"Đau đầu" chuyện lao động bỏ trốn khi đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc

LÊ PHI LONG |

QUẢNG BÌNH - 55 lao động mới tuyển dụng tại Quảng Bình rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan khi vừa được tuyển dụng, đào tạo để đi làm việc thời vụ nông nghiệp tại Hàn Quốc đợt 2 nhưng sát ngày nhập cảnh thì phía Hàn Quốc không đồng ý.

Lao động bỏ trốn chiếm 83%

Ngày 15.9, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tỉnh Quảng Bình cho biết, trước đó đã có báo cáo UBND tỉnh về tình hình sự việc.

Theo đó, trong đợt 1 năm 2022, tỉnh Quảng Bình đã đưa được 41 người lao động sang làm việc tại thành phố Yeongju (tỉnh Gyeongsangbuk, Hàn Quốc) theo đúng thỏa thuận đã ký kết, dự kiến thời gian về nước của người lao động là ngày 15.9.2022.

Theo thống kê, đến ngày 12.7.2022, đã có 10 người lao động vi phạm hợp đồng, bỏ trốn khỏi nơi làm việc. Tuy vậy, chính quyền thành phố Yeongju vẫn tiếp tục gửi văn bản đề nghị tỉnh Quảng Bình hỗ trợ tuyển dụng đợt 2 năm 2022 với số lượng 60 lao động.

Sau đó, Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Bình đã phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và người đại diện của phía Hàn Quốc tổ chức phỏng vấn, tuyển chọn được 55 lao động đủ điều kiện tiêu chuẩn để đi làm việc thời vụ nông nghiệp tại Hàn Quốc đợt 2, dự kiến nhập cảnh vào Hàn Quốc ngày 6.9.2022.

Tuy nhiên, trong thời gian từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 8.2022, chính quyền thành phố Yeongju phát hiện số lao động đợt 1 năm 2022 của tỉnh Quảng Bình tiếp tục bỏ trốn với số lượng lên đến 24 người nên Văn phòng xuất nhập cảnh Daegu đã từ chối không cấp giấy chứng nhận cấp thị thực cho lao động thời vụ của tỉnh Quảng Bình. Và chính quyền thành phố Yeongju đã chính thức gửi thông báo cho Sở LĐTBXH không thể làm các thủ tục nhập cảnh cho người lao động đợt 2 năm 2022 và dự báo sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong việc tiếp nhận người lao động trong năm 2023.

Thống kê mới nhất cho thấy, số người lao động đợt 1 năm 2022 bỏ trốn với tỉ lệ cao với 34/41 khi đi lao động tại Hàn Quốc, chiếm tỉ lệ 83%.

Theo Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Bình, sau khi một số lao động vi phạm hợp đồng, bỏ trốn khỏi nơi làm việc tại Hàn Quốc, sở đã chủ động tổ chức nhiều buổi làm việc với các địa phương, gia đình có người vi phạm để vận động người lao động về nước, đồng thời tham mưu UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo UBND cấp huyện, xã, các sở, ngành phối hợp xử lý lao động vi phạm và vận động người lao động chấp hành hợp đồng theo đúng cam kết. Nhưng các địa phương chưa có biện pháp xử lý triệt để, thân nhân người lao động không hợp tác trong việc vận động con em chấp hành quy định của hợp đồng và thực hiện cam kết bảo lãnh.

Thiệt hại về kinh phí và tâm lý

Theo tìm hiểu của Báo Lao Động, trong quá trình tuyển chọn, Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Bình đã tổ chức cho lao động học ngoại ngữ, giáo dục định hướng, kỹ năng nghề nông nghiệp, chuẩn bị hồ sơ cho người lao động. Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Bình đã chi trả khoảng 100 triệu đồng để phục vụ tiếp đón người đại diện của Hàn Quốc, phỏng vấn, tuyển chọn, giáo viên giảng dạy, phiên dịch và các chi phí có liên quan; phía người lao động cũng đã chi trả khoảng 12,2 triệu đồng/người.

Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Bình cho hay, việc dừng xuất cảnh của lao động đợt 2 năm 2022 là vì lý do khách quan, nhưng đã ảnh hưởng và thiệt hại về kinh phí, tâm lý của không chỉ người lao động mà cả Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Bình.

