WHO tích cực tìm kiếm nguồn thuốc hiếm giải độc Botulinum hỗ trợ Việt Nam

Thùy Linh |

Sáng 23.5, theo thông tin từ Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang khẩn trương liên hệ tìm nguồn thuốc hiếm - BAT điều trị ngộ độc Botulinum để hỗ trợ Việt Nam điều trị bệnh nhân.

Theo Cục Quản lý dược, ngộ độc Botulinum là ngộ độc do nhiễm độc tố vi khuẩn Clostridium Botulinum. Ngộ độc này rất hiếm xảy ra, ở Việt Nam và trên thế giới.

Nguyên nhân chính là do người bệnh nhiễm độc tố vi khuẩn trong thực phẩm kém chất lượng, ăn phải các loại thức ăn bảo quản không tốt. Từ năm 2020 đến nay rải rác có một vài ca bệnh/năm, gần đây có 3 ca tại TP.Hồ Chí Minh.

Với các trường hợp ngộ độc Botulinum đang mắc tại TP.Hồ Chí Minh, ngay khi nhận được báo cáo của Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh ngày 21.5.2023, Cục Quản lý dược đã khẩn trương liên hệ, trao đổi và làm việc với WHO để hỗ trợ giải quyết.

Với sự hỗ trợ nhiệt tình của Bộ phận Chăm sóc sức khỏe toàn dân, môi trường và lối sống lành mạnh của WHO, WHO đang khẩn trương liên hệ để tìm nguồn thuốc hỗ trợ.

Ngoài ra Cục Quản lý Dược cũng đã đề nghị Bệnh viện Chợ Rẫy liên hệ với các công ty nhập khẩu, nhà cung ứng để có thêm nguồn cung ứng thuốc.

Về giải pháp lâu dài cho vấn đề thiếu thuốc hiếm tại Việt Nam, Bộ Y tế cho biết Bộ Y tế đã báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ và Thủ tướng đã đồng ý và chỉ đạo Bộ Y tế xây dựng cơ chế đảm bảo thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung.

Trong các giải pháp thực hiện, một giải pháp quan trọng là thành lập các trung tâm tồn trữ thuốc hiếm nguồn cung tại các vùng kinh tế - xã hội và đặc biệt là cơ chế để có thể thanh toán các thuốc hiếm về nguồn cung đã tồn trữ nhưng hết hạn do không phải dùng đến vì không có bệnh nhân.

Theo Bộ Y tế, do bệnh này rất hiếm xảy ra nên nguồn cung đối với thuốc chữa bệnh này (thuốc BAT) trên thế giới cũng rất hiếm.

Vì vậy, đây là thuốc không dễ chủ động về nguồn cung. Bên cạnh đó giá của thuốc này cũng rất cao. BAT hiện chưa nằm trong danh mục các thuốc được bảo hiểm chi trả.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần hết sức lưu ý, không bảo quản và sử dụng thức ăn đã được chế biến từ lâu, đảm bảo an toàn thực phẩm, tránh nguy cơ ngộ độc nói chung, ngộ độc độc tố Botulinum nói riêng.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Cảnh báo ngộ độc C.Botulinum trong thực phẩm

Nguyễn Ly |

Liên quan đến vụ việc nhiều chùm ca bệnh nhiễm chất kịch độc Clostridium botulinum (C.Botulinum), các chuyên gia lo ngại với tình hình an toàn thực phẩm hiện nay, số chùm ca bệnh ngộ độc Botulinum sẽ còn được phát hiện.

Thiếu thuốc hiếm để giải độc cứu bệnh nhân, Bộ Y tế giải quyết thế nào?

Thùy Linh |

Nguồn dự trữ thuốc giải độc Botulinum - một loại thuốc hiếm - đã hết nên tính mạng của các bệnh nhân đang "ngàn cân treo sợi tóc".

