VỤ “3.700 CÔNG NHÂN SỐNG VẬT VỜ VÌ CHẬM LƯƠNG 5 THÁNG”:

Các doanh nghiệp được tạm ứng 120 tỉ đồng, người lao động vẫn bị nợ lương!

HUYÊN NGUYỄN |

Báo Lao Động số 65 - 66 (ra ngày 23.3.2017 và ngày 24.3.2017) có loạt bài phản ánh về 3.700 công nhân sống vật vờ vì chậm lương 5 tháng. Sau khi bài báo đến tay bạn đọc, Lao Động nhận được thông tin TP.Hà Nội tạm ứng 120 tỉ đồng để giải quyết khó khăn trước mắt cho các Cty thuỷ nông trên địa bàn. Thế nhưng đã gần 2 tháng qua, CNLĐ tiếp tục “kêu cứu” tới Báo Lao Động vì vẫn... bị nợ lương!

Nhanh nhất thì hết tháng 6.2017 mới có lương!

Làm việc với báo Lao Động, ông Đặng Trần Dũng Tuấn - Phó Tổng Giám đốc Cty TNHH MTV Thuỷ Lợi Sông Tích cho biết, việc công nhân phản ánh bị chậm lương 5 tháng là chưa sát với thực tế bởi thực chất Cty đã chi trả cho công nhân thừa tương đương 2 tháng lương so với quy định. Cụ thể, ông Tuấn cho biết, ngày 16.3.2017, UBND TP Hà Nội ra Quyết định số 1752/QĐ-UBND về việc ban hành quy trình, định mức kinh tế, kỹ thuật và đơn giá duy trì vận hành hệ thống tưới, tiêu trên địa bàn TP, trong đó kinh phí đặt hàng năm 2016 theo kế hoạch khoảng 100,8 tỉ đồng. Trong đó, chi phí tiền lương lao động trực tiếp là trên 41,3 tỉ đồng; chi phí tiền lương cán bộ quản lý là 5,6 tỉ đồng. Như vậy, tổng số tiền chi cho lương (đã bao gồm BHXH, BHYT, KPCĐ) là 46,9 tỉ đồng. So với tiền lương Cty đã tạm ứng cho CNVC-NLĐ đến hết tháng 11 năm 2016 đã lớn hơn gần 2,4 tỉ đồng, tương đương với chi vượt mức mỗi người 2 tháng lương. Đến thời điểm hiện tại, Cty vẫn chưa nhận được quyết toán của TP trong năm 2015, 2016 vì thế kinh tế đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Liên quan đến việc mới chỉ chi trả lương tháng 1.2017, ông Tuấn cho biết, sau khi báo chí phản ánh, TP đã tạm ứng cho Cty Sông Tích 13 tỉ đồng trong tổng số 120 tỉ đồng chia cho các đơn vị thuỷ nông khác. Với số tiền đó, Cty đã thực hiện chi trả lương cho CNVCLĐ và các khoản khác. Thực tế Cty đã chi trả lương cho công nhân trong tháng 1.2017, cộng với 2 tháng trả dư trong năm 2016 thì đến nay đã chi hết lương cho CNLĐ đến tháng 3.2017.

Bắt đầu từ tháng 4.2017, Cty phải phụ thuộc vào việc tạm ứng kinh phí trong đặt hàng. Tức là, sau khi có hợp đồng Cty được tạm ứng 50% và đã chi trả các khoản. 50% còn lại trong đó có cả lương công nhân tháng 4,5 thì sau khi có kết quả của vụ xuân (tháng 1 đến tháng 5), các cơ quan quản lý làm công tác nghiệm thu vụ xuân xong mới quyết toán tiền, lúc đó thì Cty mới có chi trả tiếp. “Nhanh nhất, cũng phải hết tháng 6, Cty mới có thể chi trả lương tiếp cho CN” - ông Tuấn cho hay.

