QUY HOẠCH XÂY DỰNG NHIỀU CAO ỐC “CHỌC TRỜI” KHU VỰC GA HÀ NỘI:

Lo kẹt cứng tại chính đầu mối giao thông!

T. VƯƠNG - T.CHÍ |

Theo đồ án quy hoạch phân khu đô thị khu vực ga Hà Nội và phụ cận, nhiều công trình xây dựng các trung tâm tài chính, kiến trúc, nghỉ dưỡng đô thị… cao từ 40-70 tầng sẽ được triển khai tại đây. Theo đó, ga Hà Nội sẽ được xây dựng lại thành một trung tâm hiện đại, tuy nhiên điều này cũng dẫn đến nhiều nghi ngại về việc phá vỡ không gian quy hoạch khu vực nội đô, tăng độ tắc nghẽn giao thông đô thị đang luôn là bài toán đau đầu của thành phố.

Những “cao ốc” chọc trời khu vực Ga Hà Nội?

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản xin ý kiến của các các Bộ, ngành liên quan đối với Đồ án quy hoạch phân khu đô thị Khu vực ga Hà Nội và phụ cận. Tổng diện tích đất lập quy hoạch sẽ khoảng 98,1ha với tổng dân số dự kiến 44.000 người (trong đó có tái định cư tại chỗ 100% dân số hiện trạng khoảng 40.300 người).

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với báo chí, Giám đốc Sở QHKT Hà Nội Lê Vinh cho hay, quy hoạch này do Sở QHKT chủ trì lập. Đơn vị tư vấn là Công ty Nikken Sekkei Civil Engineering Ltđ (NSC) của Nhật.

Theo Đồ án quy hoạch khu vực ga Hà Nội và phụ cận, Hà Nội đề xuất xây dựng lại với chức năng là ga trung tâm tàu khách và tàu liên vận quốc tế đi tất cả các hướng; ga trung tâm của tuyến đường sắt đô thị số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi, có kết nối với các tuyến đường sắt đô thị số 3 trên phố Trần Hưng Đạo; trung tâm về giao thông vận tải đa phương thức bao gồm mạng lưới đường bộ, đường sắt, thương mại, kinh doanh, văn hoá... của Thủ đô. Tăng khả năng tiếp cận giữa khu vực ga Hà Nội tới các công trình của khu phố cổ, khu phố Pháp và khu vực phía Tây quận Đống Đa. Đồng thời, phát triển không gian ngầm nhằm khai thác tối đa hiệu quả quỹ đất hiện có.

Đáng chú ý, về việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, TP đề xuất quy hoạch 9 phân vùng không gian chức năng. Cụ thể: các khu tài chính, khu kiến trúc cao khoảng 40-70 tầng bố cục ở phía Bắc khu đất quy hoạch; Khu truyền thông cao khoảng 40-70 tầng và khu công viên bố cục ở phía Đông; Khu thương mại quốc tế; khu lối sống mới cao khoảng 40-60 tầng bố cục ở phía Tây Nam; Khu nghỉ dưỡng đô thị cao 40-60 tầng; Khu ga đường sắt cao 40-70 tầng được bố trí nằm tại khu vực trung tâm của khu quy hoạch.

Theo tính toán của đơn vị lập Đồ án, tổng nhu cầu vốn đầu tư sẽ rơi vào khoảng 23.800 tỉ đồng. Dự kiến việc đầu tư sẽ được chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 đến năm 2020, giai đoạn 2 phát triển đến năm 2030, giai đoạn 3 phát triển từ năm 2025 đến 2035.

Lo ngại áp lực gia tăng mật độ dân số và ách tắc giao thông

Trao đổi với PV Lao Động, TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm - Nguyên Kiến trúc sư trưởng TP, cho hay Hà Nội đã nhiều lần nghiên cứu cải tạo chỉnh trang ga Hà Nội. Tuy nhiên vẫn chưa có được lời giải cụ thể cho việc quy hoạch, phát triển đô thị sao cho phù hợp. Mặt khác, trong quy hoạch giao thông được Chính phủ phê duyệt, ga Hà Nội đóng vai trò là ga trung tâm, đầu mối giao thông cho đường sắt quốc gia và nội đô, nên các quy hoạch sau không được điều chỉnh công năng.

Ông Nghiêm cho rằng: Ga Hà Nội hay còn gọi là Ga Hàng Cỏ là di sản, nằm trong danh sách bảo tồn nên phải giữ nguyên trạng. Đây là một trong những công trình có giá trị lịch sử, minh chứng cho một thời kỳ hào hùng của dân tộc do đó không được phá bỏ, chỉ nên chỉnh trang, cải tạo lại sao cho hài hòa nhất với không gian, cảnh quan, kiến trúc chung của đô thị.

Trước việc hàng loạt các cao ốc cao từ 40-70 tầng có thể được xây dựng quanh khu vực Ga Hà Nội, ông Nghiêm lo ngại việc này có thể dẫn đến những áp lực gia tăng mật độ dân số và tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài tại khu vực này. Để đáp ứng được yêu cầu giảm ách tắc giao thông khu vực nội đô là phải giãn dân nhưng nếu xây dựng nhiều cao ốc như vậy, đặc biệt là các trung tâm các trung tâm tài chính, kiến trúc, nghỉ dưỡng đô thị…thì điều này khó mà thực hiện được.

