Không tố giác tội xâm phạm an ninh quốc gia, luật sư phải chịu trách nhiệm hình sự

Xuân Hải |

Chiều 20.6, Quốc hội đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 với tỉ lệ 88,39% số đại biểu Quốc hội tán thành.

Theo Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 do Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày, về sửa đổi, bổ sung Điều 19 - Không tố giác tội phạm của BLHS năm 2015 (khoản 5 Điều 1 của dự thảo Luật), có ý kiến đề nghị giữ phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người bào chữa như BLHS năm 2015 để bảo đảm nhất quán về chính sách hình sự của Nhà nước ta, tăng cường trách nhiệm công dân của người bào chữa trong công tác đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội đặc biệt nghiêm trọng.

Có ý kiến đề nghị quy định chính sách đối với người bào chữa tương tự như chính sách đối với ông, bà, cha, mẹ, anh chị em ruột... của người phạm tội quy định tại BLHS năm 2015. Có ý kiến đề nghị chỉ nên giới hạn luật sư phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi không tố giác tội phạm đối với giai đoạn chuẩn bị phạm tội và đang thực hiện tội phạm nhằm ngăn ngừa hậu quả xảy ra và chỉ đối với một số tội nhất định mà không mở rộng sang cả giai đoạn tội phạm đã thực hiện.

Có ý kiến đề nghị không quy định luật sư phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi không tố giác tội phạm và cho rằng, quy định này xung đột với Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự và không tương thích với thông lệ quốc tế; không bảo đảm quyền bào chữa, nguyên tắc suy đoán vô tội và nguyên tắc tranh tụng trong xét xử; không phù hợp với tính chất đặc thù của nghề luật sư, có thể dẫn đến mất niềm tin của thân chủ đối với luật sư.

Trong quá trình chỉnh lý dự thảo Luật, Ban thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam đề nghị 2 phương án: Phương án 1: Chỉ quy định trách nhiệm hình sự của người bào chữa trong trường hợp “không tiết lộ thông tin về tội phạm do chính người mà mình bào chữa thực hiện đối với các tội đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Điều 108 (Tội phản bội Tổ quốc), Điều 109 (Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân), Điều 112 (Tội bạo loạn), Điều 113 (Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân) và Điều 123 (Tội giết người) khi có căn cứ rõ ràng cho thấy tội phạm đó đang thực hiện hoặc đang chuẩn bị thực hiện mà cần thiết phải ngăn chặn hậu quả xảy ra”. Phương án 2: Đề nghị bỏ khoản 3 Điều 19 của Bộ luật Hình sự năm 2015.

UBTVQH nhận thấy, về nguyên tắc, với tư cách là công dân thì người bào chữa có nghĩa vụ bình đẳng như mọi công dân khác trong việc tố giác tội phạm. Nhất quán chính sách này, BLHS các năm 1985, 1999 đều quy định về nghĩa vụ tố giác tội phạm của công dân và trách nhiệm hình sự của công dân về hành vi không tố giác tội phạm (Điều 19 BLHS năm 1985, Điều 22 BLHS năm 1999). Trong suốt hơn 30 năm (từ 1985-2015), chính sách của Nhà nước ta về trách nhiệm hình sự đối với hành vi không tố giác tội phạm của người bào chữa được xác định như mọi công dân khác.

Do đó, BLHS năm 2015 đã xác định người bào chữa phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa thực hiện đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia và tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng (ở cả 3 giai đoạn: chuẩn bị phạm tội, đang thực hiện tội phạm và đã thực hiện tội phạm), còn đối với các tội khác được quy định tại Điều 389 thì chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự ở 2 giai đoạn chuẩn bị phạm tội và đang thực hiện tội phạm; không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với giai đoạn đã thực hiện tội phạm.

Qua báo cáo cơ quan có thẩm quyền, cân nhắc kỹ nhiều mặt, UBTVQH xin Quốc hội cho tiếp thu một phần ý kiến của ĐBQH, của Ban thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam để chỉnh lý khoản 3 Điều 19 của BLHS 2015 theo hướng thu hẹp hơn phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người bào chữa về hành vi không tố giác tội phạm.

Theo đó, người không tố giác là người bào chữa phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 có hiệu lực thi hành từ 1.1.2018.

Xuân Hải
TIN LIÊN QUAN

Bộ Chính trị chỉ đạo kiên quyết xử lý các dự án, doanh nghiệp thua lỗ

Xuân Hải |

Ngày 17.6.2017, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để xem xét và cho ý kiến chỉ đạo về việc xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công thương.

Chỉ nên bắt buộc có ảnh chân dung với thuê bao đăng ký mới

Xuân Hải (ghi) |

Đại biểu Nguyễn Văn Chiến (Hà Nội) - Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã nói như vậy khi trao đổi với báo chí về qui định chụp ảnh chân dung chủ thuê bao di động theo Nghị định 49/2017/ NĐ-CP mới được ban hành ngày 24.4.2017.

Mời 6 bác sĩ bị đề nghị cấm cửa quay lại giải quyết cam kết hợp đồng

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Sở Y tế Bình Dương cho biết, sẽ mời 6 bác sĩ tự ý nghỉ việc quay về đơn vị cũ để giải quyết các vấn đề đã cam kết thực hiện hợp đồng.

Hư thực ồn ào Trấn Thành giành chỗ với khán giả, đòi bao cả rạp để riêng tư

ĐÔNG DU |

Trước thông tin một tài khoản mạng xã hội có tên N.V tố Trấn Thành có hành động không đẹp với khán giả tại rạp chiếu phim, đại diện phía rạp CGV đã lên tiếng.

Ông Trần Quốc Tuấn tiếp tục làm Trưởng ban thi đấu AFC

HOÀNG HUÊ |

Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) ông Trần Quốc Tuấn tiếp tục được Liên đoàn bóng đá Châu Á (AFC) giao trọng trách giữ vị trí Trưởng ban thi đấu AFC.

TP.Móng Cái dừng hoạt động cơ sở bị tố xét nghiệm COVID-19 nhập nhèm giá

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - UBND TP.Móng Cái sáng nay (3.3) cho biết, cơ sở dịch vụ y tế tại địa chỉ số 5, Lê Hữu Trác, phường Ka Long, TP.Móng Cái đã bị dừng mọi hoạt động liên quan đến các dịch vụ y tế. Cơ sở này trước đó bị tố có sự nhập nhèm tính giá xét nghiệm COVID-19

Khốn khổ khi đối diện xe độ đèn ban đêm

Quý An |

Độ đèn ôtô như một thứ "mốt", bất chấp các tiêu chuẩn chiếu sáng và nguy cơ không đủ tiêu chuẩn đăng kiểm.

Hơn 200 lượt phương thức xét tuyển không có thí sinh nhập học

Vân Hà |

PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đánh giá, trong mùa tuyển sinh năm 2022, nhiều phương thức xét tuyển không hiệu quả, không có thí sinh nhập học, gây nhiễu loạn thông tin cho thí sinh.

Bộ Chính trị chỉ đạo kiên quyết xử lý các dự án, doanh nghiệp thua lỗ

Xuân Hải |

Ngày 17.6.2017, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để xem xét và cho ý kiến chỉ đạo về việc xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công thương.

Chỉ nên bắt buộc có ảnh chân dung với thuê bao đăng ký mới

Xuân Hải (ghi) |

Đại biểu Nguyễn Văn Chiến (Hà Nội) - Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã nói như vậy khi trao đổi với báo chí về qui định chụp ảnh chân dung chủ thuê bao di động theo Nghị định 49/2017/ NĐ-CP mới được ban hành ngày 24.4.2017.