PV báo Lao Động làm việc cùng Ban lãnh đạo Cty TNHH MTV Thuỷ Lợi Sông Tích. Ảnh: H.N

Đang nợ lương công nhân, vẫn quyết truy thu người lao động!

Lý giải về việc chi thừa lương cho CNVC-NLĐ để phải truy thu lại, ông Tuấn cho hay đây là điều Cty không mong muốn. Nhưng do Cty không biết trước định mức kinh tế kỹ thuật TP sẽ phê duyệt nên đã tạm ứng cho CNVC-LĐ với mức hệ số lương là 2,35 triệu đồng/tháng x hệ số. Sau đó, theo quyết định của TP, CNVC-LĐ chỉ được tính lương tối thiểu vùng là 1,210 triệu đồng/tháng x hệ số lương. Vì vậy, số tiền Cty đã tạm ứng thừa phải truy thu lại. Đây cũng là một trong những bất cập trong công tác quản lý và điều hành của ngành thuỷ nông. Bởi, CNVC-LĐ chỉ được tạm ứng lương chứ không thể biết trước sẽ được bao nhiêu lương/tháng khi làm việc. Và thực tế, đến hiện tại, CN của Cty TNHH MTV Thuỷ Lợi Sông Tích vẫn chưa biết năm 2015 và 2016, lương của CN là bao nhiêu.

Lãnh đạo Cty TNHH MTV Thuỷ Lợi Sông Tích cũng cho hay: Với quy định mới liên quan tới Thông tư 280 của Bộ Tài chính, năm 2017, kinh phí đặt hàng của Cty chỉ được khoảng 60 tỉ. Như vậy, với mức kinh phí này, Cty sẽ không đảm bảo đủ các khoản chi phí hợp lý cần thiết để duy trì hoạt động. Đây là vướng mắc nên UBND TP Hà Nội đã có văn bản gửi các bộ, ngành và Chính phủ xin ý kiến nhưng vẫn chưa có phản hồi.

“Kinh phí đặt hàng là khoảng 60,8 tỉ nhưng khi nghiệm thu thực tế sẽ chỉ đạt khoảng 57 tỉ. Như vậy, rất khó tính toán tiền lương cho CN và duy trì các hoạt động. Kinh phí tối thiểu để duy trì hoạt động phải khoảng 85 tỉ”, ông Tuấn nói.

Lãnh đạo Cty này phân tích thêm, với 60,8 tỉ đồng, chỉ mỗi việc chi trả lương cơ bản thôi đã hết một nửa số chi phí. Tại Cty trong tháng 1, hệ số bình quân của CNVC-NLĐ là 3.01 x hệ số tối thiểu 1,21 triệu đồng, Cty đã phải chi 2,6 tỉ tiền lương/tháng. Đây là chưa kể từ tháng 7.2017, lương tối thiểu vùng sẽ tăng lên mức 1,3 triệu đồng. Tính trung bình 1 năm, Cty sẽ phải chi tiêu hơn 30 tỉ đồng cho tiền lương cơ bản. Vậy thì làm sao đảm bảo hoạt động?

* Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Tuyến, Chủ tịch LĐLĐ TP. Hà Nội, bày tỏ quan điểm, nếu thành phố đã chuyển tiền tạm ứng trả lương xuống Cty rồi thì cần thực hiện theo quy định - Cty cố gắng trả lương cho CN; còn nếu lấy số tiền đó để chi trả các khoản khác là không nên. Bà Tuyến cũng chia sẻ thêm, trước đây, đối với đơn vị dịch vụ công ích như các Cty thủy nông, lương của NLĐ được tính theo hecta, theo khối lượng công việc, bây giờ thành phố đang hướng tới tính lương theo quy định lương tối thiểu vùng.                                                                                                  QUẾ CHI

* Một nam CN thuộc Cty đầu tư phát triển thủy lợi Sông Tích (xin được giấu tên - PV) cho biết, UBND TP đã có tiền tạm ứng chuyển về Cty, nhưng do Cty đang nợ ngân hàng, nên khi tiền chuyển về thì ngân hàng khấu trừ luôn.