Để khắc phục sự cố nêu trên và xử lý những vấn đề phát sinh ngoài mong muốn, Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Bình đã có văn bản gửi UBND tỉnh đề xuất một số giải pháp, như giao Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Bình phối hợp với cơ sở đào tạo và các đơn vị có liên quan hỗ trợ lại một số khoản kinh phí cho người lao động, dự kiến khoảng 9 triệu đồng/người gồm những khoản học ngoại ngữ, nghề, giáo dục định hướng và một số khoản kính phí khác; ưu tiên giới thiệu việc làm trong nước và đi làm việc ở nước ngoài theo các chương trình khác, phù hợp nếu người lao động có nhu cầu. Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh quan tâm hỗ trợ thêm một phần kinh phí cho người lao động đợt 2 năm 2022 không thể xuất cảnh được từ nguồn ký quỹ của những người lao động đợt 1 năm 2022 đã vi phạm hợp đồng, bỏ trốn khỏi nơi làm việc.

LÊ PHI LONG
TIN LIÊN QUAN

Lao động Việt Nam bỏ trốn ở nước ngoài đối mặt với nhiều rủi ro

ANH THƯ |

Lao động bỏ trốn khỏi nơi làm việc ở nước ngoài đối mặt với nhiều rủi ro. Nếu họ bị phát hiện sẽ mất cơ hội nhập cảnh trở lại.

Vụ 40 người bỏ trốn khỏi Casino: Có dấu hiệu của tội phạm mua bán người

Vũ Tiến |

An Giang - Tỉnh An Giang khẳng định sẽ dồn sức, khẩn trương đấu tranh làm rõ vụ 40 người bỏ trốn khỏi casino bên Campuchia lội sông nhập cảnh trái phép về Việt Nam trong thời gian sớm nhất.

Bộ Ngoại giao thông tin vụ 42 người Việt bỏ trốn khỏi sòng bài Campuchia

Ngọc Vân |

42 công dân Việt Nam bỏ trốn khỏi sòng bài thuộc ấp Chrey Thum, xã Sampeou Poun, huyện Kaoh Thom, tỉnh Kandal, Campuchia, bơi qua sông Bình Di, An Giang để về nước.

Hình hài tuyển Việt Nam dưới thời ông Philippe Troussier

PHẠM ĐÌNH |

Huấn luyện viên Philippe Troussier đã triệu tập 22 cầu thủ tuyển Việt Nam tập trung vào ngày 8.3 tới.

Doanh nghiệp chịu trách nhiệm toàn diện nếu không đủ than cho sản xuất điện

Cường Ngô |

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp than chịu trách nhiệm toàn diện nếu không cung cấp đủ than theo cam kết dẫn tới thiếu than cho sản xuất điện và đạm trong nước.

Phong toả hiện trường, điều tra nghi án cướp tại phòng giao dịch ngân hàng ở TPHCM

ANH TÚ |

TPHCM - Nghi cướp tại phòng giao dịch của một ngân hàng trên đường Phạm Thế Hiển, phường 7, quận 8, cảnh sát phong tỏa hiện trường để điều tra, làm rõ.

Gói tín dụng nhà ở 120.000 tỉ: Ai được hỗ trợ, lãi suất bao nhiêu?

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Mức lãi suất thấp theo gói tín dụng 120.000 tỉ đồng, dự kiến thấp hơn 1,5-2% so với mức vay thông thường của ngân hàng. Trong đó, gói tín dụng 120.000 tỉ đồng chủ yếu tập trung nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trong các khu công nghiệp, tổ chức kinh tế.

3 yêu cầu để thoả thuận mua điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp

Cường Ngô |

Để đi đến thoả thuận giá mua điện từ các nhà máy năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) chuyển tiếp, vận hành thương mại sau hơn 2 năm chờ đợi, Bộ Công Thương đưa ra 3 yêu cầu trong nguyên tắc xác định giá phát điện.

Lao động Việt Nam bỏ trốn ở nước ngoài đối mặt với nhiều rủi ro

ANH THƯ |

Lao động bỏ trốn khỏi nơi làm việc ở nước ngoài đối mặt với nhiều rủi ro. Nếu họ bị phát hiện sẽ mất cơ hội nhập cảnh trở lại.

Vụ 40 người bỏ trốn khỏi Casino: Có dấu hiệu của tội phạm mua bán người

Vũ Tiến |

An Giang - Tỉnh An Giang khẳng định sẽ dồn sức, khẩn trương đấu tranh làm rõ vụ 40 người bỏ trốn khỏi casino bên Campuchia lội sông nhập cảnh trái phép về Việt Nam trong thời gian sớm nhất.

Bộ Ngoại giao thông tin vụ 42 người Việt bỏ trốn khỏi sòng bài Campuchia

Ngọc Vân |

42 công dân Việt Nam bỏ trốn khỏi sòng bài thuộc ấp Chrey Thum, xã Sampeou Poun, huyện Kaoh Thom, tỉnh Kandal, Campuchia, bơi qua sông Bình Di, An Giang để về nước.