, cần có một tổ chức công đoàn của đoàn viên, lao động toàn ngành để vừa giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức đối với đoàn viên, lao động, vừa thực hiện nhiệm vụ phối hợp với chuyên môn đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho CNVCLĐ, đồng thời cũng phù hợp với tâm t­ư, nguyện vọng, tình cảm đã có từ lâu của hàng vạn lao động trong ngành ngân hàng; đánh dấu sự đổi mới về nội dung hoạt động công đoàn trong hệ thống ngân hàng, khẳng định vị trí và vai trò mới của tổ chức Công đoàn - đại diện cho người lao động trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam, kể cả các tổ chức ngân hàng thương mại nhà n­ước, ngân hàng th­ương mại cổ phần và các tổ chức tín dụng trong tất cả các thành phần kinh tế.

Từ khi thành lập đến nay, CĐNHVN luôn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn ngành nghề về Ngân hàng, triển khai các hoạt động có hiệu quả, động viên cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của ngành ngân hàng, khẳng định được vị trí, vai trò của tổ chức công đoàn, là chỗ dựa tin cậy, nơi gửi gắm niềm tin của đoàn viên, người lao động và cũng đã không ngừng lớn mạnh cả về quy mô tổ chức, chiều sâu về hoạt động công đoàn, nổi bật như:

Về quy mô, tổ chức:

Trước sự phát triển lớn mạnh của ngành Ngân hàng, yêu cầu thực tiễn trong tình hình mới của tổ chức Công đoàn, Công đoàn NHVN cũng luôn kịp thời hoàn thiện về mô hình tổ chức, đổi mới các hoạt động công đoàn để giải quyết những yêu cầu khách quan và đáp ứng nguyện vọng của đoàn viên, người lao động ngành Ngân hàng.

Mô hình tổ chức Công đoàn NHVN không ngừng lớn mạnh, có phạm vi hoạt động toàn quốc, rộng khắp 63 tỉnh, thành phố và có các công đoàn bộ phận hoặc tổ công đoàn tại hầu khắp 705 huyện, thị xã trên toàn quốc, là hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng, tổ chức tín dụng được quản lý thống nhất theo hệ thống dọc, từ cấp trung ương đến địa phương, từ cấp Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đến công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, đến công đoàn cơ sở, công đoàn thành viên, công đoàn bộ phận và các tổ công đoàn.

Công đoàn NHVN là một công đoàn ngành mang tính chất ngành nghề rất cao, rõ nét, lao động tại tất cả các đơn vị, doanh nghiệp trong Ngành đều có đặc điểm, tính chất công việc giống nhau (kiểm ngân, kho quỹ, tín dụng, giao dịch viên,…) và hoạt động của các đơn vị, doanh nghiệp đều chịu sự chỉ đạo, quản lý thống nhất của Ngân hàng Nhà nước; ngành Ngân hàng có lực lượng lao động theo ngành nghề đông trên toàn quốc, có số lượng công đoàn cơ sở lớn nhất trong các công đoàn ngành, tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.

Tính đến nay, số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành Ngân hàng trên cả nước có hơn 320.000 người. Trong đó, số đoàn viên do Công đoàn NHVN quản lý là 170.510 đoàn viên/175.011 lao động, với 1006 CĐCS trong toàn hệ thống.

Về nguồn lực tài chính:

Với quy mô số lượng đoàn viên, lao động đông, đầu mối công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, công đoàn cơ sở trực thuộc nhiều, hoạt động công đoàn đa dạng, phong phú; để đáp ứng tốt yêu cầu phục vụ các hoạt động công đoàn, tổ chức phong trào cho cán bộ, công nhân, viên chức, lao động ngành Ngân hàng, Ban Thường vụ Công đoàn NHVN luôn quan tâm chỉ đạo các cấp công đoàn trong hệ thống chấp hành tốt cơ chế, chế độ tài chính công đoàn, đảm bảo thu đúng, thu đủ, nộp cấp trên theo quy định, triển khai hiệu quả nghị quyết của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn về công tác tài chính công đoàn trong tình hình mới. Thực hiện triệt để 100% CĐCS sử dụng phần kế toán công đoàn do Tổng Liên đoàn xây dựng, triển khai.

Nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính và hiệu quả hoạt động công đoàn, tập trung nguồn tài chính công đoàn phục vụ cho nhiệm vụ trọng tâm là đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, đoàn viên công đoàn. Áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính công đoàn là ưu tiên trong công tác chỉ đạo hoạt động công đoàn các cấp.

Ngoài việc luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ lớn từ nguồn kinh phí của chuyên môn cho các hoạt động công đoàn trong hệ thống.

Tính đến 31.12.2021, tổng thu kinh phí, đoàn phí trong toàn hệ thống Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đạt hơn 808 tỉ đồng; chi hoạt phục vụ hoạt động công đoàn toàn hệ thống hơn 575 tỷ đồng và đến nay tính lũy tài chính công đoàn toàn hệ thống đạt hơn 1.405 tỉ đồng tăng nhiều so với thời gian đâu thành lập hoạt động Công đoàn Ngân hàng Việt Nam (số liệu thu, chi, tích lũy tài chính công đoàn toàn hệ thống tính đến 31/12/2013 lần lượt là: 309 tỉ đồng;  270 tỉ đồng; 547 tỉ đồng).

Sau 30 năm hoạt động, công tác thu, chi, quản lý, sử dụng tài chính công đoàn của công đoàn các cấp trong hệ thống đã đi vào nề nếp, thể hiện sự chuyên nghiệp, an toàn, hiệu quả, đáng ứng tốt cho hoạt động Công đoàn ngành Ngân hàng trước mắt và lâu dài.

Về các phong trào, công tác chăm lo cho đoàn viên, người lao động và hoạt động an sinh, xã hội:

Nhiều hoạt động phong trào mang tính ngành, nghề đặc thù, gắn với nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ ngân hàng đã được các cấp công đoàn tổ chức một cách hiệu quả, nhận được sự ủng hộ của cấp ủy đảng, chuyên môn đồng cấp, sự hưởng ứng, tham gia nhiệt tình của cán bộ, đoàn viên, người lao động trong hệ thống, mang lại hiệu quả trong hoạt động quản lý, kinh doanh của từng ngân hàng, bằng nhiều hình thức phong phú, đặc biệt là việc ứng dụng các công nghệ thông tin, truyền thông trong tổ chức hoạt động công đoàn, phù hợp với điều kiện khó khăn như giai đoạn bùng phát dịch bệnh Covid-19 và xu hướng của nền cách mạng công nghiệp 4.0, cụ thể như: Các cuộc thi tìm hiểu về nội quy, quy định về nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ kiểm ngân; thi tìm hiểu về bộ nhận diện thương hiệu của ngân hàng; thi viết về văn hóa công sở; viết, tìm hiểu lịch sử của các ngân hàng, về bộ chuẩn mực, đạo đức cán bộ ngân hàng;…

Công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho đoàn viên, người lao động cũng luôn được các cấp công đoàn trong hệ thống quan tâm thực hiện và đặt lên nhiệm vụ ưu tiên, hàng đầu.

Nhìn chung, đời sống cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành Ngân hàng luôn ổn định, mọi chế độ chính sách được các đơn vị quan tâm thực hiện theo đúng quy định, không có các trường hợp nợ đóng BHXH, BHTN,,.. nhiều chính sách, đãi ngộ dành cho người lao động hơn so với quy định của pháp luật, như: chế độ khám sức khỏe chuyên khoa dành cho lao động nữ; mua bảo hiểm sức khỏe tự nguyện cho người lao động; chi phí gửi trẻ cho lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi; bố trí cabin vắt, trữ sữa cho người nuôi con nhỏ tại cơ quan, đơn vị; chi hỗ trợ tiền trang phục, trang điểm cho giao dịch viên,…; tổ chức hoặc chi tiền nghỉ dưỡng sức, thăm quan cho cán bộ, đoàn viên, người lao động hằng năm;…

Ngoài các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động trong Ngành, Công đoàn NHVN và các cấp công đoàn trong hệ thống cũng luôn quan tâm, thực hiện tốt công tác an sinh, xã hội, dành những ngày lương, phần thu nhập của mình để ủng hộ, đóng góp chăm lo, chia sẻ cho nhưng hoàn cảnh khó khăn, nhân dân vùng thiên tai, vùng khó khăn, các đối tượng chính sách, trẻ em, người khuyết tật với số tiền hằng năm hàng 100 tỷ đồng và đã được xã hội, nhân dân ghi nhận, biểu dương đối với những đóng góp của đoàn viên, người lao động và ngành ngân hàng đối với công tác an sinh, xã hội trong thời gian qua.

