Vô sinh và áp lực vô hình của người trẻ

NGUYỄN LY |

TPHCM - Nhiều người trẻ trong độ tuổi sinh sản nhưng bị vô sinh. Điều này khiến không ít người trẻ chịu áp lực cả về thể chất lẫn tinh thần.

Đã 8 năm kết hôn, hai vợ chồng chị Nguyễn Thị Nga (tên nhân vật đã được thay đổi, 30 tuổi, TPHCM) vẫn trong "hành trình tìm con". Theo hồ sơ bệnh án, chị Nga có tiền sử mắc u buồng trứng, chị đã phẫu thuật để bảo tồn sức khỏe sinh sản, còn chồng chị tinh trùng yếu nên cũng được bác sĩ ca thiệp suốt nhiều năm.

Tới thời điểm hiện tại, hai vợ chồng chị Nga đã thực hiện IVF (thụ tinh nhân tạo) được 4 lần, nhưng may mắn vẫn chưa mỉm cười với anh chị.

“Nhiều lúc hai vợ chồng cứ động viên nhau để cùng vượt qua giai đoạn này, nhưng thực sự rất buồn và áp lực trên hành trình này”, chị Nga tâm sự.

Còn với trường hợp anh Nhật (43 tuổi) là con một, anh đã kết hôn hai năm nhưng vợ chồng "không có tin vui". Cuối năm 2023, vợ chồng anh đến Trung tâm hỗ trợ sinh sản IVF Tâm Anh TPHCM khám, phát hiện mật độ tinh trùng của anh Nhật rất thấp, khó có con tự nhiên. Xét nghiệm di truyền phát hiện anh mắc hội chứng Jacob thừa một nhiễm sắc thể Y trong nhiễm sắc thể giới tính, 47XYY (ở nam giới bình thường 47XY), dẫn đến giảm khả năng sản xuất tinh trùng.

“Bố mẹ tôi đã già yếu, sẽ không chịu nổi cú sốc con vô sinh”, anh Nhật chia sẻ.

Bác sĩ cho biết, tinh dịch đồ của anh Nhật vẫn có tinh trùng dù số lượng ít, tỉ lệ di động 1% (thông thường độ di động 30%) nên không cần phẫu thuật. Anh được thu mẫu tinh trùng thụ tinh ống nghiệm với trứng của vợ, nuôi cấy được 5 phôi ngày 5 và 2 phôi ngày 6.

Bốn phôi đủ điều kiện được sàng lọc di truyền, ghi nhận hai phôi bất thường nhiễm sắc thể. Bác sĩ chuyển một phôi khỏe mạnh vào tử cung người vợ giúp chị đậu thai. Thai nhi hiện 16 tuần, phát triển khỏe mạnh.

“Khi biết tôi mang thai, hai bên nội ngoại đều rất vui chờ cháu chào đời”, vợ chồng anh Nhật vui vẻ nói.

ThS.BS Dương Quang Huy - Trưởng Đơn vị Nam học Trung tâm hỗ trợ sinh sản IVF Tâm Anh TPHCM, cho biết trường hợp anh Nhật khó điều trị hơn. Y văn thế giới chỉ ghi nhận vài trường hợp đột biến gene tương tự tìm thấy tinh trùng.

Hiện nay, có khoảng 50% vợ chồng vô sinh đến điều trị, có nguyên nhân xuất phát từ người chồng. Các nguyên nhân vô sinh nam bao gồm không có tinh trùng, tinh trùng bất thường, đột biến gene, bất thường nhiễm sắc thể, mắc hội chứng hiếm gặp, bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh, biến chứng sau mắc quai bị, chấn thương ở vùng kín… Nhiều nam giới là con trai một, cháu đích tôn của dòng họ gặp áp lực lớn phải có con bằng tinh trùng tự thân.

Bên cạnh thăm khám kỹ lưỡng, chỉ định các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán toàn diện, bác sĩ giải thích kỹ tình trạng bệnh, tư vấn tâm lý giúp người bệnh giảm áp lực. Với những trường hợp dù đã được vi phẫu tìm tinh trùng từ tinh hoàn vẫn không có tinh binh, bác sĩ tư vấn các hướng điều trị dự phòng như thụ tinh ống nghiệm từ tinh trùng hiến tặng.

NGUYỄN LY
TIN LIÊN QUAN

9 năm 12 lần chuyển phôi, người phụ nữ hiếm muộn mới được làm mẹ

Hương Giang |

Ròng rã 9 năm chữa hiếm muộn, với 12 lần chuyển phôi, 3 lần chọc trứng, 2 lần đẻ non lúc 24 tuần, 3 lần khâu eo buồng tử cung, 1 lần mổ polyp... chị Nguyễn Thị Trang (Ninh Bình) tưởng chừng đã hết hy vọng làm mẹ.

Người ươm những mầm xanh cho các gia đình hiếm muộn

Hương Giang |

Bác sĩ CKI Phạm Văn Hưởng – Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cứ mải miết cả ngày với “núi” công việc thăm khám, chữa bệnh, tư vấn điều trị cho các cặp vợ chồng hiếm muộn thực hiện phẫu thuật, thủ thuật,… và làm công tác quản lý. Để gặp được anh, tôi phải tranh thủ lúc anh ký xong tập hồ sơ bệnh án dày bằng cả 2 gang tay.

Vô sinh nam, teo tinh hoàn do biến chứng quai bị vẫn có thể có con

Hương Giang |

Sau khi kết hôn được 1 năm, vợ chồng anh Hải (SN 1993) và chị Thơm (SN 1995) không khỏi hụt hẫng, buồn chán trước thông tin anh Hải bị vô sinh nam do teo tinh hoàn bởi biến chứng quai bị năm 17 tuổi.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6: Bóng chuyền Việt Nam không dự giải châu Á

HOÀNG HUÊ |

Bóng chuyền Việt Nam rút lui khỏi giải châu Á, Ngọc Thuân ghi dấu ấn... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6.

9 năm 12 lần chuyển phôi, người phụ nữ hiếm muộn mới được làm mẹ

Hương Giang |

Ròng rã 9 năm chữa hiếm muộn, với 12 lần chuyển phôi, 3 lần chọc trứng, 2 lần đẻ non lúc 24 tuần, 3 lần khâu eo buồng tử cung, 1 lần mổ polyp... chị Nguyễn Thị Trang (Ninh Bình) tưởng chừng đã hết hy vọng làm mẹ.

Người ươm những mầm xanh cho các gia đình hiếm muộn

Hương Giang |

Bác sĩ CKI Phạm Văn Hưởng – Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cứ mải miết cả ngày với “núi” công việc thăm khám, chữa bệnh, tư vấn điều trị cho các cặp vợ chồng hiếm muộn thực hiện phẫu thuật, thủ thuật,… và làm công tác quản lý. Để gặp được anh, tôi phải tranh thủ lúc anh ký xong tập hồ sơ bệnh án dày bằng cả 2 gang tay.

Vô sinh nam, teo tinh hoàn do biến chứng quai bị vẫn có thể có con

Hương Giang |

Sau khi kết hôn được 1 năm, vợ chồng anh Hải (SN 1993) và chị Thơm (SN 1995) không khỏi hụt hẫng, buồn chán trước thông tin anh Hải bị vô sinh nam do teo tinh hoàn bởi biến chứng quai bị năm 17 tuổi.