Để công nhân không còn “khát” nước sạch

Nhóm phóng viên |

Ghi nhận của phóng viên, ven các khu vực tập trung đông nhà máy, đại đa số các nhà trọ đều có nước máy để người thuê dùng. Tuy nhiên, vẫn có những khu trọ chỉ có nước giếng khoan, hoặc đưa ra sự lựa chọn để công nhân lựa chọn giữa nước giếng khoan và nước máy.

Dùng nước giếng khoan vì giá rẻ

Tại một khu trọ thuộc Bầu (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội), chủ nhà trọ cho biết, công nhân trong khu dùng nước giếng khoan. Theo lý giải của chủ trọ, trước đây, khi xây dựng, khu vực này chưa có đường ống nước sạch để kết nối. Ngoài ra, mảnh đất này nằm trong dự án, việc kinh doanh “được ngày nào hay ngày đó”, bà không muốn đầu tư thêm. Giá cho thuê phòng ở đây là 600.000 đồng/phòng/tháng.

Theo quan sát, nước giếng khoan được bơm lên bình trữ nước trên cao, sau đó được chuyển xuống khu vệ sinh, giặt giũ chung dành cho công nhân. Người thuê dùng nước giếng khoan thoải mái, đóng 50.000 đồng/tháng.

Khi được hỏi về chất lượng nước, chủ trọ khẳng định nước ở đây rất trong, đảm bảo. “Công nhân chỉ dùng nước giếng khoan để tắm giặt, vệ sinh; còn nước uống thì họ mua nước bình ở các quán” - nữ chủ trọ cho biết.

Chủ cửa hàng tạp hóa gần khu nhà trọ cho biết, lần đầu tiên mua nước, công nhân trả 60.000 đồng (trong đó 50.000 đồng để cược bình, 10.000 đồng tiền nước). Những lần sau đó, người dùng chỉ cần trả 10.000 đồng mỗi lần để đổi nước.

Tại một khu trọ khác gần đó, chủ nhà trọ thiết kế 2 họng nước: Nước máy và nước giếng khoan. Bà Lê Thị Sang (nhân vật đã đổi tên) - chủ nhà trọ - cho hay, nhiều công nhân trong khu trọ vẫn chọn dùng nước giếng khoan để tiết kiệm chi phí.

“Nếu dùng nước giếng khoan, mỗi người lớn trả 50.000 đồng/tháng, không tính trẻ con. Vợ chồng tôi trả 100.000 đồng/tháng, nếu dùng nước máy, với giá nước là 25.000 đồng/khối, gia đình dùng khoảng 15 khối thì số tiền có thể lên tới gần 400.000 đồng/tháng” - một nữ công nhân thuê trọ tại đây nói.

Tại phường Hiệp Thành, TP Thủ Dầu Một (Bình Dương), nhiều nhà trọ hoạt động trên 15 năm vẫn đang sử dụng nguồn nước từ giếng khoan. Ghi nhận ở một nhà trọ tại khu phố 7, phường Hiệp Thành, 40 phòng trọ cùng sử dụng nước giếng khoan để sinh hoạt. Chủ trọ cho biết, ưu điểm của việc sử dụng nguồn nước này chỉ phải chi tiền điện, tiền duy tu máy móc và đường ống; mỗi người ở trọ chỉ đóng khoảng 10.000 đồng/tháng.

Chị Lê Thị Thùy Vân (28 tuổi, quê Ninh Thuận, trọ tại khu phố 7 phường Hiệp Thành, TP Thủ Dầu Một), chia sẻ: “Mỗi tháng phòng tôi chi 10.000-20.000 đồng tiền nước, đây là mức chi trả rất có lợi cho người lao động. Tuy nhiên, nước bơm trực tiếp từ lòng đất lên bồn chứa, có hôm nước có cặn cát, có hôm có váng màu vàng như nhiễm phèn”.