Thuốc chữa kịch độc Botulinum đã hết, bệnh nhân chỉ biết chờ đợi phép màu

NGUYỄN LY |

Những ngày qua, TP Hồ Chí Minh liên tiếp xuất hiện chùm ca bệnh liên quan đến ngộ độc Botulinum. Đây là chất kịch độc, phải có thuốc BAT để giải độc nhưng điều đáng buồn loại thuốc này rất hiếm, nguồn dự trữ thuốc này đã hết nên các bệnh nhân hiện nhiễm kịch độc này mạng sống như đang treo trước gió.

Thách thức với tham vọng phổ cập 100% taxi điện

Quốc Dân |

Ông Nguyễn Công Hùng - Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội - nhận định sẽ còn nhiều khó khăn và rào cản trong quá trình phổ cập 100% taxi điện. Trong đó, tập trung nhiều ở các yếu tố bao gồm giá thành, hạ tầng và xử lí pin sau khi sử dụng.

Dấu hiệu làm giả hồ sơ tại gói thầu 34,8 tỉ đồng ở Khánh Hòa

Hữu Long |

Khánh Hòa - Quá trình mở gói thầu, địa phương phát hiện nhà thầu không cung cấp được bản gốc bằng đại học và chứng chỉ chỉ huy trưởng công trình… Xác minh tại trường đại học cũng cho ra kết quả “không cấp bằng” với cán bộ nhà thầu.

Đang xử lí 127 tổ chức có sai phạm về tài chính, ngân sách

NHÓM PV |

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã chỉ ra việc quản lí sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước ở một số bộ, ngành, địa phương còn sai phạm; việc chấp hành thời hạn báo cáo quyết toán chưa đảm bảo theo đúng quy định.

Đề xuất chi 250 tỉ đồng gom nước mưa tưới cho "vàng trắng" ở Lý Sơn

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Nguồn nước ngầm trên đảo Lý Sơn đang ngày càng cạn kiệt, nhiễm mặn, khiến nông dân trồng hành, tỏi trên hòn đảo này canh cánh nỗi lo mất mùa vì thiếu nước.

10 năm thành lập văn phòng đại diện Báo Lao Động tại Bắc Trung Bộ

Nhóm PV |

10 năm trước, ngày 21.5.2013, phòng làm việc nhỏ tại tầng 2 Trường Cao Đẳng nghề số 1 Nghệ An tại Km số 1 - Đại lộ Lê Nin - TP Vinh - Tỉnh Nghệ An chính thức trở thành trụ sở văn phòng đại diện Báo Lao Động tại Bắc Trung Bộ. Kể từ đó, văn phòng dần phát triển mạng lưới phóng viên ra khắp 7 tỉnh thành, kéo dài từ Ninh Bình – Thừa Thiên Huế. Cùng với 94 năm chiều dài lịch sử của Báo Lao Động, suốt 10 năm qua, văn phòng đại diện Bắc Trung Bộ đã có những đóng góp quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động; tiếng nói của công nhân, viên chức, người lao động Việt Nam.

Cảnh báo ngộ độc C.Botulinum trong thực phẩm

Nguyễn Ly |

Liên quan đến vụ việc nhiều chùm ca bệnh nhiễm chất kịch độc Clostridium botulinum (C.Botulinum), các chuyên gia lo ngại với tình hình an toàn thực phẩm hiện nay, số chùm ca bệnh ngộ độc Botulinum sẽ còn được phát hiện.

Thiếu thuốc hiếm để giải độc cứu bệnh nhân, Bộ Y tế giải quyết thế nào?

Thùy Linh |

Nguồn dự trữ thuốc giải độc Botulinum - một loại thuốc hiếm - đã hết nên tính mạng của các bệnh nhân đang "ngàn cân treo sợi tóc".

Thuốc chữa kịch độc Botulinum đã hết, bệnh nhân chỉ biết chờ đợi phép màu

NGUYỄN LY |

Những ngày qua, TP Hồ Chí Minh liên tiếp xuất hiện chùm ca bệnh liên quan đến ngộ độc Botulinum. Đây là chất kịch độc, phải có thuốc BAT để giải độc nhưng điều đáng buồn loại thuốc này rất hiếm, nguồn dự trữ thuốc này đã hết nên các bệnh nhân hiện nhiễm kịch độc này mạng sống như đang treo trước gió.