Viện Sức khỏe Tâm thần tiếp nhận 3-4 học sinh bị bạo lực học đường/tháng

Thùy Linh |

Theo Viện Sức khoẻ Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, trung bình 1 tháng, viện tiếp nhận 3-4 học sinh bị bắt nạt, bạo lực học đường đến khám. Số lượng ca bệnh này thường đông vào dịp hè hoặc đầu năm học. 

Xuất hiện hình thức bắt nạt qua mạng

BSCK II. Nguyễn Hoàng Yến (Phòng Sức khỏe tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, bắt nạt học đường là việc sử dụng vũ lực, ép buộc, trêu chọc, đe dọa, lạm dụng được lặp đi, lặp lại của người mạnh mẽ hơn về thể chất hoặc quyền lực hơn về địa vị xã hội đối với những người yếu thế.

Các kiểu bắt nạt có thể bằng lời nói, bằng thể chất, bằng quan hệ xã hội và bằng tình dục. Với kiểu bắt nạt bằng lời nói, đây là loại thường gặp nhất.

Đối tượng bắt nạt sử dụng giọng nói hoặc một số hình thức ngôn ngữ cơ thể nhắm tới nạn nhân. Ví dụ gọi tên, biệt danh, lan truyền tin đồn hoặc lời nói không đúng sự thật về nạn nhân. Ngoài ra, la hét, dùng ngôn từ thô lỗ, chế giễu hoặc cười nhạo cũng được xếp vào hành vi bắt nạt bằng lời nói.

Bắt nạt thể chất là hành vi đánh nhau, xô đẩy, phá hủy tài sản... Bắt nạt thể chất thường xảy ra sau khi có các loại bắt nạt khác trước đó như bằng lời nói, đe dọa, trêu chọc.

Hành vi dạng này có thể để lại hậu quả nặng nề về cả thể chất và tinh thần cho nạn nhân. Bắt nạt bằng quan hệ xã hội là dạng sử dụng mối quan hệ với mục đích làm tổn hại danh tiếng hoặc vị thế xã hội của nạn nhân. Không giống hai loại trên, loại bắt nạt này không công khai và có thể kéo dài mà không bị chú ý.

Theo bác sĩ, trong thời đại 4.0 xuất hiện hình thức bắt nạt qua mạng. Đây là hình thức bắt nạt của thế kỷ XXI, đối tượng sử dụng công nghệ để quấy rối, đe dọa, làm nạn nhân xấu hổ.

Hành vi này đang diễn ra ngày càng phổ biến thông qua các mạng xã hội và thường gặp ở học sinh trung học cơ sở hơn là học sinh tiểu học.

Ngoài ra, còn có hành vi bắt nạt tình dục. Đối tượng bắt nạt sử dụng hành vi hoặc lời nói tác động đến giới tính hoặc các vấn đề thuộc về giới tính của người khác. Hành vi đụng chạm vào phần cơ thể nhạy cảm hoặc sử dụng ngôn ngữ xúc phạm về tình dục cũng được coi là bắt nạt tình dục.

Hệ lụy nặng nề, trẻ có thể tự hủy hoại bản thân

Có thể nói, bắt nạt, bạo lực học đường có thể ảnh hưởng rất lớn đến thể chất, tinh thần của học sinh.

Nổi bật gần đây là vụ một nữ sinh ở TP. Vinh, Nghệ An tự tử khiến dư luận dậy sóng. Tiếp đó, sinh viên Trường Đại học FPT sử dụng bạo lực học đường để giải quyết mâu thuẫn. Gần đây nhất, một nữ sinh lớp 8 ở Hoài Đức bị đánh hội đồng.

Bắt nạt học đường đang trở thành một vấn nạn nghiêm trọng. Điều đáng nói, hành vi này sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề khác.

BSCK II. Nguyễn Hoàng Yến chia sẻ: Học sinh bị bắt nạt sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất. Nạn nhân có thể bị ảnh hưởng ngay sau khi bị bắt nạt, điển hình là nhiều trẻ phải nhập viện sau những vụ bạo hành hay bạo lực học đường. Những trẻ bị bắt nạt thường có sức khỏe thể chất kém so với bạn đồng trang lứa.

Bị bắt nạt khiến trẻ bị stress cấp tính và kéo dài. Việc lặp đi lặp lại của hành vi bắt nạt làm thay đổi sự đáp ứng với stress của nạn nhân. Đặc biệt, trong thời gian dài, hệ thống hormone đáp ứng stress suy giảm chức năng và dẫn đến phản ứng căng thẳng yếu đi, từ đó dẫn tới các vấn đề như rối loạn giấc ngủ, cảm xúc, chú ý, học tập…

Bên cạnh đó, trẻ còn gặp các vấn đề trầm cảm, lo âu. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng: Trẻ bị bắt nạt thường có xu thế lòng tự trọng thấp, cảm thấy chán nản, lo lắng và cô đơn. Một số phân tích tổng hợp cho thấy cụ thể mối quan hệ giữa trầm cảm và bị bắt nạt ở trường.

Những cá nhân từng bị bắt nạt trên mạng cho hay, mức độ trầm cảm và ý định tự tử cao hơn, cũng như gia tăng cảm xúc đau khổ, với những người không bị bắt nạt.

Đặc biệt, những trẻ bị bắt nạt có thành tích học tập giảm sút, giảm tương tác xã hội hơn. Vì vậy, phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ giúp trẻ vượt qua hành vi bắt nạt, đồng thời tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất, tinh thần và học tập của trẻ.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Người gây bạo lực học đường cũng cần được chăm sóc tâm lý

Trang Hà |

Theo TS Nguyễn Tùng Lâm – Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam, bạo lực học đường là một vấn nạn không chỉ ảnh hưởng đến nền giáo dục mà còn gây tổn hại đến tâm lý và sự phát triển của học sinh, sinh viên. Khi đối diện bạo lực học đường cần tiếp cận, phòng ngừa, đánh giá và dự báo biểu hiện để có những tác động kiểm soát và giảm thiểu vấn nạn này.

Sinh viên hành hung bạn đổ máu, nhức nhối vấn nạn bạo lực học đường

Vân Trang |

Theo clip được lan truyền trên mạng xã hội, một nam sinh Trường Đại học FPT lao vào đánh tới tấp vào một sinh viên khác. Nạn nhân sau đó bị chảy nhiều máu, phải nhập viện.

2.000 học sinh tham gia diễn đàn phòng, chống bạo lực học đường

QUANG ĐẠI |

2.000 THCS và THPT ở TP Vinh đã được chia sẻ và tư vấn nhận diện và các giải pháp phòng chống bạo lực học đường, nhằm bảo đảm an toàn cho các em ở trong nhà trường cũng như ngoài xã hội.

Lừa đảo rao bán lens máy ảnh trên Facebook, cuỗm tiền cọc của khách hàng

LƯƠNG HẠNH |

Có nhu cầu mua một chiếc lens máy ảnh để phục vụ cho công việc, anh K không ngờ mình bị mất 10,5 triệu đồng từ một đối tượng lừa đảo trên mạng xã hội. Sau khi anh K đăng bài bóc mẽ đối tượng, hàng chục người đã nhắn tin cho anh K và cho biết, họ cũng là nạn nhân của hình thức lừa đảo mới này.

Kiểm tra thông tin bệnh viện chậm trễ phẫu thuật nối ngón tay cho bệnh nhân

An Long |

Chiều 28.5, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Long An Huỳnh Minh Phúc cho biết, đã kiểm tra, xác minh thông tin trên mạng xã hội phản ánh, khoa cấp cứu của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An chậm xử lý phẫu thuật nối đốt tay cho bệnh nhân. Theo đó, Sở Y tế cũng đã yêu cầu Bệnh viện Đa khoa báo cáo về việc này.

Giờ thứ 9: Câu chuyện không có hồi kết - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Hồi đó tôi là một nghệ sỹ chơi đàn organ có tiếng ở các đoàn văn công đi biểu diễn xuyên Việt. Mới 24 tuổi nhưng tôi đã có gần chục năm làm nhạc công. Sở hữu bề ngoài lịch lãm lãng tử, lại thêm ngón đàn điêu luyện, mỗi lần tôi và ban nhạc đứng trên sân khấu biểu diễn là tôi lại cảm thấy hào quang tỏa ra xung quanh mình, không ngạc nhiên lắm nếu tôi có hàng tá cả fan hâm mộ nữ xin chết, suốt dọc miền Nam Bắc nơi chúng tôi đi biểu diễn.

Tin 20h: Bão Mawar có thể di chuyển theo hướng nào khi đổ bộ Philippines?

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 28.5: Bão Mawar có thể di chuyển theo hướng nào khi đổ bộ Philippines; Lý do cột mốc số 0 nổi tiếng ở Hà Giang bị nhổ bỏ; Xét học bạ THPT được nhiều thí sinh ưu ái trong mùa tuyển sinh 2023...

Chém Phó công an thị trấn và 2 người khác trọng thương vì bị xử phạt bán hàng rong

NGUYÊN ANH |

Đối tượng bán hàng rong ở huyện An Biên (Kiên Giang) dùng dao đuổi theo và chém nhiều nhát làm một cán bộ công an và 2 bảo vệ dân phố bị thương nặng.

Người gây bạo lực học đường cũng cần được chăm sóc tâm lý

Trang Hà |

Theo TS Nguyễn Tùng Lâm – Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam, bạo lực học đường là một vấn nạn không chỉ ảnh hưởng đến nền giáo dục mà còn gây tổn hại đến tâm lý và sự phát triển của học sinh, sinh viên. Khi đối diện bạo lực học đường cần tiếp cận, phòng ngừa, đánh giá và dự báo biểu hiện để có những tác động kiểm soát và giảm thiểu vấn nạn này.

Sinh viên hành hung bạn đổ máu, nhức nhối vấn nạn bạo lực học đường

Vân Trang |

Theo clip được lan truyền trên mạng xã hội, một nam sinh Trường Đại học FPT lao vào đánh tới tấp vào một sinh viên khác. Nạn nhân sau đó bị chảy nhiều máu, phải nhập viện.

2.000 học sinh tham gia diễn đàn phòng, chống bạo lực học đường

QUANG ĐẠI |

2.000 THCS và THPT ở TP Vinh đã được chia sẻ và tư vấn nhận diện và các giải pháp phòng chống bạo lực học đường, nhằm bảo đảm an toàn cho các em ở trong nhà trường cũng như ngoài xã hội.