Chủ tịch UEFA cũng không hiểu luật bóng chạm tay

TAM NGUYÊN |

Chủ tịch UEFA, Aleksander Ceferin, thừa nhận “luật bóng chạm tay” cần phải làm rõ hơn để tất cả cùng hiểu.

Các pha bóng chạm tay thời gian gần đây đang trở thành chủ đề nóng gây tranh cãi. Với sự rắc rối của luật bóng chạm tay, Chủ tịch UEFA, Aleksander Ceferin, đã phải lên tiếng và cho rằng “không ai trên thế giới hiểu khi nào thì đó là bóng chạm tay hay không”.

Phát biểu của ông Ceferin đã thêm vào cuộc tranh luận ngày càng tăng khi Hội đồng bóng đá mới thành lập của UEFA cũng đã kêu gọi các nhà làm luật của môn thể thao Vua làm rõ luật bóng chạm tay.

“Bóng chạm tay, không ai trên thế giới hiểu khi nào nó là bóng chạm tay hay không. Chúng tôi có những huấn luyện viên giỏi nhất thế giới cùng ngồi ở đây, chúng tôi cho họ xem một tình huống mà bóng đập vào tay một cầu thủ và chúng tôi nói: 'Phạt đền hay không phạt đền?'

Nửa nói phạt, nửa nói không phạt. Đó là những huấn luyện viên của những đội bóng xuất sắc nhất thế giới. Tôi nghĩ rằng trọng tài trên sân nên quyết định bởi vì nếu không, chúng ta không cần trọng tài nữa; chúng ta chỉ có thể có một chiếc máy thông báo bóng chạm tay hoặc không.

Và tôi không thích nó. Tôi không thích điều đó, và chúng ta phải làm vậy, và chúng ta sẽ bắt đầu giải quyết vấn đề đó, để nói với các trọng tài rằng, họ phải quyết định xem đó có phải là một hành động tự nhiên hay không...”.

Hội đồng bóng đá mới - với huấn luyện viên đội tuyển Anh Gareth Southgate trong số 20 tên tuổi lớn sẽ tham dự một cuộc họp ở Nyon cùng với những người như Patrick Vieira, Zinedine Zidane và Jurgen Klinsmann - cũng đã kêu gọi không thổi phạt nữa nếu bóng rơi vào tay cầu thủ từ một bộ phận khác trên cơ thể họ.

Sau trận thắng West Ham hôm thứ Tư (26.4) tại Premier League, huấn luyện viên của Liverpool, Jurgen Klopp, được hỏi rằng ông quyết định như thế nào khi bóng chạm tay Thiago Alcantara, ông nói “không nhìn thấy”, và sau đó hỏi ngược bình luận viên của BBC và được khẳng định là “penalty”.

Lúc đó, Klopp nhưng đã nhanh chóng nghĩ lại và nói rằng ông không nghĩ đó là một quả phạt đền.

Hạn chế lương

Liên quan đến vấn đề tài chính, Chủ tịch Ceferin nói, các câu lạc bộ có thể sớm bị hạn chế số tiền họ có thể chi cho lương của cầu thủ. Việc này như một phần của các quy định tài chính được đề xuất gần đây nhằm thúc đẩy tính bền vững tài chính và cân bằng cạnh tranh trong bóng đá.

Những cải cách được đề xuất là phản ứng đối với những lo ngại ngày càng tăng về rủi ro tài chính mà các câu lạc bộ đang phải gánh chịu để duy trì tính cạnh tranh, với một số khoản nợ đáng kể tích lũy để tài trợ cho những bản hợp đồng lớn.

Quy tắc được đề xuất sẽ là giới hạn tiền lương trên toàn thế giới nhằm cố gắng tiếp tục kiểm soát bội chi theo cách tương tự như quy tắc mới về chi tiêu chuyển nhượng, sẽ có hiệu lực vào năm 2024.

“Bạn có thể chi tới 70% doanh thu của mình cho tiền lương và chuyển nhượng, nhưng điều đó là không đủ vì nếu doanh thu của bạn là 5 tỉ, thì 70% là khá nhiều”, Cefrin giải thích.

Ceferin đã tuyên bố mong muốn thực hiện giới hạn lương “càng sớm càng tốt” và cho biết những cải cách được đề xuất không tạo ra giới hạn lương cho mỗi cầu thủ. Thay vào đó, nó sẽ là giới hạn cho mỗi câu lạc bộ mỗi năm.

UEFA sẽ thảo luận về ý tưởng này tại một cuộc họp vào thứ Sáu (28.4), sau đó sẽ phân tích và tham khảo ý kiến, bao gồm cả với Hiệp hội cầu thủ thế giới (Fifpro).

