Gia Lai đề xuất xây dựng chế độ chính sách cho người lao động giữ rừng

THANH TUẤN |

Gia Lai là một trong những tỉnh thành có diện tích đất rừng thuộc nhóm đầu của cả nước. Hiện các ngành chức năng của tỉnh đã kiến nghị Trung ương cần xây dựng chế độ chính sách cho lực lượng nhân viên bảo vệ rừng và nâng cao hiệu quả trồng rừng thay thế.

Nhiều người bỏ việc vì lương thấp, không có chế độ chính sách

Ngày 29.6, thông tin Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai cho biết, tính đến cuối năm 2019, tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên đất quy hoạch đất lâm nghiệp của 5 tỉnh Tây Nguyên là 338.586ha, chiếm 13,57% tổng diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp của toàn vùng. Trong đó, riêng tỉnh Gia Lai có hơn 75.000ha.

Thời gian qua, việc người dân, nhất là người dân di cư tự do xâm lấn đất quy hoạch lâm nghiệp để trồng cây nông nghiệp ngắn ngày, phá rừng làm nương rẫy... diễn ra phức tạp, khó phát hiện xử lý kịp thời.

Hiện tỉnh Gia Lai có 21 Ban Quản lý rừng phòng hộ và 1 Ban Quản lý rừng đặc dụng với gần 500 cán bộ, viên chức. Trong đó, lực lượng chuyên trách có khoảng 410 người làm công tác quản lý bảo vệ rừng. Thế nhưng, lực lượng này lại biến động liên tục. Nhiều người bỏ việc vì không có chế độ chính sách, thu nhập quá thấp...

Cán bộ kiểm lâm khi trực tiếp làm nhiệm vụ bị thương được hưởng chế độ, chính sách như thương binh. Khi hy sinh được công nhận liệt sĩ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng. Tuy nhiên, lực lượng nhân viên bảo vệ rừng chuyên trách không được hưởng chế độ này.

Hiện cũng chưa có quy định cụ thể về chế độ, chính sách đãi ngộ và chế độ phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp thâm niên nghề và các chế độ ưu đãi khác cho lực lượng bảo vệ rừng như lực lượng kiểm lâm. Do đó, chưa tạo được động lực động viên, khích lệ lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách yên tâm công tác, đấu tranh với lâm tặc...

Cần có chính sách cho người lao động tham gia giữ rừng

Các cấp Công đoàn tỉnh Gia Lai đã kiến nghị với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xem xét, kiến nghị lên Chính phủ có chính sách ưu đãi đối với người lao động làm công tác chuyên trách quản lý bảo vệ rừng trong các công ty lâm nghiệp, các ban quản lý bảo vệ rừng.

Với hàng nghìn ha đất lâm nghiệp bị xâm lấn, Gia Lai sẽ tiến hành trồng lại rừng thay thế. Ảnh: Thanh Tuấn
Với hàng nghìn ha đất lâm nghiệp bị xâm lấn, Gia Lai sẽ tiến hành trồng lại rừng thay thế. Ảnh: Thanh Tuấn

Nhân viên bảo vệ rừng là lực lượng nòng cốt trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Họ làm việc đặc thù ở địa bàn rừng núi khó khăn, phức tạp, nguy hiểm, không kể ngày đêm để bảo vệ rừng. Thế nhưng, hiện nay, chưa có chế độ chính sách đãi ngộ đối với lực lượng này.

Ngoài ra, để tăng độ che phủ và bảo vệ được màu xanh của rừng, ông Nguyễn Văn Hoan - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai chia sẻ: “Tỉnh đang phát động phong trào trồng cây gây rừng tại các khu vực đất quy hoạch lâm nghiệp. Thống kê, rà soát lại diện tích đất bị xâm chiếm để tiến hành trồng cây rừng nhằm tăng độ che phủ, phủ xanh đất trống đồi núi trọc”.

Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là kể từ năm 2021, thực hiện các dự án bảo vệ và phát triển rừng được phê duyệt thì kinh phí hỗ trợ chỉ còn 2.500.000 đồng/ha/chu kì. Mức hỗ trợ trồng rừng thấp, trong khi chu kỳ trồng rừng kinh doanh kéo dài từ 7-10 năm. Do đó, người dân không có vốn để đầu tư, họ phải lo cuộc sống hiện tại nên chủ yếu trồng cây ngắn ngày để thu hoạch.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai đề nghị Bộ ngành Trung ương, Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ phù hợp và kịp thời để tạo động lực cho người dân nhiệt tình trồng rừng, đặc biệt là các hộ dân di cư thiếu đất sản xuất.