Ghi nhận ở TP Bến Cát (Bình Dương), nhiều dãy trọ cho công nhân lao động bên cạnh các Khu công nghiệp Mỹ Phước 1, 2, 3 còn sử dụng giếng khoan. Chủ trọ bơm nước lên bồn từ 2-4m3 đặt trên cao để tạo áp lực phân phối về các phòng trọ. Anh Nguyễn Văn Hùng (34 tuổi, quê Thanh Hóa, ở nhà trọ bên cạnh KCN Mỹ Phước 3, thuộc phường Thới Hòa) cho biết, nước giếng khoan bơm lên thường bị nhiễm phèn.

Tại tỉnh Đồng Nai có khoảng 700.000 công nhân lao động làm việc trong các khu công nghiệp, nhưng đa phần sinh sống trong các khu nhà trọ.

Theo thống kê hiện nay toàn tỉnh Đồng Nai có hơn 20.000 khu nhà trọ với khoảng hơn 150.000 phòng trọ, đáp ứng trên 450.000 chỗ ở. Tại các khu nhà trọ, một số nơi chưa đảm bảo vệ sinh, an toàn phòng chống cháy nổ, công nhân lao động cũng chưa tiếp cận với nguồn nước sạch hoặc dùng nước giếng khoan để tiết kiệm chi phí.

Ông L.N.N là chủ trọ của khoảng 200 phòng trọ tại xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu. Tại khu trọ của ông, mặc dù công nhân ở đông nhưng vẫn đang dùng nước giếng khoan.

Bà Nguyễn Thị Kim Vân, chủ khu trọ tại ấp 1, xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu cũng cho biết, tại khu trọ của bà đa phần công nhân sử dụng nguồn nước giếng khoan để tắm rửa giặt giũ; công nhân mua nước bên ngoài để nấu ăn. Bà Vân cho biết, giá dùng nước giếng khoan là 6.000 đồng/khối.

Nguồn nước không đảm bảo an toàn

Theo nghiên cứu: “Vấn đề nhà ở cho công nhân lao động di cư - Thực trạng và giải pháp” do Viện Công nhân và Công đoàn, Ban Quản lý dự án thiết chế công đoàn (Tổng LĐLĐVN) phối hợp với Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng thực hiện mới đây cho thấy, về nguồn nước, phần lớn các hộ gia đình gần các khu công nghiệp đều có nước máy để sử dụng, tuy nhiên vẫn có 20,1% người lao động cho biết, hiện nhà trọ để tiết kiệm chi phí đã sử dụng nguồn nước giếng khoan, giếng khơi, giếng đất, nước mưa hoặc thậm chí là nước tại sông suối (có hệ thống lọc) để sinh hoạt. Khi được hỏi có tới 9,7% người lao động cho rằng nguồn nước này không đảm bảo an toàn, vệ sinh nếu sử dụng lâu dài.

Nghiên cứu này được thực hiện tại địa bàn các tỉnh, thành phố tập trung nhiều khu công nghiệp, có đông lao động, đặc biệt là lao động di cư; và các địa bàn đang có chủ trương đầu tư phát triển các dự án thiết chế công đoàn. Trong đó miền Bắc bao gồm: Bắc Giang, Hà Nam; miền Trung: Đà Nẵng, Quảng Trị; miền Nam: Tiền Giang, Bình Dương, với cơ cấu mẫu 1.184 người.

Sở TNMT tỉnh Bình Dương cho biết, để bảo vệ nguồn nước ngầm, ngành đã điều tra rà soát thống kê, trám lấp giếng hư hỏng, không sử dụng để bảo vệ nguồn nước dưới đất. Toàn tỉnh đã trám lấp được hơn 4.500 giếng hư hỏng không sử dụng. Yêu cầu 203 tổ chức trám lấp 258 giếng khoan, chuyển sang sử dụng nước cấp tập trung tại các khu vực cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất...

UBND tỉnh Bình Dương cũng cho biết, tỉnh đã ban hành quy định vùng cấm, vùng hạn chế, vùng đăng ký khai thác nước dưới đất. Đồng thời, giao Công ty Cổ phần nước - Môi trường Bình Dương đẩy nhanh tiến độ phủ kín mạng lưới cấp nước tập trung tại các vùng hạn chế khai thác nước dưới đất. Đặc biệt phải phủ kín mạng lưới cấp nước tại các thành phố đông cư dân và người lao động nhập cư ở trọ như Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên, Bến Cát.

