Cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia - người lao động thêm cơ hội việc làm

LƯƠNG HẠNH |

Hội thảo “Tham vấn sửa đổi, bổ sung Chương IV Luật Việc làm năm 2013 về đánh giá cấp chứng chỉ Kỹ năng nghề quốc gia” được Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) phối hợp với Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (Bộ LĐTBXH) và Trường Cao đẳng du lịch Hải Phòng tổ chức ngày 24.11 tại Hải Phòng.

Theo Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp, hiện nay khung pháp lý về đánh giá, cấp Chứng chỉ Kỹ năng nghề quốc gia (CCKNNQG) đã được hình thành, trên cơ sở đó đã xây dựng hệ thống đánh giá CCCKNNQG và ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho 199 nghề. Xây dựng công cụ đánh giá KNNQG cho 96 nghề. Cấp giấy chứng nhận hoạt động cho 52 tổ chức đánh giá KNNQG trên cả nước. Đã đánh giá, công nhận và cấp CCKNNQG cho khoảng 70.000 người lao động.

Đã quy định cho 8 công việc yêu cầu phải có CCKNNQG và tới đây sẽ cập nhật bổ sung cho khoảng trên 20 công việc tiếp theo. Làm cơ sở pháp luật để giảm thiểu tai nạn lao động và thực hiện “sản xuất phải an toàn và an toàn để sản xuất”.

Bổ sung công cụ pháp lý quan trọng vào hệ sinh thái kỹ năng nghề, góp phần làm thay đổi tư duy, nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động, người dân, xã hội về đánh giá và chuẩn hóa chất lượng lao động dựa vào kỹ năng và năng lực hành nghề.

Ông Nguyễn Chí Trường – Vụ trưởng vụ Kỹ năng nghề, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết: Bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, việc tổ chức đánh giá cấp CCKNNQG trong thời gian qua còn một số bất cập cần được tháo gỡ.

Việc xác định các kỹ năng thiếu hụt để có kế hoạch học tập, bồi dưỡng bù đắp, hoàn thiện năng lực nghề nghiệp cho người lao động thông qua đánh giá, cấp CCKNNQG vẫn chưa thực hiện được do chưa đủ cơ sở quy định, hướng dẫn.

Quy định về khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia tại Khoản 1 Điều 32 Luật Việc làm chưa cụ thể ảnh hưởng tính hiệu quả, khả thi trong thực hiện chính sách. Quy định tại Khoản 2 Điều 32 Luật Việc làm chưa tạo sự chủ động cho các Bộ, ngành, chưa huy động được sự tham gia của các bên liên quan trong xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia do chưa có quy định về nhân lực, nguồn lực, các bên liên quan một cách đầy đủ làm cơ sở thực hiện...

Theo đại diện Trường Cao đẳng Than Khoáng sản Việt Nam, việc bổ sung chế tài trong việc chấp hành quy định của pháp luật về công tác đánh giá kỹ năng nghề quốc gia trong các doanh nghiệp và người lao động hiện nay là rất cần thiết. Cùng với đó, khẩn trương xây dựng cơ chế chính sách, đồng bộ hóa các quy định giữa bậc thợ để trả lương hiện nay các doanh nghiệp đang áp dụng với bậc kỹ năng nghề, tiến tới sử dụng 5 bậc kỹ năng nghề quốc gia nhằm khuyến khích người lao động tham gia đánh giá kỹ năng nghề, có quy định việc ưu tiên sử dụng, trả lương cho người lao động đã có CCKNNQG.

Trong góc độ pháp lý ông Cao Đăng Vinh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp cho rằng, Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo khung pháp lý toàn diện, đầy đủ cho việc đánh giá, cấp CCKNNQG hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển kỹ năng nghề.

Các quy định về nguyên tắc, nội dung đánh giá KNNQG về cơ bản phù hợp, bám sát mục đích bảo đảm tính công khai, dân chủ, minh bạch, hiệu quả, dễ tiếp cận, tương thích và phù hợp với việc thực hiện các điều ước, công ước quốc tế, phù hợp xu thế hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4...

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Chuẩn hóa trình độ kỹ năng nghề quốc gia cho khoảng 50% lực lượng lao động

LƯƠNG HẠNH |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang lấy ý kiến về Đề án “Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Triển khai lớp nâng cao kỹ năng nghề cho đoàn viên, người lao động

Hải Anh |

Các lớp trong Chương trình "Đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên và người lao động” năm 2022 đã được Công đoàn Dệt may Việt Nam khai giảng tại các cơ sở.

Công đoàn hỗ trợ chi phí nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động

Hải Anh |

Sau 2 năm gián đoạn do dịch bệnh, Chương trình đào tạo "Nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên và người lao động" đã được Công đoàn Dệt may Việt Nam tái khởi động trong nửa cuối năm 2022.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Chuẩn hóa trình độ kỹ năng nghề quốc gia cho khoảng 50% lực lượng lao động

LƯƠNG HẠNH |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang lấy ý kiến về Đề án “Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Triển khai lớp nâng cao kỹ năng nghề cho đoàn viên, người lao động

Hải Anh |

Các lớp trong Chương trình "Đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên và người lao động” năm 2022 đã được Công đoàn Dệt may Việt Nam khai giảng tại các cơ sở.

Công đoàn hỗ trợ chi phí nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động

Hải Anh |

Sau 2 năm gián đoạn do dịch bệnh, Chương trình đào tạo "Nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên và người lao động" đã được Công đoàn Dệt may Việt Nam tái khởi động trong nửa cuối năm 2022.