Vì sao Việt Nam sử dụng thuốc xuyên tâm liên để điều trị COVID-19?

Thùy Linh |

Việt Nam đang triển khai một số loại thuốc được cấp phép, có 3 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, trong việc điều trị COVID-19, là những loại thuốc đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng.

Việt Nam sử dụng thuốc xuyên tâm liên điều trị COVID-19

Ngày 16.7, tại Hội nghị giao ban trực tuyến với các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tại 128 điểm cầu, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho hay thời gian qua, Bộ Y tế đã nhận được thông tin từ các cơ quan chức năng và chuyên gia về thuốc đông y xuyên tâm liên của Trung Quốc có hiệu quả trong điều trị COVID-19.

Xuyên tâm liên đã được một số quốc gia như Malaysia, Indonesia, Thái Lan sử dụng trong thời gian qua. Hiện Việt Nam hiện cũng ứng dụng loại thuốc này vào việc điều trị bệnh nhân COVID-19.

"Ngoài ra, Việt Nam cũng đang triển khai một số loại thuốc được cấp phép, có 3 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, trong việc điều trị COVID-19 như Remdesivir, Favipiravir... Đây cũng là những loại thuốc đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng", Thứ trưởng Trương Quốc Cường cho hay.

Theo báo cáo của Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, Việt Nam đang có khoảng 20 đơn hàng với nhiều loại thuốc khác nhau nhập khẩu từ nước ngoài để sẵn sàng cung cấp cho các đơn vị, cơ sở y tế điều trị COVID-19.

Về vấn đề này, ông Cường cho biết Bộ Y tế sẽ xin nhập khẩu và đề nghị cấp phép nhanh nhất cho các loại thuốc này.

Trước đó, ngày 7.7, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) họp Hội đồng chuyên môn cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19. Hội đồng chuyên môn bàn luận các ý kiến về sử dụng kháng thể đơn dòng, Corticoid; thuốc chống đông, thuốc đông y (xuyên tâm liên) trong điều trị COVID-19; tiêu chuẩn xuất viện của bệnh nhân COVID-19.

Theo GS.TS Nguyễn Văn Kính - Chủ tịch Hội đồng Chuyên môn, hiện thế giới chưa có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh COVID-19, chủ yếu điều trị triệu chứng, theo dõi sát bệnh nhân, hạn chế để tình trạng từ bệnh nhẹ chuyển thành bệnh nặng. Việc điều trị bệnh nhân luôn cần cá thể hóa vì diễn biến lâm sàng ở mỗi bệnh nhân khác nhau.

Nhiều địa phương đang bị động, lúng túng về chuẩn bị trang thiết bị y tế

Về việc chuẩn bị trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế, Thứ trưởng đánh giá một số nơi đang trong trạng thái bị động. Cụ thể, một số trang thiết bị không mua được do thế giới cũng thiếu như máy ECMO (tim phổi nhân tạo), máy thở cao tần (HFNC)... Nếu mua được, thời gian chuyển về cũng rất lâu.

Bên cạnh đó, một số trang thiết bị, máy móc sẵn có nhưng các cơ sở y tế không muốn mua. Nhiều trường hợp khác có kinh phí, muốn mua nhưng gặp vướng mắc về thủ tục như xác định giá, cấu hình chưa phù hợp với quy định của Bộ Y tế.

Ông Cường cho biết việc nhiều cơ sở y tế, địa phương có thể thiếu vật tư, phương tiện bảo hộ nếu dịch tiếp tục diễn biến phức tạp mà chưa có sự chuẩn bị kĩ lưỡng. Đây là vấn đề đáng lo ngại.

Do đó, ông yêu cầu các đơn vị, địa phương chủ động trong việc chuẩn bị khẩu trang, quần áo bảo hộ tùy tình hình. Nếu cần thiết, Bộ Y tế có thể hỗ trợ vấn đề này.

"Về test kit, chúng tôi thấy một số nơi vẫn lúng túng trong việc mua. Bộ Y tế đã có công văn chính thức hướng dẫn đầy đủ địa chỉ, loại sản phẩm, độ nhạy, mức độ đặc hiệu, nguồn gốc xuất xứ hay mức giá dự kiến. Các đơn vị cần căn cứ vào đó để chủ động hơn", ông Cường nói thêm.

Theo đại diện Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục nhận viện trợ, đồng thời khẩn trương nhập khẩu thêm test kit để phục vụ công tác phòng, chống dịch.

Với các trang thiết bị cấp cứu, điều trị như máy ECMO, máy thở oxy cao tần HFNC, lọc máu liên tục, máy thở oxy từ khí trời, hệ thống oxy di động cỡ lớn..., Thứ trưởng Cường nhấn mạnh các địa phương cần chủ động để luôn sẵn sàng trong tình huống xấu nhất.

