Việt Nam có được sử dụng vaccine Sputnik-V của Nga khi tham gia đóng ống?

Thùy Linh |

Việc Việt Nam đóng ống vaccine phòng COVID-19 Spunik-V từ bán thành phẩm với quy mô sản xuất là 5 triệu liều một tháng, bắt đầu từ tháng 7, là tiền đề tiến tới chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine ngừa COVID-19 với quy mô 100 triệu liều/năm.

Ngày 15.5, Công ty Vabiotech đã chính thức ký thỏa thuận với Nga về việc gia công, đóng ống vaccine Sputnik-V. Thời gian triển khai bắt đầu từ tháng 7.

Theo thông tin từ Công ty TNHH MTV Vaccine và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech), doanh nghiệp này đã chính thức ký thỏa thuận với Quỹ Đầu tư Trực tiếp của Nga về việc đóng ống vaccine phòng COVID-19 Spunik-V từ bán thành phẩm. Quy mô sản xuất là 5 triệu liều một tháng, bắt đầu từ tháng 7.

Đây là tiền đề tiến tới chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine ngừa COVID-19 với quy mô 100 triệu liều/năm.

Ông Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch Công ty Vabiotech, cho biết: “Vabiotech chỉ đảm trách phần gia công nên toàn bộ số vaccine thành phẩm sẽ do phía Nga quyết định xem có được giữ lại Việt Nam một phần hay chuyển toàn bộ về quốc gia này để họ phân phối. Hai bên vẫn chưa có thỏa thuận chính thức".

Bên cạnh đó, Vabiotech đang tích cực đàm phán với đối tác Nhật Bản để sớm tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine COVID-19, nhanh chóng cung ứng cho Việt Nam.

Trước đó, chiều 2.6, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã có buổi làm việc cùng đại diện Quỹ Đầu tư Trực tiếp của Nga (đơn vị đầu tư nghiên cứu và sản xuất vaccine Sputnik-V). Kết quả, quốc gia này đã đồng ý cung ứng cho Việt Nam 20 triệu liều vaccine Sputnik V trong năm 2021.

Với chiến lược "5K + vaccine", ngay từ giữa năm 2020, Chính phủ và Bộ Y tế đã tích cực tiếp cận nhiều nguồn vaccine COVID-19. Hiện tại, Việt Nam đặt mua 124,9 triệu liều vaccine từ 5 nguồn. Đó là Moderna, Sputnik-V, AstraZeneca, Pfizer/BioNTech và Quỹ COVAX Facility.

Ngoài ra, tính đến ngày 13.6, Bộ Y tế đã phê duyệt có điều kiện 4 loại vaccine COVID-19, gồm AZD1222 (do AstraZeneca, Anh, sản xuất), Sputnik-V (Viện Nghiên cứu Gamaleya, Nga, sản xuất), Vero Cell (Sinopharm, Trung Quốc, sản xuất) và Comirnaty (Pfizer và BioNTech, Đức, điều chế).

Ngày 23.3, Việt Nam phê duyệt khẩn cấp vaccine ngừa Covid-19 Sputnik V của Nga cho nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch. Đây là vaccine Covid-19 thứ hai được Bộ Y tế cấp phép, sau AstraZeneca.

Theo kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 được công bố trên tạp chí The Lancet, vaccine Sputnik V có hiệu quả lên tới 91,6 %. Đối với tình nguyện viên trên 60 tuổi, tỷ lệ này là 91,8%. Sau tiêm, 98% tình nguyện viên sản sinh kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2.

Với kết quả này, Sputnik V là một trong 3 vaccine có hiệu quả bảo vệ tốt nhất thế giới, bên cạnh Moderna và Pfizer.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Cấp phép khẩn cấp vaccine Nanocovax nếu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 tốt

Thùy Linh |

Hiện nay vaccine Nanocovax của Nanogen được coi là ứng viên tiềm năng nhất của Việt Nam. Cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 trên 13.000 người đã được khởi động. Nếu Nanocovax vượt qua cuộc thử nghiệm lâm sàng này với kết quả tốt, thì có khả năng được phê chuẩn khẩn cấp không cần thông qua thử nghiệm pha 4 được không? Việc bỏ qua giai đoạn 4 thì có căn cứ khoa học hay không?

Những người đã tiêm vaccine COVID-19 cần làm gì để hạn chế lây nhiễm virus?

Thùy Linh |

Trên thực tế có những loại vaccine hiệu lực bảo vệ với 90% nhưng có vaccine chỉ hiệu lực bảo vệ khoảng 50%-60%. Điều này có nghĩa là một số người đã tiêm vaccine COVID-19 vẫn có khả năng mang virus và lây bệnh cho người khác. Vậy chúng ta cần làm gì để hạn chế lây nhiễm virus và nâng cao hiệu quả phòng tránh bệnh?

Ứng viên vaccine COVID-19 tiềm năng của Việt Nam sử dụng công nghệ nào?

Thùy Linh |

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, miễn dịch cộng đồng với COVID-19 chỉ có thể đạt được khi 70% dân số được tiêm chủng vaccine. Do đó, hiện nay các quốc gia đều đang nỗ lực hết công suất trong cuộc đua này.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cấp phép khẩn cấp vaccine Nanocovax nếu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 tốt

Thùy Linh |

Hiện nay vaccine Nanocovax của Nanogen được coi là ứng viên tiềm năng nhất của Việt Nam. Cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 trên 13.000 người đã được khởi động. Nếu Nanocovax vượt qua cuộc thử nghiệm lâm sàng này với kết quả tốt, thì có khả năng được phê chuẩn khẩn cấp không cần thông qua thử nghiệm pha 4 được không? Việc bỏ qua giai đoạn 4 thì có căn cứ khoa học hay không?

Những người đã tiêm vaccine COVID-19 cần làm gì để hạn chế lây nhiễm virus?

Thùy Linh |

Trên thực tế có những loại vaccine hiệu lực bảo vệ với 90% nhưng có vaccine chỉ hiệu lực bảo vệ khoảng 50%-60%. Điều này có nghĩa là một số người đã tiêm vaccine COVID-19 vẫn có khả năng mang virus và lây bệnh cho người khác. Vậy chúng ta cần làm gì để hạn chế lây nhiễm virus và nâng cao hiệu quả phòng tránh bệnh?

Ứng viên vaccine COVID-19 tiềm năng của Việt Nam sử dụng công nghệ nào?

Thùy Linh |

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, miễn dịch cộng đồng với COVID-19 chỉ có thể đạt được khi 70% dân số được tiêm chủng vaccine. Do đó, hiện nay các quốc gia đều đang nỗ lực hết công suất trong cuộc đua này.