Đắk Lắk chú trọng dạy nghề cho người lao động vùng sâu

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Nhiều lao động ở huyện M'Đrắk đã được đào tạo nghề một cách bài bản để tìm tự tạo việc làm hoặc tìm kiếm công việc phù hợp, nâng cao thu nhập.

Học viên trong một buổi đào tạo nghề xây dựng. Ảnh: Bảo Trung
Học viên trong một buổi đào tạo nghề xây dựng. Ảnh: Bảo Trung

Nhiều lớp học nghề bổ ích

Theo Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện M’Đrắk, đơn vị vừa tổ chức lễ bế giảng lớp đào tạo nghề xây dựng dân dụng ở xã Ea Trang và lớp nghề sửa chữa máy nông nghiệp mở tại xã Krông Jing.

Đây đều là những địa phương thuộc diện vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Theo đó, lớp nghề xây dựng dân dụng ở xã Ea Trang và lớp nghề sửa chữa máy nông nghiệp xã Krông Jing đều có 33 học viên.

Sau 4 tháng đào tạo, đến nay, có 66/66 học viên lớp nghề xây dựng và lớp nghề sửa chữa máy nông nghiệp được công nhận tốt nghiệp và cấp chứng chỉ đào tạo.

Kết thúc khóa học, các học viên rất phấn khởi vì đã được bổ sung những kiến thức cơ bản để có thể xây dựng dân dụng, sửa chữa máy nông nghiệp phục vụ nhu cầu công việc, cuộc sống hàng ngày.

"Sau 4 tháng học tập và thực hành, đến nay tôi có thể sửa chữa được máy móc hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Dự tính của tôi là sẽ vào làm cho một doanh nghiệp trên địa bàn hoặc lên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột tìm cơ hội, với mức lương ổn định. Giáo trình đào tạo lẫn phương pháp thực hành tại trung tâm là sát thực tiễn, bổ ích" - anh Cháu A Long - chia sẻ.

Không riêng gì các lớp học trên, từ đầu năm đến nay, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện M'Drắk đã phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động và tuyển sinh mở được 6 lớp nghề cho lao động nông thôn.

Các học viên tốt nghiệp đa phần đều có tay nghề tốt, có thể tìm kiếm việc làm sau này. Ảnh: Bảo Trung
Các học viên tốt nghiệp đa phần đều có tay nghề tốt, có thể tìm kiếm việc làm sau này. Ảnh: Bảo Trung

Học đi đôi với hành

Trong 6 tháng đầu năm 2024, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện M’Đrắk đã tập trung thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững và chương trình phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số gắn với kế hoạch đào tạo nghề của UBND huyện.

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện M’Đrắk hiện đã xây dựng được bộ chương trình khung cho 11 nghề và được Sở Lao động thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk cấp giấy phép hoạt động.

Trong đó, có các nghề phi nông nghiệp gồm nghề xây dựng dân dụng, nghề may dân dụng, sửa chữa máy nông nghiệp… Để hoàn thành khóa học, đơn vị đã ký kết hợp đồng thỉnh giảng nhiều giáo viên, bố trí thời gian học tập linh hoạt để các học viên tham gia được đầy đủ và tiếp cận được các kỹ năng thực hành nghề nhiều nhất. Bởi, đa số người học là lao động chính trong gia đình nên còn phải lao động sản xuất và làm kinh tế.

Đại diện Trung tâm tin tưởng những lớp đào tạo nghề sẽ giúp lao động trên địa bàn có công ăn việc làm phù hợp với bản thân, ổn định cuộc sống. Ảnh: Bảo Trung
Đại diện Trung tâm tin tưởng những lớp đào tạo nghề sẽ giúp lao động trên địa bàn có công ăn việc làm phù hợp với bản thân, ổn định cuộc sống. Ảnh: Bảo Trung

Ông Trịnh Công Tiến - Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện M’Đrắk - cho hay, trong thời gian học lý thuyết, đơn vị đã lồng ghép chương trình bổ trợ về định hướng nghề nghiệp, khởi sự kinh doanh vào chương trình học để người học có định hướng rõ ràng hơn sau khi tốt nghiệp.

Trong quá trình mở lớp, đơn vị đã liên hệ các doanh nghiệp để học viên được học tập kinh nghiệm thực tế để tăng kỹ năng nghề. Sau khóa học cũng đã phối hợp với Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Lắk cung cấp thông tin thị trường việc làm để người học có những lựa chọn vị trí làm việc phù hợp với bản thân.

"Qua các kết quả kiểm tra đánh giá cuối khóa cho thấy, các học viên đã nắm chắc kiến thức và thực hành kỹ năng nghề thành thạo đã tạo ra được những kết quả khả quan cho bản thân" - ông Tiến nói thêm.

BẢO TRUNG
TIN LIÊN QUAN

Thêm hơn 200 đoàn viên tham gia nghiệp đoàn nghề cá ở Quảng Bình

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Nghiệp đoàn nghề cá xã Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch) vừa thành lập với hơn 200 đoàn viên.

Lao động biển ở Đà Nẵng khan hiếm, người trẻ tìm nghề trên bờ

Nguyễn Linh |

Theo Ban quản lý Âu thuyền và cảng cá Thọ Quang (TP Đà Nẵng), những năm gần đây, nghề đi biển của ngư dân Đà Nẵng trở nên khan hiếm lao động. Hầu hết các ngư dân đều đã ở độ tuổi trung niên, còn người trẻ thì tìm việc ở các nhà máy, xí nghiệp để mưu sinh.

Công bố quyết định thành lập Nghiệp đoàn Nghề cá đầu tiên tại tỉnh Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nghiệp đoàn nghề cá phường Quảng Tiến (TP. Sầm Sơn) là nghiệp đoàn cơ sở có đoàn viên khu vực phi chính thức đầu tiên được thành lập trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề ngành y khi lương cơ sở tăng lên mức 2,34 triệu đồng

Thục Quyên (T/H) |

Từ 1.7.2024, lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng/tháng lên mức 2,34 triệu đồng/tháng. Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề ngành y tế cũng tăng lên tương ứng.

Hơn 1.800 người lao động tại Quảng Nam được khám bệnh nghề nghiệp

Sông Hàn |

Hơn 1.800 cán bộ, người lao động của Công ty Hi-Tech Việt Nam Apparel được các y bác sĩ Bệnh viện 199 Bộ Công an (đóng chân tại Đà Nẵng) khám bệnh nghề nghiệp, kết hợp khám sức khỏe định kỳ.

Gần 4.000 du khách mắc kẹt ở Cát Bà, Hải Phòng do bão số 2

Mai Dung |

Chiều 22.7, thông tin từ UBND huyện Cát Hải (Hải Phòng), trên đảo Cát Bà còn 3.885 khách chưa thể về đất liền do ảnh hưởng bão số 2.

Dự báo thời gian bão số 2 đi vào đất liền gây mưa rất to

AN AN |

Đại diện cơ quan khí tượng cảnh báo, thời điểm cần lưu ý tác động mưa dông gió mạnh do bão số 2 là từ đêm nay đến ngày mai 23.7.

U19 Việt Nam dừng bước tại vòng bảng giải U19 Đông Nam Á 2024

MINH PHONG |

Đội tuyển U19 Việt Nam chính thức dừng bước tại giải vô địch U19 Đông Nam Á 2024 trước 1 vòng đấu.