Nghĩ lớn cho hạt cát giữa điệp khúc thiếu cát và sạt lở

Lục Tùng |

Thiếu cát xây dựng, thiếu đắp nền đường cao tốc… Có thể nói chưa bao giờ chuyện thiếu cát lại nóng như hiện nay. Tại ĐBSCL, nạn khát cát gần như lập đỉnh. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng, mà còn gia tăng đe doạ nguy cơ sạt lở bờ sông

Điệp khúc thiếu cát khắp nơi

Theo Bộ GTVT, chỉ tính 4 dự án cao tốc: Cần Thơ - Hậu Giang, Hậu Giang - Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Mỹ An - Cao Lãnh (giai đoạn 2021-2025, cần khoảng 47 triệu m3, nhưng việc đáp ứng lại rất “nhỏ giọt”. Nguồn cung ứng chủ yếu là cát trên vùng đầu nguồn sông Cửu Long, thuộc hai tỉnh An Giang, Đồng Tháp, nhưng trên thực tế, 2 địa phương này cũng đang thiếu cát phục vụ các công trình tại chỗ. Vì thế, dù nỗ lực thực hiện chỉ đạo “hỗ trợ nóng” cho nhu cầu 18,5 triệu m3 của cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, nhưng An Giang cũng chỉ có thể cam kết được khoảng 1 triệu m3….

Khai thác cát trên sông Tiền, đoạn đi qua thuỷ phận hai tỉnh An Giang, Đồng Tháp. Ảnh: Lục Tùng
Khai thác cát trên sông Tiền, đoạn đi qua thuỷ phận hai tỉnh An Giang, Đồng Tháp. Ảnh: Lục Tùng

Theo dự báo của các chuyên gia, nạn khai thác cát sẽ còn tiếp tục leo thang trong tương lai. Bởi nhu cầu phục vụ phát triển hệ thống giao thông, xây dựng sẽ tiếp tục tăng, trong khi đó, do nhiều nguyên nhân, lượng cát “tái tạo” mỗi năm trên hệ thống sông này đang có dấu hiệu sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, đây không phải là chuyện riêng của Việt Nam. Nhu cầu sử dụng cát phục vụ xây dựng trước cơn bão tăng dân số, đô thị hoá… đã, đang và sẽ còn là vấn đề toàn cầu. Theo ước tính của Chương trình Môi trường, Liên Hiệp Quốc (UNEP) vào năm 2019, chỉ sau 2 thập kỷ, nhu cầu sử dụng cát tăng gấp 3 lần.

Nghĩ lớn cho hạt cát

Nhiều nghiên cứu trong ngoài nước đã đưa ra cảnh báo về tác động của việc khai thác cát quá mức, nhất là nạn gây sạt lở bờ sông… Nhưng, do nhu cầu sử dụng cát làm vật liệu trong xây dựng hạ tầng ngày càng tăng nên việc khai thác cát “vũ như cẩn”. Nhận thức được nguy cơ này, Chính phủ ban hành nhiều chủ trương khuyến khích và được nhiều đơn vị hưởng ứng nghiên cứu giảm áp lực khai thác cát sông. Trong đó đáng chú ý là việc sử dụng cát biển làm vật liệu thay thế. Theo Tổng cục Địa chất và Khoáng sản (Bộ TNMT) việc khai thác sử dụng cát biển trong xây dựng hạ tầng là xu hướng tất yếu. Chỉ mới khoanh định 9 vùng biển có tiềm năng khai thác, đã có trữ lượng khoảng 196 tỷ m3.

Tuy nhiên, ý kiến này đã dấy lên quan ngại. Bởi cát biển cũng là tài nguyên, nếu không tính toán khoa học, không chỉ sẽ trả giá đắt hơn cả cát sông, mà còn tự đưa mình vào tình thế bị dồn ép 2 đầu.

Cát biển có kích thước hạt mịn và chứa hàm lượng muối nên giá thành không hề thấp cho việc khai thác, vận chuyển và xử lý. Đó là chưa kể nguy cơ bị “hoá lỏng” do trong quá trình làm việc của nền công trình chịu tải rung động cao.

Trong khi đó, những tác động của khai thác cát biển chưa được nghiên cứu đánh giá một cách khoa học. Nhiều quốc gia đã phải trả giá nặng nề khi khai thác cát biển cho mục đích xây dựng. Bởi không chỉ tàn phá môi trường ven bờ, gây ra nạn xói lở bờ biển, mà còn làm mất nguồn tài nguyên thiên nhiên của ngành du lịch…

Vì thế, thay vì tập trung nghiên cứu vật liệu thay thế để rồi phập phồng với “tác dụng phụ”, chúng ta có thể nghĩ lớn cho hạt cát bằng việc nghiên cứu các giải pháp. Tức là áp dụng các giải pháp giảm thiểu sử dụng vật liệu cát. Thay vì thiết kế xử lý đắp nền đường tại các vùng trũng, cần lượng cát rất lớn, chúng ta có thể kết hợp thiết kế truyền thống với mô hình “cầu cạn”. Có thể chi phí ban đầu lớn, nhưng lại thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng… và trên hết là giảm áp lực khai thác cát, nguyên nhân chính gây ra nạn sạt lở bờ sông rầm rộ như hiện nay.

Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Sạt lở lớn kênh Nha Mân nhấn chìm kho vật tư nông nghiệp

Thanh Dự |

Trận sạt lở lớn ở Đồng Tháp đã nhấn chìm toàn bộ kho vật tư nông nghiệp và một tiệm sửa xe.

Lại sạt lở nghiêm trọng, gần 100 nhà dân có nguy cơ trôi xuống sông

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Tổng số 96 căn nhà bị sụp một phần nhà sau và xuất hiện các vết nứt. Trong đó, 13 căn bị sụp một phần nhà sau, 83 căn bị ảnh hưởng (xuất hiện các vết nứt). Tổng chiều dài đoạn sạt lở lên đến 170 m.

Sống thấp thỏm bên những dòng sông chờ lở

NHÓM PV |

Tình hình sạt lở tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang diễn ra ngày càng dồn dập trên diện rộng với mức độ nguy hiểm và thiệt hại ngày càng lớn. Không chỉ ở thượng nguồn mà cả ở vùng hạ lưu sông Mekong, sông Vàm Cỏ. Sạt lở cả trong mùa khô, sạt lở từ biển Đông đến biển Tây...

Đề thi, đáp án môn Văn thi vào lớp 10 ở Hà Nội năm 2023 chính xác nhất

Trang Hà |

Đề thi, đáp án môn Văn thi vào lớp 10 ở Hà Nội được Báo Lao Động cập nhật nhanh và chính xác để học sinh, phụ huynh tham khảo.

Cầm 6 triệu đồng ăn chơi thả ga ở Phú Quốc 3 ngày 2 đêm

Linh Boo |

Sở hữu những bãi cát trắng dài miên man, với làn nước biển xanh biếc, trong vắt, đảo ngọc Phú Quốc là điểm đến hot trong mùa hè.

Dự án sạt lở vẫn đe dọa vùi lấp trường học và trụ sở ủy ban xã ở Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Một dự án chống sạt lở (ở huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa) với tổng số vốn lên tới gần 37 tỉ đồng, sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng công trình lại tiếp tục sạt lở. Đến nay, chính quyền địa phương và ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa vẫn đang “loay hoay” tìm phương án xử lý.

Thay đổi dung tích phòng lũ để ''cứu'' hồ thủy điện

MINH HÀ |

Theo PGS.TS Dương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Khoa học tài nguyên nước, từ năm 2007, trong quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực các sông, hồ thủy điện đã quy định dung tích phòng lũ là 7 tỷ m3. Tuy nhiên, hiện nay, do tình trạng khai thác cát làm hạ thấp lòng sông nên dung tích phòng lũ không còn phù hợp.

Căn nhà cháy khiến 3 người tử vong là thuê bán tạp hóa, lúc hoả hoạn có 11 người

Phương Linh |

Liên quan vụ cháy nhà 3 ông cháu tử vong, sáng 10.6, các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Khánh Hòa phối hợp với các đơn vị tiến hành khám nghiệm hiện trường căn nhà 3 tầng bị cháy nằm trong khu phố tây ở thành phố Nha Trang.

Sạt lở lớn kênh Nha Mân nhấn chìm kho vật tư nông nghiệp

Thanh Dự |

Trận sạt lở lớn ở Đồng Tháp đã nhấn chìm toàn bộ kho vật tư nông nghiệp và một tiệm sửa xe.

Lại sạt lở nghiêm trọng, gần 100 nhà dân có nguy cơ trôi xuống sông

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Tổng số 96 căn nhà bị sụp một phần nhà sau và xuất hiện các vết nứt. Trong đó, 13 căn bị sụp một phần nhà sau, 83 căn bị ảnh hưởng (xuất hiện các vết nứt). Tổng chiều dài đoạn sạt lở lên đến 170 m.

Sống thấp thỏm bên những dòng sông chờ lở

NHÓM PV |

Tình hình sạt lở tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang diễn ra ngày càng dồn dập trên diện rộng với mức độ nguy hiểm và thiệt hại ngày càng lớn. Không chỉ ở thượng nguồn mà cả ở vùng hạ lưu sông Mekong, sông Vàm Cỏ. Sạt lở cả trong mùa khô, sạt lở từ biển Đông đến biển Tây...