Tuy vậy, phản ứng ban đầu là trái chiều. Giám đốc điều hành của Fifpro, Maheta Molango, không hài lòng với những đề xuất củnày. Ông cho rằng, các cầu thủ sẽ “tức giận một cách chính đáng” về bất kì đề xuất giới hạn lương nào.

“Nếu không có sự tham gia hoặc tư vấn phù hợp, cầu thủ liên tục được yêu cầu thi đấu ngày càng nhiều. Các giải đấu mới đang được tạo ra và các giải đấu hiện có đang được mở rộng. Tất cả những điều này tạo ra nhiều tiền hơn trong bóng đá”, ông nói.

“Giới hạn tiền lương của những người tạo ra 'sản phẩm' mà những người khác tiếp tục được hưởng lợi từ đó không phải là một giải pháp để đảm bảo quản lý tài chính tốt hơn cho các giải đấu và câu lạc bộ”.

TAM NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Tỉ phú Qatar muốn sở hữu Man United: Luật của UEFA rất khó lách

VIỆT HÙNG |

Vướng mắc lớn nhất trong tham vọng sở hữu Man United từ giới chủ Qatar là luật cấm đá cúp Châu Âu từ UEFA nếu một chủ sở hữu nắm trong tay nhiều hơn một câu lạc bộ.

UEFA: Các câu lạc bộ nên cẩn trọng với cách chi tiêu liều lĩnh

TAM NGUYÊN |

Chủ tịch UEFA, Aleksander Ceferin, đã cảnh báo các câu lạc bộ Châu Âu về việc chi tiêu “liều lĩnh” cho tiền lương và phí chuyển nhượng của cầu thủ.

UEFA thay đổi thể thức vòng loại World Cup và EURO

TAM NGUYÊN |

Vòng loại World Cup và EURO thời gian tới sẽ chia thành 12 bảng đấu với 4 hoặc 5 đội mỗi bảng…

Người dân ùn ùn đổ về cửa ngõ Miền Tây rời TP Hồ Chí Minh đi nghỉ lễ

Nguyên Chân |

TP Hồ Chí Minh - Sáng 29.4, hàng nghìn phương tiện nối đuôi nhau hướng về Quốc lộ 1A (huyện Bình Chánh) để rời thành phố bắt đầu kì nghỉ lễ khiến đoạn đường này rơi vào tình trạng ùn ứ kéo dài.

5 ôtô đâm liên hoàn trên Vành đai 3, ùn tắc cục bộ

Tô Thế |

Hà Nội - Khi xảy ra va chạm, 5 ôtô nằm chắn toàn bộ đường vành đai 3 trên cao nên xảy ra tình trạng ùn tắc cục bộ.

Không khí trước giờ khánh thành cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết

DUY TUẤN |

Tại km0 của cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết qua xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận là điểm cầu chính sẽ diễn ra Lễ khánh thành cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết sáng nay 29.4. Ghi nhận không khí trước giờ khánh thành.

Cảnh báo mạo danh ngân hàng, các tổ chức tín dụng để lừa đảo

Minh Quang |

Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo tình trạng lợi dụng nhu cầu vay vốn tăng cao của nhiều cá nhân, hộ kinh doanh nhỏ, các đối tượng phạm tội mạo danh các ngân hàng, công ty tài chính cho vay tiền trực tuyến với lãi suất rất thấp nhằm thực hiện hành vi lừa đảo.

Buôn lậu, hàng giả tại TP Hồ Chí Minh không giảm

NGỌC LÊ |

Nhận định về tình hình buôn lậu, kinh doanh hàng giả, gian lận thương  mại tại TPHCM, đại diện Cục Quản lí thị trường thành phố cho biết: “Tình trạng này không có dấu hiệu giảm, các cơ sở kinh doanh ngày càng có những chiêu trò tinh vi khiến nhà chức trách gặp khó trong các khâu xử lí vi phạm”.

Tỉ phú Qatar muốn sở hữu Man United: Luật của UEFA rất khó lách

VIỆT HÙNG |

Vướng mắc lớn nhất trong tham vọng sở hữu Man United từ giới chủ Qatar là luật cấm đá cúp Châu Âu từ UEFA nếu một chủ sở hữu nắm trong tay nhiều hơn một câu lạc bộ.

UEFA: Các câu lạc bộ nên cẩn trọng với cách chi tiêu liều lĩnh

TAM NGUYÊN |

Chủ tịch UEFA, Aleksander Ceferin, đã cảnh báo các câu lạc bộ Châu Âu về việc chi tiêu “liều lĩnh” cho tiền lương và phí chuyển nhượng của cầu thủ.

UEFA thay đổi thể thức vòng loại World Cup và EURO

TAM NGUYÊN |

Vòng loại World Cup và EURO thời gian tới sẽ chia thành 12 bảng đấu với 4 hoặc 5 đội mỗi bảng…