Xét nghiệm COVID-19 ở BV Hồng Ngọc phải nộp thêm 900 nghìn khám sàng lọc

THẢO Anh |

Theo phản ánh của bạn đọc với Báo Lao Động, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc đang nhập nhằng trong việc thu phí xét nghiệm COVID-19 phương pháp RT-PCR với mức giá 1.634.000 đồng (theo quy định của Bộ Y tế là 734.000 đồng/1mẫu xét nghiệm). Hoá đơn ghi một đằng, nhân viên giải thích một nẻo.

Phiếu thu ghi một đằng, giải thích một nẻo

Hôm nay 21.7, chia sẻ của chị N.L về việc "xét nghiệm COVID-19 RT-PCR tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc buộc phải mua thêm gói khám sàng lọc 900.000 đồng nhưng chỉ đo huyết áp và đo nhịp tim" đã gây xôn xao mạng xã hội. Bài đăng này nhận về 2,4 nghìn lượt cảm xúc và gần 500 bình luận.

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, chủ nhân bài đăng này - chị N.L (Hà Nội) cho biết thời gian chị đến Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam (đường Phạm Hùng) để xét nghiệm COVID-19 phương pháp RT-PCR là khoảng 4h chiều ngày 18.7 do có việc cần đi Quảng Ninh.

"Nhân viên điều tra dịch tễ chỉ hỏi qua có sốt không và có đi từ vùng dịch về không. Sau đó chúng tôi đến quầy thu tiền, bạn thu ngân hướng dẫn khám sàng lọc hết 900.000 đồng và xét nghiệm bằng phương pháp PCR hết 734.000 đồng. Tổng số tiền thanh toán là 1.634.000 nghìn đồng.

Bạn tôi có hỏi lại là tại sao phải khám sàng lọc vì nhu cầu của bọn mình chỉ là xét nghiệm thôi. Bạn thu ngân nói rằng phí này là bắt buộc. Sau đó bọn tôi vẫn nộp tiền vì nghĩ nếu là bắt buộc và khám sàng lọc kĩ càng xem như kiểm tra sức khoẻ cũng là việc tốt" - chị N.L kể lại.

Phiếu thu và tin nhắn phản ánh của chị N.L đến bệnh viện. Ảnh:NVCC.

Tuy nhiên, điều khiến chị N.L bức xúc là đến lúc vào khám chỉ có một bác sĩ nam đo huyết áp bằng máy cầm tay và đo nhịp tim bằng tai nghe, sau đó lấy dịch mũi, họng và thông báo khách hàng đi về. Quá trình này diễn ra vỏn vẹn 5 phút.

"Bạn tôi rất thắc mắc và hỏi lại tại sao khám sàng lọc mà chỉ như thế thôi thì nhân viên cũng không giải thích được. Sau đó khi về đến nhà thì tôi có nhắn tin phản ánh nhưng bệnh viện không phản hồi. Tuy nhiên đến tận 12h trưa hôm nay (sau 3 ngày) họ mới liên hệ lại sau khi tôi nhắn tin là không thể chờ đợi thêm nữa và đăng phản ánh lên mạng xã hội" - chị N.L bức xúc.

Theo giải thích của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc với chị N.L thì do là cơ sở y tế tư nhân nên phải có chi phí rủi ro vì nếu một bệnh nhân nhiễm COVID-19 họ sẽ tổn thất rất lớn.

"Họ xin lỗi bạn tôi vì nhân viên đã không giải thích rõ ràng. Lỗi của họ là đã tách khám sàng lọc ra thu 900.000 đồng. Bệnh viện đã họp lại và sẽ thống nhất gộp chung lại một gói xét nghiệm RT-PCR hết 1.200.000 đồng. Tuy nhiên chúng tôi đã yêu cầu bệnh viện phải làm văn bản phản hồi chứ không phản hồi qua điện thoại như thế được vì không có căn cứ. Tuy nhiên đến thời điểm này, bệnh viện chưa phản hồi chính thức" - chị N.L cho hay.

Đáng nói, vào lúc 16h15 chiều nay 21.7, phóng viên Báo Lao Động được nhân viên hotline Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam tư vấn: "Hiện tại giá xét nghiệm RT-PCR đối với người Việt Nam là 1.634.000 đồng". Khi được hỏi mức giá này có bao gồm khám sàng lọc không, nhân viên này tư vấn: "Mức giá không bao gồm gì cả chỉ có xét nghiệm. Còn người bệnh đương nhiên sẽ được bác sĩ khám, sàng lọc y tế nhưng không tính phí. Ngoài giờ hành chính, chi phí xét nghiệm tăng thêm 20%".