Tổ chức Công đoàn Ngân hàng Việt Nam theo mô hình tập trung, xuyên suốt theo ngành nghề sau gần tròn 30 thành lập, hoạt động đã chứng minh được tính hiệu quả của mô hình tổ chức phù hợp theo yêu cầu tất yếu của phong trào công nhân, viên chức, người lao động trong ngành ngân hàng, đồng thời cũng thể hệ xu thế của công đoàn ngành nghề các nước trên thế giới.

Tuy nhiên, hiện nay, mô hình tổ chức của Công đoàn NHVN chưa thống nhất toàn bộ, do còn số lượng lớn tổ chức công đoàn, đoàn viên, người lao động (khoảng 150.000 đoàn viên, người lao động) của các ngân hàng, tổ chức tín dụng đang trực thuộc quản lý của các liên đoàn lao động địa phương, tập đoàn, tổng công ty (Sacombank, Techcombank, Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng An Bình, Ngân hàng Nam Á, Ngân hàng Sài Gòn Công thương, Ngân hàng Quốc tế,…).

"Qua nắm bắt tình hình tổ chức và hoạt động của các đơn vị này, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam thấy rằng, hoạt động của các tổ chức công đoàn Ngân hàng thương mại cổ phần nêu trên chủ yếu là tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết của Đảng, các chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, an ninh, quốc phòng của địa phương; tham gia thực hiện pháp luật Nhà nước và các quy định về chính sách kinh tế-xã hội…trên địa bàn tỉnh, thành phố và tham gia các hoạt động phong trào với các tổ chức công đoàn trong hệ thống Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn tổng công ty/tập đoàn.

Các hoạt động công đoàn liên quan đến ngành nghề như: phối hợp tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh doanh của ngành ngân hàng theo chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng, Ban Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước; thông tin, cập nhật các quy định về hoạt động tín dụng, ngân hàng, hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, các văn bản pháp luật khác liên quan đến người lao động trong ngành ngân hàng cho đoàn viên người lao động; tham gia các cuộc thi chuyên môn nghiệp vụ; tham gia các hoạt động an sinh xã hội và các hoạt động công đoàn khác của ngành thì các đoàn viên, người lao động của tổ chức công đoàn ngân hàng này hầu như không được cập nhật thông tin..., hoặc không được tham gia", ông Tân cho biết.

Theo ông Tân, về hệ thống tổ chức chuyên môn, hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần này đều có các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc hoạt động kinh doanh trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, do đó, tổ chức và hoạt động công đoàn phân tán, khó khăn trong việc tham gia các hoạt động công đoàn với các tổ chức công đoàn ngân hàng thương mại trong hệ thống Công đoàn Ngân hàng Việt Nam.

Tuy nhiên, dù chưa sinh hoạt theo hệ thống ngành nghề về Ngân hàng nhưng các tổ chức công đoàn ngân hàng thương mại cổ phần hàng năm đều được Đại diện Công đoàn Ngân hàng Việt Nam trên địa bàn tỉnh, thành phố mời tham gia các hoạt động phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao cùng với các tổ chức công đoàn ngân hàng trên địa bàn do đại diện Công đoàn Ngân hàng Việt Nam tổ chức, tạo cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, tạo sự gắn kết các tổ chức công đoàn Ngân hàng trên địa bàn tỉnh, thành phố.

Hầu hết, các tổ chức công đoàn ngân hàng thương mại cổ phần trong các buổi làm việc, tiếp xúc với Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đều có nguyện vọng được sinh hoạt theo hệ thống ngành nghề để thuận lợi trong công tác phối hợp hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh doanh ngân hàng theo các chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng, Ban Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đối với hệ thống ngân hàng trong đó có các ngân hàng thương mại và được cập nhật các thông tin, các quy định về hoạt động tín dụng, ngân hàng, hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, các văn bản pháp luật khác liên quan đến người lao động trong ngành ngân hàng cho đoàn viên người lao động; đoàn viên, người lao động của tổ chức công đoàn ngân hàng thương mại cổ phần được tham gia các cuộc thi chuyên môn nghiệp vụ; tham gia các hoạt động an sinh xã hội và các hoạt động công đoàn khác theo hệ thống Công đoàn Ngân hàng Việt Nam.