“Việc xây dựng quá nhiều công trình cao tầng như vậy còn dẫn đến mâu thuẫn với kiến trúc, cảnh quan khu vực xung quanh. Đặc biệt khu vực Ga Hà Nội lại rất gần khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt là Văn Miếu Quốc Tử Giám, cách khu vực Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và hồ Hoàn Kiếm không xa. Không nên chỉ vì quyền lợi cục bộ của một công trình mà phá vỡ không gian quy hoạch chung của Thủ đô” - ông Nghiêm nhấn mạnh.

PV Lao Động đặt vấn đề việc thay đổi quy hoạch trong khi trước đó đã có các văn bản pháp lý quy định rõ nhưng Hà Nội không theo, việc thay đổi này có vi phạm luật quy hoạch, luật Xây dựng? Trả lời, KTS Nghiêm cho rằng, trong thực hiện quy hoạch có được phép điều chỉnh trong luật quy hoạch, luật xây dựng tuy nhiên cần nhấn mạnh muốn điều chỉnh phải xác định có biến động lớn. Nhưng hiện nay rõ ràng khu vực này không có biến động lớn. Thứ hai, muốn thay đổi quy hoạch phải tham khảo ý kiến cộng đồng, tham khảo các ý kiến phản biện các chuyên gia, các tổ chức xã hội nghề nghiệp. “Ở đây Sở Quy hoạch Kiến trúc chưa hỏi ý kiến cộng đồng dân cư, chưa tham khảo tư vấn phản biện các tổ chức nghề nghiệp, đã đưa ra công trình cao từ 40 đến 70 tầng. Vậy phải hỏi lại, thay đổi quy hoạch ở đây mục tiêu là gì? Việc thay đổi này phục vụ ai?”, KTS Nghiêm nói.

Đồng quan điểm trên, Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Sỹ Liêm đặt ra câu hỏi, quy hoạch cần phải chỉ rõ khu vực ga Hà Nội có cần xây dựng khu tài chính, khu thương mại, khu lối sống mới, khu nghỉ dưỡng đô thị cao từ 40-70 tầng hay không? Bên cạnh đó, TP phải dành quỹ đất ở khu vực này để tính toán sao cho các tuyến đường trên kết nối thông suốt với trục đường phía Tây và các hướng khác, tránh tình trạng ùn tắc giao thông xảy ra tại đây.

“Quy hoạch cũng cần phải làm rõ khu vực ga Hà Nội còn thiếu cái gì. Theo tôi, công viên, trường học, công trình văn hóa phục vụ đời sống nhân dân trong khu vực cần thiết hơn khu nhà cao như vậy”, ông Liêm băn khoăn.

Thay đổi quy hoạch phục vụ ai?

TS Đào Ngọc Nghiêm - Phó chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Hà Nội, nguyên kiến trúc sư trưởng TP Hà Nội: Khu vực nội đô lịch sử (tính từ đường vành đai 2 trở vào trung tâm) trong quy hoạch chung Hà Nội năm 2011 được Thủ tướng phê duyệt đã ghi rõ hạn chế các công trình cao tầng, trong quy định kiến trúc cao tầng được TP Hà Nội phê duyệt tháng 4.2016, hai bên các tuyến phố trung tâm trong đó có tuyến đường Lê Duẩn không xây dựng các công trình cao tầng, không có chỉnh trang, phá dỡ, cải tạo lại ga Hàng Cỏ. Nếu xây cao quá như đề xuất 40 tới 70 tầng, sẽ tạo ra biến động kiến trúc với không gian ga và không gian di tích Quốc Tử Giám. Đối với nội đô lịch sử là khu vực giá trị cần bảo tồn, không được gia tăng dân số, thậm chí mục tiêu phải giảm dân từ nội đô lịch sử từ 1,2 triệu dân xuống còn 0,8 triệu dân. Từ những giá trị di sản, từ cơ sở pháp lý, từ định hướng đã được Quốc hội thông qua, Chính phủ phê duyệt, thành phố quy định vậy thì đừng vì những cái riêng nào đấy mà điều chỉnh đi.

Vì lợi ích nhóm?

TS Phạm Sỹ Liêm - Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng: Khu vực ga Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng, kết nối với nhiều tuyến đường huyết mạch trong nội đô như Lê Duẩn, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng. Hiện, khu vực này đang bị ùn tắc, nếu xây dựng công trình cao từ 40 - 70 tầng sẽ càng làm tình trạng tắc nghẽn tại đây trở nên nghiêm trọng hơn. Vì ga Hàng Cỏ vị trí đất vàng nên ai cũng muốn. Tôi cho rằng, đề xuất xây dựng lại ga Hà Nội là lợi ích nhóm chứ không phải vì sự phát triển chung của Thủ đô.

T. VƯƠNG - T.CHÍ
TIN LIÊN QUAN

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Tri ân và tạm biệt thầy Park Hang-seo!

TAM NGUYÊN |

Tương lai là điều không thể nói trước, nhưng hiện tại, xin cảm ơn và tạm biệt thầy Park Hang-seo.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.