"Các tỉnh có tình hình dịch chưa quá phức tạp cũng cần chuẩn bị ngay từ bây giờ, tránh bị động dẫn đến khó kiểm soát", ông Cường nói.

Đổi tên Chương trình “Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo” thành “Vaccine cho công nhân”

Với mong muốn toàn bộ người dân Việt Nam, đặc biệt công nhân, người lao động nghèo được tiêm vaccine phòng COVID-19, quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động đã phát động Chương trình “Triệu liều Vaccine cho công nhân nghèo” từ ngày 23.5.

Ngày 2.6.2021, Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã họp và quyết định đổi tên Chương trình“Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo” thành “Vaccine cho công nhân” nhằm thu hút sự quan tâm, ủng hộ của toàn xã hội nhất là công nhân viên chức lao động và các cấp công đoàn đối với việc đóng góp kinh phí mua vaccine phòng COVID-19 cho công nhân lao động; đồng thời tạo thuận lợi cho việc thanh quyết toán kinh phí.

Toàn bộ kinh phí ủng hộ chương trình sẽ được chuyển tới Quỹ vaccine phòng COVID-19 để mua vaccine, tiêm cho công nhân trên toàn quốc.

Chương trình mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức trên mọi miền của tổ quốc

Mọi sự giúp đỡ, hỗ trợ chương trình “Vaccine cho công nhân” xin gửi về Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động bằng một trong các hình thức sau đây:

  1. Liên hệ trực tiếp Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng:

    Số 51 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Điện thoại: 024.39232756 - 024.39232748.
    Hoặc các Văn phòng đại diện Báo Lao Động trên toàn quốc.

  2. Chuyển khoản về tài khoản của Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng:

    • STK: 113000000758 - Ngân hàng Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK: 0021000303088 - Ngân hàng Vietcombank, chi nhánh Hà Nội.
    • STK: 12410001122556 - Ngân hàng BIDV, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK: 1005755579 - tại SHB, chi nhánh Hà Nội.
    • Số tài khoản USD: 115000196228 - Ngân hàng Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Nội dung chuyển khoản: Hỗ trợ vaccine

  3. Hỗ trợ qua Ví Momo:

    - Mở Ví Momo .
    - Chọn chương trình “Mỗi ngày một nghìn” .
    - Thực hiện theo hướng dẫn.
    - Nội dung lời nhắn: Hỗ trợ vaccine.

  4. Hoặc hỗ trợ trực tuyến: bằng cách bấm vào nút ỦNG HỘ NGAY bên dưới.

.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Sắp tới, dịch COVID-19 tại Bình Dương, Đồng Nai, Long An sẽ cực kỳ "nóng"

Thùy Linh |

Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng, các địa phương chưa có dịch COVID-19 cũng phải chuẩn bị ngay, các địa phương đang có dịch phải chuẩn bị cao hơn một mức so với yêu cầu để khi dịch xảy ra không bị bối rối, hoang mang, bị động.

Sẽ gộp mẫu test nhanh COVID-19, tách F0 khỏi cộng đồng càng nhanh càng tốt

Thùy Linh |

Trước đây chủ yếu dùng xét nghiệm RT-PCR nhưng trong đợt dịch COVID-19 này đã thay đổi sử dụng test nhanh là chính, để giảm thời gian, tối ưu hóa việc xét nghiệm, trả kết quả thật nhanh để đưa F0 ra khỏi cộng đồng càng nhanh càng tốt.

Bộ trưởng Y tế: Dịch COVID-19 sẽ kéo dài hơn, gây tác động trên diện rộng

Thùy Linh |

Sáng 16.7, Bộ Y tế, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, tổ chức Hội nghị Giao ban trực tuyến với các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tại 128 điểm cầu.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Sắp tới, dịch COVID-19 tại Bình Dương, Đồng Nai, Long An sẽ cực kỳ "nóng"

Thùy Linh |

Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng, các địa phương chưa có dịch COVID-19 cũng phải chuẩn bị ngay, các địa phương đang có dịch phải chuẩn bị cao hơn một mức so với yêu cầu để khi dịch xảy ra không bị bối rối, hoang mang, bị động.

Sẽ gộp mẫu test nhanh COVID-19, tách F0 khỏi cộng đồng càng nhanh càng tốt

Thùy Linh |

Trước đây chủ yếu dùng xét nghiệm RT-PCR nhưng trong đợt dịch COVID-19 này đã thay đổi sử dụng test nhanh là chính, để giảm thời gian, tối ưu hóa việc xét nghiệm, trả kết quả thật nhanh để đưa F0 ra khỏi cộng đồng càng nhanh càng tốt.

Bộ trưởng Y tế: Dịch COVID-19 sẽ kéo dài hơn, gây tác động trên diện rộng

Thùy Linh |

Sáng 16.7, Bộ Y tế, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, tổ chức Hội nghị Giao ban trực tuyến với các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tại 128 điểm cầu.