Trên cơ sở nguyện vọng và đề nghị của các tổ chức công đoàn ngân hàng thương mại cổ phần, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đã hướng dẫn các tổ chức công đoàn ngân hàng này có văn bản báo cáo, đề nghị đơn vị chủ quản - Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn tổng công ty/tập đoàn xem xét, tạo điều kiện và cho phép chuyển về sinh hoạt trực thuộc Công đoàn Ngân hàng Việt Nam.

Đồng thời, Ban Thường vụ Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đã có văn bản gửi các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn tổng công ty/tập đoàn phối hợp, tạo điều kiện để chuyển giao các tổ chức công đoàn Ngân hàng về sinh hoạt theo hệ thống ngành nghề trực thuộc Công đoàn Ngân hàng Việt Nam.

Sau một thời gian triển khai, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đã tiếp nhận Công đoàn Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long năm 2011, Công đoàn Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt năm 2012; Công đoàn Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xây dựng Việt Nam năm 2015; thành lập Công đoàn Ngân hàng thương mại cổ phần Bảo Việt Hồ Chí Minh năm 2012.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn theo nội dung Công văn số 1615/TLĐ  ngày 29/10/2014 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Ban Thường vụ CĐNHVN tiếp tục có công văn đề nghị Ban Thường vụ các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn tổng công ty/tập đoàn rà soát, chuyển giao các tổ chức công đoàn Ngân hàng về sinh hoạt theo hệ thống ngành nghề trực thuộc Công đoàn Ngân hàng Việt Nam.

Chủ trương chuyển các tổ chức công đoàn Ngân hàng trực thuộc các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn tổng công ty/tập đoàn về sinh hoạt theo hệ thống ngành nghề trực thuộc của Công đoàn Ngân hàng Việt Nam được thực hiện theo đúng quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam và định hướng chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước tại Chỉ thị số 03-CT/BCS ngày 12/12/2018 nhằm tạo điều kiện thuận tiện trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của ban lãnh đạo các tổ chức tín dụng, ngân hàng của Ban Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức công đoàn trong hệ thống Công đoàn Ngân hàng Việt Nam và phù hợp với sự phát triển của hệ thống Công đoàn Ngân hàng Việt Nam.

Hiện tại, có 19 tổ chức công đoàn Ngân hàng trực thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn tổng công ty/tập đoàn chưa sinh hoạt trực thuộc Công đoàn Ngân hàng Việt Nam chủ yếu đang hoạt động trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và TP Hà Nội.

Tuy nhiên, cho đến nay những đề nghị chuyển sinh hoạt công đoàn của các tổ chức công đoàn Ngân hàng cũng như đề nghị của Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đều không được các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn tổng công ty/tập đoàn chấp thuận.

Việc chuyển các tổ chức công đoàn Ngân hàng trực thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn tổng công ty/tập đoàn về trực thuộc Công đoàn Ngân hàng Việt Nam sẽ tập hợp được đông đảo đoàn viên và người lao động của toàn bộ các tổ chức công đoàn ngân hàng trong một khối đoàn kết thống nhất để cùng thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn của mỗi tổ chức công đoàn, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của ngành Ngân hàng Việt Nam, cũng là chủ trương, chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/6/2021 về đổi mới tổ chức và hoạt động của tổ chức Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới, trong đó có việc xây dựng công đoàn ngành tập trung, tinh gọn, hiệu quả.

Vì vậy, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam xin kiến nghị, đề xuất một số ý kiến về việc tổ chức, hoạt động công đoàn ngành theo hướng tập chung, xuyên suốt, hiệu quả như sau:

Thứ nhất, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Công đoàn các Bộ, Ngành cần quan tâm, tiếp tục kiến nghị Tổng Liên đoàn sớm hoàn thiện và triển khai Đề án thí điểm xây dựng công đoàn ngành tập trung, xuyên suốt, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị.

Thứ hai, Việc triển khai xây dựng mô hình công đoàn ngành thống nhất, tập trung, xuyên suốt là cần thiết đối với các nơi có tính chất ngành nghề rõ rệt để tập hợp đoàn viên người lao động, tạo được tiếng nói chung, đại diện cho đoàn viên, người lao động động hoạt động trong cùng ngành, lĩnh vực, giúp hoạt động công đoàn các Bộ, ngành phát huy tối đa được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình và tạo điều kiện chăm lo tốt nhất cho đoàn viên, người lao động hoạt động trong cùng lĩnh vực, ngành, nghề.