Theo kế hoạch, dự kiến chậm nhất cuối năm 2025 tỉnh Đồng Nai sẽ ngưng khai thác nước ngầm phục vụ cấp nước sạch cho người dân nhằm hai mục đích là bảo vệ nguồn nước ngầm và nâng cao tỉ lệ hộ dân sử dụng nước máy.

Ông Nhạc Phan Linh - Phó viện trưởng phụ trách Viện Công nhân Công đoàn:

Theo khảo sát của Viện Công nhân Công đoàn thực hiện vào tháng 10.2023 cho thấy, tỉ lệ CNLĐ ở các địa phương đông công nhân sở hữu nhà ở là rất thấp. Họ phải đi thuê nhà với mức tiền thuê nhà trung bình là 1,808 triệu đồng/tháng (bao gồm cả điện, nước), tại một số thành phố trực thuộc Trung ương như Hà Nội, Đà Nẵng, con số này từ 1,5 - 2 triệu đồng/ tháng (chưa bao gồm điện, nước). Số tiền này chiếm 23,6% tiền lương và 17,9% thu nhập hàng tháng. Diện tích phòng trọ trung bình tính trên đầu lao động là 10,66m2/người.

Ngoài ra, chi phí sử dụng điện, nước cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Hiện điều kiện sống tại nhiều khu nhà trọ vẫn còn chật chội, thiếu tiện nghi và không đảm bảo an toàn vệ sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của NLĐ. Để khắc phục những vấn đề này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, Công đoàn và các doanh nghiệp để thực hiện các chính sách phát triển nhà ở công nhân một cách hiệu quả hơn.
Kiều Vũ ghi

Công đoàn hỗ trợ nước sạch miễn phí cho công nhân

Tại xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai), công nhân Công ty TNHH Changshin Việt Nam sinh sống rất nhiều trong các khu nhà trọ.

Ông Đặng Tuấn Tú - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Changshin Việt Nam, Khu công nghiệp Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu cũng - chia sẻ: Từ nhiều năm nay, do công ty có nguồn nước sạch, đạt tiêu chuẩn nên cho công nhân lao động công ty và người dân tại xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu và vùng lân cận sử dụng miễn phí.

Sau giờ làm nhiều công nhân cũng mang nước về phòng trọ để phục vụ việc sinh hoạt được đảm bảo. Cũng theo ông Tú, Công ty TNHH Chang Shin Việt Nam có tổng số lao động hơn 42.000 người. Hàng năm công đoàn cùng với ban giám đốc công ty có nhiều hoạt động về thăm khu nhà trọ công nhân để nắm bắt cuộc sống cũng như chia sẻ khó khăn với người lao động.

Để nâng cao tỉ lệ người dân sử dụng nước máy, những năm qua, UBND huyện Vĩnh Cửu đã phối hợp cùng Công ty Cổ phần Cấp nước Đồng Nai thực hiện lắp đặt, mở rộng tuyến ống cấp nước trên địa bàn 8 xã, thị trấn, bao gồm thị trấn Vĩnh An và các xã: Bình Hòa, Tân Bình, Bình Lợi, Thạnh Phú, Thiện Tân...

Theo kế hoạch của UBND huyện Vĩnh Cửu, đến cuối năm 2024, Vĩnh Cửu sẽ đạt tỉ lệ khoảng 77% người dân trên địa bàn huyện sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày. Để hoàn thành mục tiêu này, huyện đang tập trung triển khai các công trình cấp nước theo kế hoạch; đồng thời, tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày để bảo vệ sức khỏe toàn dân.

Nhóm phóng viên
TIN LIÊN QUAN

Nước lũ tràn về, Lào Cai dừng cấp nước sạch ở nhiều nơi

Đinh Đại |

Do mưa lũ làm hư hỏng một số nhà máy nên từ sáng 9.9, Lào Cai sẽ tạm dừng cấp nước tại một số địa phương.