THANH TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Những điểm nóng xâm chiếm đất rừng trái phép ở Gia Lai

THANH TUẤN |

Có hàng nghìn hécta đất rừng ở Gia Lai bị lấn chiếm trái phép, đặc biệt là tại các huyện vùng biên giới, khiến công tác quản lý, bảo vệ rừng ở tỉnh này khó khăn hơn bao giờ hết. Ngăn chặn xâm lấn đất, phá rừng, nhân viên bảo vệ rừng có khi phải đổ máu, hoặc đối diện với nguy cơ lao lý với diện tích “rừng trên giấy”.

Yêu cầu xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan vụ hủy hoại đất rừng ở Hòa Bình

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Liên quan đến vụ ngang nhiên hủy hoại đất rừng để xây dựng trái phép xảy ra tại xã Đồng Chum (huyện Đà Bắc), UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo yêu cầu xử lý nghiêm, đồng thời xem xét trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm.

Chưa tìm ra chủ nhân 359ha cao su lấn chiếm đất rừng ở Gia Lai

THANH TUẤN |

Ngày 18.6, ông Nguyễn Anh Vũ - Trưởng ban quản lý rừng phòng hộ Ia Puch (Sở NNPTNT tỉnh Gia Lai) cho biết, hiện cơ quan Cảnh sát điều tra vẫn chưa có kết luận, thông báo gì liên quan đến vụ 359ha cao su vô chủ trong lâm phần do đơn vị quản lý.

Cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT 2024 nhanh và chính xác nhất

Vân Trang |

Dưới đây là các cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 miễn phí, nhanh và chính xác nhất.

Doanh nghiệp kín đơn hàng, xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực khởi sắc

Cường Ngô |

Bức tranh sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đã có những gam màu sáng, song sự hồi phục chưa đồng đều do có nhiều ngành vẫn còn phụ thuộc lớn vào thị trường tiêu thụ toàn cầu, đặc biệt “nút thắt” Biển Đỏ đang làm cho chi phí vận chuyển tăng cao khiến lợi nhuận doanh nghiệp bị ảnh hưởng.

Ra quân vớt rác trên kênh, rạch ô nhiễm ở Cần Thơ sau phản ánh của Lao Động

VÂN HI |

Cần Thơ - Sau loạt phản ánh của Báo Lao Động về tình trạng người dân phải “đóng cửa, buông rèm” khi sống cạnh rạch ô nhiễm, mới đây, UBND phường Xuân Khánh đã ra quân dọn dẹp, vớt rác trên kênh, rạch.

Cảnh sát giao thông làm gì khi người điều khiển phương tiện chống đối?

Việt Dũng |

Với việc trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật, khi tuần tra, kiểm soát, Cảnh sát giao thông được sử dụng, ngăn chặn hành vi vi phạm, chống đối.

Xác thực bằng dữ liệu sinh trắc học: Những bước đi không thể đảo ngược

GS Phan Dương Hiệu (từ Viện Đại học Bách khoa Paris) |

Trong xác thực bằng dữ liệu sinh trắc học, phải sử dụng hình ảnh thực, tức thời để xác nhận giao dịch? Điều gì sẽ xảy ra khi những kho dữ liệu này bị tấn công, đường truyền, thiết bị đầu cuối bị truy nhập?

Những điểm nóng xâm chiếm đất rừng trái phép ở Gia Lai

THANH TUẤN |

Có hàng nghìn hécta đất rừng ở Gia Lai bị lấn chiếm trái phép, đặc biệt là tại các huyện vùng biên giới, khiến công tác quản lý, bảo vệ rừng ở tỉnh này khó khăn hơn bao giờ hết. Ngăn chặn xâm lấn đất, phá rừng, nhân viên bảo vệ rừng có khi phải đổ máu, hoặc đối diện với nguy cơ lao lý với diện tích “rừng trên giấy”.

Yêu cầu xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan vụ hủy hoại đất rừng ở Hòa Bình

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Liên quan đến vụ ngang nhiên hủy hoại đất rừng để xây dựng trái phép xảy ra tại xã Đồng Chum (huyện Đà Bắc), UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo yêu cầu xử lý nghiêm, đồng thời xem xét trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm.

Chưa tìm ra chủ nhân 359ha cao su lấn chiếm đất rừng ở Gia Lai

THANH TUẤN |

Ngày 18.6, ông Nguyễn Anh Vũ - Trưởng ban quản lý rừng phòng hộ Ia Puch (Sở NNPTNT tỉnh Gia Lai) cho biết, hiện cơ quan Cảnh sát điều tra vẫn chưa có kết luận, thông báo gì liên quan đến vụ 359ha cao su vô chủ trong lâm phần do đơn vị quản lý.