Thứ ba, Đề nghị Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, sớm chỉ đạo hướng dẫn công đoàn các Bộ, Ngành cùng Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố, đơn vị liên quan khẩn trương tiến hành công tác bàn giao các công đoàn cùng ngành, nghề về sinh hoạt theo hệ thống ngành, nghề, đáp ứng kịp thời nguyện vọng của đoàn viên, người lao động.

8h30: Ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch Công đoàn Ngân hàng Việt Nam - phát biểu khai mạc hội thảo.

Ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch Công đoàn Ngân hàng Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo.
Ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch Công đoàn Ngân hàng Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo.

Mở đầu hội thảo, ông Đào Minh Tú gửi lời cảm ơn tới các quý vị khách quý, các quý vị đại biểu đã quan tâm và đến tham dự Hội thảo "Hoàn thiện mô hình công đoàn ngành xuyên suốt" do Báo Lao Động phối hợp cùng Công đoàn Ngân hàng Việt Nam tổ chức hôm nay.

Theo ông, điểm nhấn của hội thảo hôm nay là từ “xuyên suốt”. Từ đó tập trung thảo luận về mô hình công đoàn đã ra đời hàng chục năm nay, được tổ chức triển khai thành công, đem lại nhiều lợi ích cho ngành ngân hàng.

Ông Tú cho biết: “Ngành ngân hàng đã có 30 năm thành lập mô hình công đoàn ngành. Nhìn lại chặng đường đi qua đã có nhiều thành công đạt được. Đặc biệt đã chứng minh mô hình công đoàn ngành hiệu quả, phù hợp với đặc thù, chức năng mô hình tổ chức dọc của ngành ngân hàng (từ Trung ương đến địa phương).

Việc tiếp tục hoàn thiện mô hình này cũng là vấn đề rất được quan tâm, đặc biệt sau Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị (12.6.2021) được ban hành.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng có những Nghị quyết, chỉ đạo chung để 10 công đoàn chuyên ngành tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện để mô hình này hoạt động, phát huy hiệu quả vai trò của những tổ chức công đoàn và chăm lo cho người lao động”.

Thông qua hội thảo, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước mong muốn sẽ tập hợp được sức mạnh và tạo ra diễn đàn chung theo tính chất ngành nghề.

Ông đánh giá, việc công đoàn tiếp tục hoàn thiện theo mô hình dọc là hết sức phù hợp.

Toàn cảnh hội thảo.
Toàn cảnh hội thảo.
Báo Lao Động phối hợp cùng Công đoàn Ngân hàng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Hoàn thiện mô hình công đoàn ngành xuyên suốt“.
Báo Lao Động phối hợp cùng Công đoàn Ngân hàng Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hoàn thiện mô hình công đoàn ngành xuyên suốt".

Trên cơ sở thực hiện Chương trình hành động số 02/CT-BCH ngày 20.7.2021 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam khóa XII, thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12.6.2021 của Bộ Chính trị về "Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới". Trong đó, hướng tới thí điểm đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn theo chuyên ngành, tạo sự liên kết đồng bộ của các tổ chức công đoàn, đồng thời cơ cấu lại hoạt động công đoàn ngành theo hướng tập trung, xuyên suốt, hiệu quả. Chương trình hội thảo tập trung những ý kiến đóng góp, góp phần hoàn thiện mô hình công đoàn ngành xuyên suốt.

Hội thảo là cơ hội để cùng đề xuất những giải pháp trọng tâm đưa hoạt động của tổ chức Công đoàn ngày càng hiệu quả, xứng đáng là chỗ dựa tin cậy, vững chắc của đoàn viên, người lao động trong ngành.

Hội thảo đồng thời là một trong những hoạt động nổi bật chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Công đoàn Ngân hàng Việt Nam, hướng tới Đại hội VII Công đoàn Ngân hàng Việt Nam và Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Hội thảo cũng khẳng định sau 30 năm thành lập Công đoàn Ngân hàng Việt Nam theo mô hình tập trung, xuyên suốt hoạt động đã chứng minh được tính hiệu quả của mô hình tổ chức, phù hợp theo yêu cầu tất yếu của phong trào công nhân, viên chức, người lao động trong ngành Ngân hàng. Đồng thời cũng thể hiện xu thế của công đoàn ngành nghề các nước trên thế giới.