10.000 tỉ đồng phát triển nguồn nước sạch tại Bình Dương

ĐÌNH TRỌNG |

BIWASE và VDB đã ký kết hợp đồng tài trợ vốn dài hạn lên đến hơn 10.000 tỉ đồng nhằm phát triển các dự án bảo vệ môi trường và nguồn nước sạch tại Bình Dương.

Người dân bức xúc vì giá nước sạch cao bất thường

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Hơn 1.600 hộ dân ở 5 thôn của xã Thanh Bình Thịnh phải chi trả nước sạch với giá 22.000 đồng/m3, trong khi 9 thôn còn lại giá chưa đến 8.000/m3.

Trạm thực nghiệm nước sạch bán chui nước sạch cho người dân

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Mặc dù không được cấp phép hoạt động, nhưng một đơn vị đã "bán chui" nước sạch cho hàng trăm hộ dân trong một thời gian dài.

Sống trong nhà tiền tỉ ở Hà Nội nhưng không có nước sạch

KHÁNH AN |

Bỏ tiền tỉ mua nhà ở Khu đất 6,9ha (Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội), thế nhưng 6 năm qua, hơn 100 hộ dân ở đây vẫn không có nước sạch để sử dụng.

Tin sáng: Có ''nước sạch'' nhưng không dám dùng ở Thái Bình

NHÓM PV |

Tin sáng ngày 27.8: Có ''nước sạch'' nhưng không dám dùng ở Thái Bình; Xử phạt chiếm dụng vỉa hè tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội;...

Cần sớm khắc phục việc thiếu nước sạch tại xã Thanh Tân

TRUNG DU |

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Bình đã tiến hành kiểm tra, chỉ đạo giải pháp khắc phục tình trạng thiếu nước sạch ở xã Thanh Tân.

Lật xe ôtô khách khiến 4 người chết, nhiều người bị thương

BẢO TRUNG |

Xe ôtô khách đang lưu thông hướng Đắk Lắk - Gia Lai thì bất ngờ mất lái, lật nghiêng vào lề đường khiến 4 người tử vong và nhiều người khác bị thương.

Nước lũ tràn về, Lào Cai dừng cấp nước sạch ở nhiều nơi

Đinh Đại |

Do mưa lũ làm hư hỏng một số nhà máy nên từ sáng 9.9, Lào Cai sẽ tạm dừng cấp nước tại một số địa phương.

10.000 tỉ đồng phát triển nguồn nước sạch tại Bình Dương

ĐÌNH TRỌNG |

BIWASE và VDB đã ký kết hợp đồng tài trợ vốn dài hạn lên đến hơn 10.000 tỉ đồng nhằm phát triển các dự án bảo vệ môi trường và nguồn nước sạch tại Bình Dương.

Người dân bức xúc vì giá nước sạch cao bất thường

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Hơn 1.600 hộ dân ở 5 thôn của xã Thanh Bình Thịnh phải chi trả nước sạch với giá 22.000 đồng/m3, trong khi 9 thôn còn lại giá chưa đến 8.000/m3.

Trạm thực nghiệm nước sạch bán chui nước sạch cho người dân

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Mặc dù không được cấp phép hoạt động, nhưng một đơn vị đã "bán chui" nước sạch cho hàng trăm hộ dân trong một thời gian dài.

Sống trong nhà tiền tỉ ở Hà Nội nhưng không có nước sạch

KHÁNH AN |

Bỏ tiền tỉ mua nhà ở Khu đất 6,9ha (Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội), thế nhưng 6 năm qua, hơn 100 hộ dân ở đây vẫn không có nước sạch để sử dụng.

Tin sáng: Có ''nước sạch'' nhưng không dám dùng ở Thái Bình

NHÓM PV |

Tin sáng ngày 27.8: Có ''nước sạch'' nhưng không dám dùng ở Thái Bình; Xử phạt chiếm dụng vỉa hè tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội;...

Cần sớm khắc phục việc thiếu nước sạch tại xã Thanh Tân

TRUNG DU |

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Bình đã tiến hành kiểm tra, chỉ đạo giải pháp khắc phục tình trạng thiếu nước sạch ở xã Thanh Tân.