Việt Nam đặt mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2035

Thùy Linh |

Giống nhiều quốc gia khác, Việt Nam đang phải đối mặt nguy cơ bệnh lao bùng phát trong cộng đồng. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính trong 2 năm 2020-2021, số lượng và tỉ lệ tử vong do lao tăng trở lại so với giai đoạn trước đây.

Tỉ lệ tử vong của bệnh nhân lao rất cao, khoảng 50%

Theo TS.BS Đinh Văn Lượng - Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, số lượng bệnh nhân tử vong do bệnh lao trong năm 2021 được ước tính là 12.000 người, tăng 35,8% với năm 2020. Nếu không được phát hiện và điều trị, tỉ lệ tử vong của bệnh nhân lao rất cao, khoảng 50%.

"Trong năm 2022, đại dịch COVID-19 vẫn chưa hoàn toàn kết thúc, số ca mắc COVID-19 trong cộng đồng vẫn tồn tại. Do đó, song song với tăng cường công tác phòng chống lao tại các tuyến, các biện pháp đảm bảo an toàn bệnh viện, an toàn của cộng đồng trước đại dịch COVID-19 cũng cần được lưu tâm" - ông Lượng nói.

Trước tình hình bệnh lao đối mặt với nhiều thách thức sau đại dịch COVID-19, Chương trình Chống lao Quốc gia dự kiến điều chỉnh thời gian chấm dứt bệnh lao vào năm 2035, phù hợp với chiến lược chấm dứt bệnh lao toàn cầu.

Chương trình Chống lao quốc gia được đầu tư rất nhiều nguồn lực để bảo đảm tất cả bệnh nhân lao được khám, phát hiện và điều trị, ưu tiên tăng cường phát hiện bệnh lao trên toàn quốc, đặc biệt là phát hiện chủ động trong cộng đồng, phát hiện tích cực tại cơ sở y tế, kết hợp phát hiện thường quy, tiếp sau đó là đảm bảo chất lượng quản lý điều trị, mở rộng hệ thống xét nghiệm nhanh, chính xác để kịp thời phát hiện sớm bệnh nhân mắc lao và ngăn chặn nguồn lây.

Báo cáo kết quả hoạt động và giải trình chi tiêu minh bạch

Tại lễ kỷ niệm Ngày Thế giới phòng chống lao 24.3 do Bộ Y tế tổ chức, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết: Từ hiện tại đến đích cuối cùng để chấm dứt bệnh lao còn rất xa và nhiều khó khăn thách thức.

Trong giai đoạn tới, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh rằng Chương trình phòng chống lao quốc gia sẽ cần phải tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng như:

Tăng cường vận động để nhận được sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị hỗ trợ công tác phòng chống lao, thể hiện qua việc cụ thể hóa và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy nói chung về khám chữa bệnh và văn bản riêng về công tác phòng chống lao. Kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới phòng chống lao từ trung ương tới địa phương.

Đồng thời, phải huy động sự hưởng ứng của cả cộng đồng với công tác phòng chống lao, tăng cường tiếp cận của người dân với các dịch vụ y tế, chủ động tham gia tìm kiếm dịch vụ khám và điều trị bệnh lao, vượt qua mọi rào cản từ cả phía người bệnh cũng như thầy thuốc và xã hội...

Đẩy mạnh triển khai các tiếp cận mới như phát hiện chủ động, phát hiện tích cực bệnh lao trong các nhóm nguy cơ, tại vùng sâu xa nhằm tăng cường sự tiếp cận của người dân với các dịch vụ phát hiện, chẩn đoán, điều trị bệnh lao.

Các can thiệp nhằm mở rộng mạng lưới phòng chống lao cũng sẽ được ưu tiên triển khai trong giai đoạn tới như: Phối hợp y tế công tư; phối hợp giữa chương trình phòng chống lao và HIV; huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội, dân sự trong công tác phòng chống lao.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, cần vận động đầu tư đa nguồn cho công tác phòng chống lao bao gồm ngân sách Nhà nước, ngân sách địa phương, tài trợ quốc tế, bảo hiểm Y tế, xã hội hoá.

"Áp dụng chiến lược kết hợp vận động tăng nguồn lực trong nước cho công tác phòng chống lao với triển khai hiệu quả các can thiệp kỹ thuật, báo cáo kết quả hoạt động và giải trình chi tiêu minh bạch, từ đó có thể tăng huy động được các nguồn tài trợ quốc tế cho công tác phòng chống lao trên toàn quốc" - Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nói.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Sớm chấm dứt bệnh lao trong công nhân, người lao động

Minh Thành |

Dịch tễ lao ở Việt Nam hiện vẫn còn cao, xếp thứ 10 trong 30 nước có gánh nặng bệnh nhân lao cao trên thế giới và xếp thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất trên toàn cầu. Theo thống kê, tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 12.000 ca tử vong liên quan đến bệnh lao. “Đúng! Chúng ta có thể chấm dứt bệnh lao” là chủ đề của Ngày Thế giới phòng chống lao năm 2023.