Hội thảo có sự tham gia của:

Ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch Công đoàn Ngân hàng Việt Nam.

Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Tân - Phó Chủ tịch Thường trực Công đoàn Ngân hàng Việt Nam.

Đại diện lãnh đạo Công đoàn ngành giáo dục, Công đoàn ngành công thương và Công đoàn cơ sở.

 
Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Công đoàn phối hợp quan tâm lao động nữ

NHÃ PHƯƠNG (LĐLĐ THỪA THIÊN HUẾ) |

HUẾ - Ngày 24.3, tin từ LĐLĐ Thừa Thiên Huế, đơn vị vừa phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh ký kết phối hợp tổ chức các hoạt động trong nữ công chức, viên chức và công nhân lao động giai đoạn 2023 - 2028.

Công đoàn góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên

Hà Anh |

Công đoàn cơ sở Công ty CP Khách sạn Du lịch Công đoàn Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên) vừa tổ chức đại hội lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023-2028.

Công đoàn ngành y tế Tiền Giang trao tặng Mái ấm Công đoàn

Thành Nhân |

Ngày 24.3, Công đoàn ngành Y tế tỉnh Tiền Giang và CĐCS Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Tiền Giang tổ chức lễ trao tặng “Mái ấm Công đoàn” cho ông Lưu Văn Đáng (ngụ xã Bình Nhì, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang) là đoàn viên đang công tác tại Khoa phòng chống HIV thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang.

Chứng khoán: Cổ phiếu bất động sản sẽ tạo sóng cho thị trường

Gia Miêu |

Thị trường chứng khoán dự báo vẫn có thể tăng điểm nhờ nhóm cổ phiếu trụ có dòng tiền của các quỹ, thậm chí có cơ hội vượt qua vùng kháng cự 1.065 điểm.

Bước ngoặt mới trên chiến trường Ukraina

Ngọc Vân |

Ukraina đã nhận được xe tăng chiến đấu chủ lực đầu tiên của Anh, Đức và các nước phương Tây khác - bước ngoặt có thể thay đổi cục diện chiến trường.

Công bố hình ảnh chưa từng thấy vụ tai nạn của phi công vũ trụ Yuri Gagarin

Khánh Minh |

Nga công bố những hình ảnh chưa từng thấy về vụ tai nạn máy bay khiến nhà du hành vũ trụ Yuri Gagarin tử nạn năm 1968.

Lên chợ mạng mua đăng kiểm giả, hơn 40 trường hợp bị xử lý

Tùng Giang - Đinh Thiện |

Để không mất thời gian, công sức đi lại, nhiều người lựa chọn lên mạng tìm mua sổ, tem đăng kiểm giả để đối phó với cơ quan chức năng.

Cảnh giác những mánh lừa khi thuê trọ

Chu Trang |

Phòng trọ với mức giá rẻ là mối quan tâm của nhiều sinh viên, người lao động khi sống và học tập tại các thành phố lớn. Lợi dụng nhu cầu đó, không ít đối tượng môi giới, chủ nhà đã tung ra các chiêu bài để lừa lọc người thuê.

Công đoàn phối hợp quan tâm lao động nữ

NHÃ PHƯƠNG (LĐLĐ THỪA THIÊN HUẾ) |

HUẾ - Ngày 24.3, tin từ LĐLĐ Thừa Thiên Huế, đơn vị vừa phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh ký kết phối hợp tổ chức các hoạt động trong nữ công chức, viên chức và công nhân lao động giai đoạn 2023 - 2028.

Công đoàn góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên

Hà Anh |

Công đoàn cơ sở Công ty CP Khách sạn Du lịch Công đoàn Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên) vừa tổ chức đại hội lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023-2028.

Công đoàn ngành y tế Tiền Giang trao tặng Mái ấm Công đoàn

Thành Nhân |

Ngày 24.3, Công đoàn ngành Y tế tỉnh Tiền Giang và CĐCS Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Tiền Giang tổ chức lễ trao tặng “Mái ấm Công đoàn” cho ông Lưu Văn Đáng (ngụ xã Bình Nhì, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang) là đoàn viên đang công tác tại Khoa phòng chống HIV thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang.