Vì sao phải phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ khuyết tật?

Hương Giang |

Bộ Y tế mới ban hành hướng dẫn chẩn đoán, can thiệp sớm đối với trẻ khuyết tật. Theo Bộ Y tế, việc phát hiện sớm và can thiệp sớm có tác động tích cực tới trẻ, cha mẹ, gia đình và xã hội tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật hội nhập xã hội và có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Có khoảng một nửa số trẻ em khuyết tật tại cộng đồng và khoảng 90% số trẻ em khuyết tật sống tại các trung tâm bị khuyết tật nặng, tình trạng đa khuyết tật gặp khá thường xuyên.

Theo các chuyên gia, đối tượng của phát hiện sớm khuyết tật là tất cả trẻ em từ 0 đến 6 tuổi tại cộng đồng (bình thường và khuyết tật đã được chẩn đoán trước đó).

Theo hướng dẫn chẩn đoán, can thiệp sớm đối với trẻ khuyết tật của Bộ Y tế, nếu được phát hiện sớm và can thiệp sớm, nhiều trẻ khuyết tật sẽ phục hồi tốt và trở thành trẻ bình thường như trẻ bị bàn chân khoèo bẩm sinh hoặc trật khớp háng bẩm sinh, trẻ tự kỷ nhẹ có chỉ số IQ bình thường;

Một số trẻ khuyết tật khác có thể phát triển được các kỹ năng gần như trẻ bình thường như trẻ chậm phát triển vận động, ngôn ngữ so với tuổi, trẻ bại não liệt nửa người hoặc hai chân mức độ nhẹ.

Một số trẻ khuyết tật nặng cũng được phục hồi không dẫn đến các khuyết tật thứ phát, các kỹ năng được cải thiện nhiều và có thể hội nhập xã hội. Ví dụ, trẻ bại não thể co cứng nặng sẽ không bị co rút biến dạng khớp, tuy không đi lại được nhưng ngồi xe lăn vẫn có thể đi học.

Đối với cha mẹ trẻ khuyết tật, can thiệp sớm khiến cha mẹ bị lôi cuốn một cách tích cực vào quá trình can thiệp, nhờ đó họ phát hiện được khả năng và tiềm năng của bản thân.

Cha mẹ có thể chăm sóc trẻ hàng ngày, duy trì tư thế đúng, bế ẵm, tập luyện… Can thiệp sớm khiến cha mẹ phải đương đầu với các vấn đề cảm xúc, giúp họ dễ chấp nhận khuyết tật của trẻ.

Nhờ can thiệp sớm, cha mẹ có kỹ năng xử trí với các vấn đề của trẻ, tăng cường tương tác trẻ - cha mẹ…

Thêm vào đó, can thiệp sớm khiến cha mẹ tiếp cận thông tin tốt hơn về: Chẩn đoán, nguyên nhân khuyết tật, hiểu biết về sự phát triển bình thường của trẻ, hệ thống cung cấp dịch vụ hiện có và làm thế nào để kích thích sự phát triển đang bị chậm hoặc rối loạn của trẻ.

Can thiệp sớm giúp anh chị em ruột có thái độ, hành vi đúng mực với các vấn đề của trẻ; đảm bảo gia đình (ông bà, chú bác, cô dì…) sẽ tham gia mạng lưới và hệ thống, cùng phối hợp đối phó với các khó khăn của trẻ đồng thời làm nhẹ gánh nặng cho gia đình thông qua các hoạt động trợ giúp gia đình, chăm sóc trẻ và các phương tiện khác (vật chất, dụng cụ thích ứng, cải tạo nhà cửa…).

Các chuyên gia cũng cho rằng, việc can thiệp sớm giúp xã hội nhận thức được thực tế có nhiều trẻ có vấn đề về phát triển trong cộng đồng và quyền được hỗ trợ của chúng; làm tăng cơ hội tiếp cận giáo dục của trẻ, và do vậy sẽ làm giảm các chi phí xã hội do tội phạm, thất nghiệp, hoặc trợ cấp xã hội.

Bộ Y tế dẫn chứng báo cáo của Tổng cục Thống kê về điều tra quốc gia Người khuyết tật Việt Nam ước tính Việt Nam có khoảng 1,2 trẻ em khuyết tật độ tuổi 0-17 (chiếm 3,1% trẻ trong độ tuổi này), trong đó trẻ < 6 tuổi có tỉ lệ khuyết tật (chiếm 1,39% trẻ cùng độ tuổi).

Loại khuyết tật phổ biến nhất ở trẻ em trong điều tra tại cộng đồng là khuyết tật về vận động chiếm 22,4% và khuyết tật về nói chiếm 21,4% tổng số trẻ khuyết tật.

Hương Giang
TIN LIÊN QUAN

Mẹ trên 35 và bố trên 45 tuổi, con có nguy cơ bị khuyết tật bẩm sinh

Hương Giang |

Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 1,2 trẻ em khuyết tật độ tuổi 0-17 tuổi (chiếm 3,1% trẻ trong độ tuổi này), trong đó trẻ < 6 tuổi có tỉ lệ khuyết tật (chiếm 1,39% trẻ cùng độ tuổi).

Tấm lòng nhân ái của chàng Thạc sĩ khuyết tật

Văn Sỹ |

Giữa năm 2016, Thạc sĩ Đặng Hoàng An (26 tuổi, huyện Cần Đước, Long An - giảng viên khoa Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm TPHCM) sau một lần té ngã bị chấn thương tủy dẫn đến liệt đôi chân. Mặc dù vậy, thanh niên giàu nghị lực này vẫn nỗ lực làm việc, có nhiều đóng góp trong công tác thiện nguyện và truyền cảm hứng cho nhiều người.

Những người giáo viên nặng lòng với trẻ khuyết tật

Nhóm PV |

Nuôi dưỡng và dạy dỗ trẻ khuyết tật, chưa bao giờ là dễ, nhưng có lẽ chính tình yêu đã xoá nhoà đi những khó khăn mà thầy cô giáo tại Trung tâm Phục hồi chức năng Việt Hàn gặp phải. Suốt bao nhiêu năm cống hiến, thầy cô giáo tại đây chưa bao giờ cảm thấy nhụt chí khi được giúp đỡ các em nhỏ.

Tàu du lịch nằm bến hàng tháng vì không có tiền lắp hộp đen và bộ đàm

Tạ Quang |

Cần Thơ - Nhiều chiếc tàu du lịch chở khách từ bến Ninh Kiều đi chợ nổi Cái Răng đang phải tạm ngưng hoạt động nhiều tháng nay. Nhiều chủ tàu cho biết, việc ngưng chạy là do đến thời hạn đăng kiểm nhưng họ không đủ tiền mua thiết bị định vị cũng như bộ đàm vì chi phí quá cao nên đành phải để neo bến.

MC Thảo Vân tiết lộ mối quan hệ giữa con trai và NSND Công Lý

Nhóm PV |

Trong thử thách "3 phút với người nổi tiếng", MC Thảo Vân tiết lộ con trai luôn giữa mối quan hệ tốt đẹp cùng bố là NSND Công Lý. Cô luôn tạo mọi điều kiện để con trai gặp gỡ và trò chuyện cùng bố.

Hà Nội: Quyết liệt hơn trong xử lý vi phạm nồng độ cồn

PHẠM ĐÔNG |

Việc xử lý mạnh tay vi phạm nồng độ cồn góp phần từng bước thay đổi hành vi của người tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.

Đã đấu thầu xong, Cần Thơ vẫn lo thiếu vaccine từ nhà cung cấp

Phong Linh |

Từ tháng 1.2023 đến nay, phòng khám dịch vụ thuộc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP. Cần Thơ tiếp đón trên 16.000 lượt khách đến tiêm vaccine các loại. Người dân cũng không còn tình trạng đặt lịch hẹn trước vì nguồn cung thuốc có sẵn, trẻ vào có thể được tiêm ngay. Tuy nhiên, một số loại vaccine vẫn đứng trước nguy cơ thiếu hàng do nhà cung cấp chưa cung ứng đủ số lượng theo đơn đặt hàng.

Chuyên gia: Giá vàng sẽ tăng 25% trong năm 2023

Quý An (theo Kitco) |

Chuyên gia nhận định giá vàng sẽ tăng trong năm 2023 từ tâm lý lo ngại về lạm phát cao.

Mẹ trên 35 và bố trên 45 tuổi, con có nguy cơ bị khuyết tật bẩm sinh

Hương Giang |

Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 1,2 trẻ em khuyết tật độ tuổi 0-17 tuổi (chiếm 3,1% trẻ trong độ tuổi này), trong đó trẻ < 6 tuổi có tỉ lệ khuyết tật (chiếm 1,39% trẻ cùng độ tuổi).

Tấm lòng nhân ái của chàng Thạc sĩ khuyết tật

Văn Sỹ |

Giữa năm 2016, Thạc sĩ Đặng Hoàng An (26 tuổi, huyện Cần Đước, Long An - giảng viên khoa Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm TPHCM) sau một lần té ngã bị chấn thương tủy dẫn đến liệt đôi chân. Mặc dù vậy, thanh niên giàu nghị lực này vẫn nỗ lực làm việc, có nhiều đóng góp trong công tác thiện nguyện và truyền cảm hứng cho nhiều người.

Những người giáo viên nặng lòng với trẻ khuyết tật

Nhóm PV |

Nuôi dưỡng và dạy dỗ trẻ khuyết tật, chưa bao giờ là dễ, nhưng có lẽ chính tình yêu đã xoá nhoà đi những khó khăn mà thầy cô giáo tại Trung tâm Phục hồi chức năng Việt Hàn gặp phải. Suốt bao nhiêu năm cống hiến, thầy cô giáo tại đây chưa bao giờ cảm thấy nhụt chí khi được giúp đỡ các em nhỏ.