Không được khám sàng lọc vẫn thu 900.000 đồng

Sau khi câu chuyện của chị N.L được đăng tải, rất nhiều người đã bức xúc phản ánh họ đã gặp phải câu chuyện tương tự khi đi xét nghiệm dịch vụ COVID-19 tại bệnh viện này. Họ thậm chí không được khám sàng lọc nhưng vẫn bị thu số tiền như vậy.

Anh N.V.Tú (Văn Lâm, Hưng Yên) xét nghiệm tại Bệnh viện Đa Khoa Hồng Ngọc cơ sở Yên Ninh từ ngày 5.6 bức xúc cho biết: "Lúc tôi đến xét nghiệm tôi thắc mắc 900.000 đồng là tiền khám gì, họ bảo đó là gói combo bắt buộc phải làm thì mới xét nghiệm. Tôi chấp nhận nhưng đóng tiền xong thì không hề khám sàng lọc gì cả mà chỉ khai báo y tế và lấy mẫu.

BVĐK Hồng Ngọc có giấy mời anh N.V.Tú lên làm việc sau phản ánh về giá xét nghiệm.

Tôi cũng đã làm việc với bệnh viện nhiều lần nhưng họ quanh co đẩy trách nhiệm từ người nọ sang người kia. Đến hôm gần đây nhất tôi yêu cầu bệnh viện gửi văn bản xin lỗi đàng hoàng nhưng họ gửi văn bản mời lên làm việc, nhưng tôi không đến. Còn việc họ giải thích 900.000 đồng là phí rủi ro của bệnh viện thì tôi thấy không thoả đáng vì bao nhiêu người đang làm việc tuyến đầu rất vất vả và nguy cơ hơn nhiều" - anh N.V. Tú cho hay.

Sau khi chị N.L đăng câu chuyện của mình, nhiều người phản ánh họ đã gặp phải tình trạng tương tự. Ảnh: NVCC.

Từ sự việc này, nhiều người bày tỏ bức xúc do bỏ tiền mua dịch vụ không xứng đáng. Bệnh viện đang nhập nhèm không rõ ràng, ghi trên phiếu thu một đằng, giải thích một nẻo.

Báo Lao Động sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này đến quý bạn đọc.

THẢO Anh
TIN LIÊN QUAN

Cứ chen chúc chờ xét nghiệm COVID-19 thì Hà Nội rất dễ “bung”, “toang"

Linh Anh |

Phải đến hàng trăm người chen nhau trước cửa Viện Kiểm định Quốc gia Vaccine và Sinh phẩm y tế (Hà Nội) để vào xét nghiệm và nhận chứng nhận âm tính với SARS-CoV-2.

70% dân số Việt Nam được tiêm vaccine COVID-19, liệu có đạt?

AN AN |

Việt Nam đã phát động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử với mục tiêu tiêm 150 triệu liều vaccine COVID-19 cho 70% dân số. Tuy nhiên, với tiến độ tiêm hiện tại, nhiều người dân đặt câu hỏi liệu chúng ta có đạt được mục tiêu đề ra.

Người dân mong chờ được tiêm vaccine COVID-19, Việt Nam có tiêm chậm trễ?

AN An |

Theo phân tích của các chuyên gia y tế, tiêm vaccine COVID-19 phải trải qua một quy trình ở cấp độ an toàn cao nhất nên để tiêm vaccine cho người dân sẽ lâu hơn. Tuy nhiên, trước tình hình phức tạp của dịch bệnh và nhu cầu chính đáng của người dân, tiến độ tiêm vaccine COVID-19 phải cần đẩy nhanh hơn nữa.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cứ chen chúc chờ xét nghiệm COVID-19 thì Hà Nội rất dễ “bung”, “toang"

Linh Anh |

Phải đến hàng trăm người chen nhau trước cửa Viện Kiểm định Quốc gia Vaccine và Sinh phẩm y tế (Hà Nội) để vào xét nghiệm và nhận chứng nhận âm tính với SARS-CoV-2.

70% dân số Việt Nam được tiêm vaccine COVID-19, liệu có đạt?

AN AN |

Việt Nam đã phát động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử với mục tiêu tiêm 150 triệu liều vaccine COVID-19 cho 70% dân số. Tuy nhiên, với tiến độ tiêm hiện tại, nhiều người dân đặt câu hỏi liệu chúng ta có đạt được mục tiêu đề ra.

Người dân mong chờ được tiêm vaccine COVID-19, Việt Nam có tiêm chậm trễ?

AN An |

Theo phân tích của các chuyên gia y tế, tiêm vaccine COVID-19 phải trải qua một quy trình ở cấp độ an toàn cao nhất nên để tiêm vaccine cho người dân sẽ lâu hơn. Tuy nhiên, trước tình hình phức tạp của dịch bệnh và nhu cầu chính đáng của người dân, tiến độ tiêm vaccine COVID-19 phải cần đẩy nhanh hơn nữa.