Bệnh lao ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người lao động

Thùy Linh |

Bệnh lao do vi khuẩn lao gây nên. Sau khi phơi nhiễm, vi khuẩn lao có thể gây tổn thương ở rất nhiều các bộ phận của cơ thể, tuy vậy phần lớn gặp ở thể lao phổi. Bệnh lao nghề nghiệp là một trong 25 bệnh nghề nghiệp được Nhà nước đền bù hiện nay ở Việt Nam.

40% số bệnh nhân lao chưa được phát hiện

thùy linh |

Theo thông tin mới nhất từ Chương trình Phòng chống Lao Quốc gia, Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao với 169.000 người người mắc bệnh lao và 12.000 người tử vong do lao năm 2021 (báo cáo Global Tuberculosis Report 2022 – WHO).

Doanh nghiệp du lịch kì vọng mùa lễ 30.4 bùng nổ

Thanh Chân - Ngọc Lê |

TPHCM - Theo các doanh nghiệp du lịch, lữ hành, kì nghỉ lễ 30.4 - 1.5 năm nay kéo dài nhiều ngày nên người tiêu dùng có đa dạng sự lựa chọn tour du lịch. Đến nay, sức mua của du khách tăng cao, nhiều hành trình chỉ còn một vài chỗ trống. Đặc biệt, dịp lễ năm nay, du lịch nước ngoài là xu thế chính của thị trường.

Chất kích thích, chất gây nghiện gặm nhấm tương lai của trẻ nhỏ

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Hiện nay, với sự phát triển của cuộc sống, trẻ em có cơ hội tiếp xúc với nhiều môi trường từ thực phẩm, vui chơi, vật dụng hàng ngày nên ít nhiều sẽ gặp các đồ chứa các chất kích thích. Dù là vô tình hay cố ý, nhưng tất cả đều nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của trẻ.

Bệnh nhân K nằm ghép, nhà điều trị xây xong lại khóa cửa vì thiếu thang máy

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Sau phẫu thuật, các bệnh nhân ung thư ở Khoa Ung bướu - Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị phải nằm 2 người trên 1 giường bệnh. Trong lúc đó, công trình nhà điều trị xây xong vẫn phải đóng cửa vì chưa có… thang máy.

Ông Nguyễn Đức Chung giải trình việc trồng cây xanh ở nhà bố mẹ đẻ

Việt Dũng |

Cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng, không chỉ đạo "miệng" cấp dưới đặt hàng cây xanh của người quen và ông cũng không nhận tiền cảm ơn.

Hàng loạt máy móc, thiết bị đắp chiếu của BV Bạch Mai hoạt động trở lại

Thùy Linh |

Ngay sau khi Nghị định 07 và Nghị quyết 30 của Chính phủ được ban hành đã tháo gỡ được nhiều "nút thắt". Tại Bệnh viện Bạch Mai - một trong những "điểm nóng" về thiếu trang thiết bị y tế, phục vụ người bệnh, hiện nay, sau gần 1 tháng các quy định mới được ban hành, nhiều máy móc đã hoạt động trở lại.

Sớm chấm dứt bệnh lao trong công nhân, người lao động

Minh Thành |

Dịch tễ lao ở Việt Nam hiện vẫn còn cao, xếp thứ 10 trong 30 nước có gánh nặng bệnh nhân lao cao trên thế giới và xếp thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất trên toàn cầu. Theo thống kê, tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 12.000 ca tử vong liên quan đến bệnh lao. “Đúng! Chúng ta có thể chấm dứt bệnh lao” là chủ đề của Ngày Thế giới phòng chống lao năm 2023.

Bệnh lao ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người lao động

Thùy Linh |

Bệnh lao do vi khuẩn lao gây nên. Sau khi phơi nhiễm, vi khuẩn lao có thể gây tổn thương ở rất nhiều các bộ phận của cơ thể, tuy vậy phần lớn gặp ở thể lao phổi. Bệnh lao nghề nghiệp là một trong 25 bệnh nghề nghiệp được Nhà nước đền bù hiện nay ở Việt Nam.

40% số bệnh nhân lao chưa được phát hiện

thùy linh |

Theo thông tin mới nhất từ Chương trình Phòng chống Lao Quốc gia, Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao với 169.000 người người mắc bệnh lao và 12.000 người tử vong do lao năm 2021 (báo cáo Global Tuberculosis Report 2022 – WHO).