* Một nữ CN (xin được giấu tên - PV) cho biết, chị cũng mới chỉ nhận được tạm ứng tháng 1.2017, do có thâm niên cao, nên số tiền được nhận là 4,1 triệu đồng, trong khi rất nhiều CN làm 5, 6 năm thì chỉ được 2,3 - 2,4 triệu đồng/người. “Tổng GĐ Cty Sông Tích công bố tại Đại hội NLĐ, thì số tiền tạm ứng mà UBND TP chuyển xuống cho Cty là 13,5 tỉ, nhưng ngân hàng trừ nợ 11,5 tỉ đồng; còn 2 tỉ đồng, Cty lấy để đền bù giải phóng mặt bằng, trả lương cho anh chị em CN theo mức lương tối thiểu”- nữ CN này cho hay.                                                                                                                       QUẾ CHI

 

 

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Những góc quán cafe ngắm pháo hoa lý tưởng ở TPHCM

Quỳnh Nga |

Đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, TPHCM dự kiến bắn pháo hoa ở 6 điểm. Đừng bỏ qua những địa điểm ngắm pháo hoa ở TPHCM cực “chill” dưới đây.

Ronaldo và Messi cùng tỏa sáng trong trận đấu giao hữu

Văn An |

PSG của Messi và Saudi All Star, với sự xuất hiện của Ronaldo, đã cống hiến màn rượt đuổi tỉ số hấp dẫn với 9 bàn thắng.

Trung Quốc tuyên bố đã qua đỉnh dịch COVID-19

Khánh Minh |

Giới chức y tế Trung Quốc cho biết, số ca COVID-19 nặng đã lên đến đỉnh điểm khi việc đi lại dịp Tết Nguyên đán tăng đột biến.

Những lưu ý mâm cỗ cúng Giao thừa không phải ai cũng biết

Linh Chi - Dương Anh |

Theo quan niệm dân gian, đêm giao thừa là thời khắc thiêng liêng của đất trời. Vào dịp này, mỗi gia đình thường làm mâm cỗ cúng giao thừa với mong muốn một năm mới bình an, nhiều may mắn.

Những địa điểm kỳ lạ được phát hiện trên Google Earth

Anh Vũ |

Hình ảnh trên Google Earth có sẵn cho bất kỳ ai tải xuống phần mềm và các nhà khảo cổ học đã tận dụng nguồn tài nguyên phong phú này.

Mất việc cận Tết, công nhân ngậm ngùi: "Tết năm sau con về!"

Chân Phúc - Phương Ngân |

Mất việc làm vào những ngày cận Tết, đồng nghĩa với việc mất đi thu nhập, không ít công nhân đã phải ngậm ngùi ở lại TPHCM trong dịp Tết Nguyên đán này. Buồn, tủi thân,... nhưng họ buộc phải chấp nhận điều đó, và chỉ có thể hẹn với bố mẹ,... Tết năm sau con về!

Vẻ đẹp kỳ vĩ của moong than sâu nhất Đông Nam Á tại Quảng Ninh

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Mỏ than lộ thiên Cọc 6, thuộc Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) là một trong những mỏ than lâu đời và xuống sâu nhất của TKV, thậm chí được coi là mỏ than lộ thiên sâu nhất của Đông Nam Á hiện vẫn đang được khai thác.

Khó khăn đổi tiền mới, lì xì online lên ngôi

Nhóm PV |

Thay vì mừng tuổi với những phong bao lì xì đỏ như mọi năm, thì năm nay, xu hướng lì xì online lại lên ngôi. Quả thật, với sự phát triển của công nghệ, việc lì xì ngày càng trở nên dễ dàng hơn dù chúng ta cách xa nhau hàng nghìn cây số.