Vì sao BV Bệnh Nhiệt đới TƯ tính tiền hàng tài trợ khi dùng cho bệnh nhân?

Nhóm Phóng viên |

Việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng hàng tài trợ chống dịch tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có nhiều điểm nghi vấn. Đặc biệt là việc kê giá tiền các loại vật tư y tế được tài trợ vào bảng kê chi phí khám chữa bệnh của bệnh nhân COVID-19. Chi phí này do ngân sách của nhà nước chi trả.

Tính tiền "hàng tài trợ" để ngân sách thanh toán như thế nào?

Theo phản ánh của Lao Động, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, việc quản lý và sử dụng hàng viện trợ, tài trợ chống dịch có nhiều dấu hiệu nhập nhằng, sử dụng không đúng mục đích.

Tại Tờ trình của Phòng Vật tư Thiết bị y tế của Bệnh viện vào ngày 6.4.2020 về việc cấp phát vật tư các nguồn hàng tài trợ, cho tặng để phục vụ cho công tác phòng chống dịch, khi xin ý kiến chỉ đạo, lãnh đạo bệnh viện đã "Đồng ý nhập kho hàng tài trợ theo đơn giá đề xuất của phòng vật tư thiết bị y tế". Kho chứa hàng tài trợ là kho HCQT (Hành chính quản trị).

Từ đó, nhiều mặt hàng tài trợ như khẩu trang, bộ trang phục chống dịch vẫn được kê vào bảng tính chi phí điều trị cho bệnh nhân COVID-19. Chi phí này, bệnh nhân không phải thanh toán nhưng lại do ngân sách nhà nước chi trả.

Đơn cử, bảng kê chi phí điều trị COVID-19 cho bệnh nhân T.S (Thái Bình) cho thấy 8 bộ trang phục chống dịch có đơn giá 150.000 đồng/bộ, tổng trị giá 1.200.000 đồng; 8 khẩu trang N95 đơn giá 80.000 đồng/cái với tổng trị giá 480.000 đồng; 46 cái khẩu trang y tế với tổng trị giá hơn 106.000 đồng. Các loại vật tư y tế này đều được xuất ra từ kho HCQT. Như vậy, riêng bệnh nhân này, ngân sách nhà nước sẽ phải chi trả thêm số tiền gần 1,8 triệu đồng, dù đó là hàng tài trợ.

Tương tự, bảng kê chi phí điều trị của một bệnh nhân mắc COVID-19 khác, 92 cái khẩu trang y tế xuất ra từ kho HCQT cũng với đơn giá như trên, có tổng trị giá hơn 210.000 đồng, đã được tính chung vào tổng số tiền mà ngân sách nhà nước sẽ chi trả cho bệnh nhân này.

Bao biện chỉ là nhầm lẫn?

Sau phản ánh của báo Lao Động về vấn đề này, BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư đã có bản Báo cáo giải trình các nội dung báo chí phản ánh gửi Bộ Y tế ngày 6.6.2022, nêu rõ:

"Bệnh viện hoàn toàn không có chủ trương tính tiền vào các loại vật tư được tài trợ hoặc cấp phát. Việc áp giá và mã hàng hóa các vật tư được tài trợ chỉ nhằm mục đích thống kê báo cáo đối chiếu sổ sách với kho và định giá về giá trị tài trợ nhằm mục đích tri ân của bệnh viện. 

Các vật tư bảo hộ cho bệnh nhân từ nguồn tài trợ được các khoa thống kê vào mục vật tư hao phí (tính tiền với giá 0đ). Tuy nhiên, do trong quá trình chống dịch, bệnh viện có huy động thêm cả lực lượng tăng cường là các học viên và các thầy thuốc của nhiều tỉnh khác đến giúp. Một số người trong đó chưa quen với phần mềm bệnh viện có thể áp nhầm các mã hàng hóa khác nhau.

Vì vậy bệnh viện đã thiết lập quy trình rà soát lại một lần nữa đối với các bảng kê được chuyển xuống phòng tài chính kế toán để trừ trực tiếp những mặt hàng áp sai mã trên bảng kê trước khi tổng hợp đề xuất quyết toán Ngân sách"- báo cáo của bệnh viện cho biết. 

Đại diện Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương giải thích về vấn đề sử dụng hàng viện trợ.

Trao đổi với phóng viên Lao Động, lãnh đạo bệnh viện cũng thừa nhận có việc nhập giá tiền các vật tư y tế được tài trợ vào bảng kê chi phí điều trị bệnh nhân COVID-19. Việc này là do "nhập nhầm" dữ liệu.

"Tình trạng nhập giá ấy chỉ được giải quyết khi chúng tôi điều chuyển 1 nhân viên của phòng CNTT đi phòng khác. Sau khi điều chuyển xong, 2 tháng sau nhân viên nghỉ việc. Vì tình trạng ấy xảy ra, đến giai đoạn sau, gần 10.000 bệnh án, chúng tôi phải rà soát cực kỳ tốn công. Nhập vào rồi lại phải trả về 0đ trước khi quyết toán với ngân sách"- đại diện bệnh viện khẳng định. 

Theo vị đại diện này: "Các đơn vị cá nhân tặng quà viện trợ giá bao nhiêu tiền, thì đều nhập vào ngân sách nhà nước. Ví dụ, trong quyết toán năm nay, chúng tôi nhận ngân sách nhà nước về bằng ngần này, nhập ngân sách tài trợ về ngần này, thì coi như nhà nước chi chứ bệnh viện không phải chi".

Liên quan đến việc tiếp nhận các khoản tài trợ của doanh nghiệp Việt Nam cho lĩnh vực y tế, theo của công văn số 1884/BTC-HCSN của Bộ Tài chính ban hành ngày 18.2.2019 gửi Bộ Y tế, hướng dẫn quản lý và sử dụng khoản tài trợ: Phải theo đúng mục đích của bên tài trợ và quy định của pháp luật liên quan. Riêng đơn vị nhận tài trợ là bệnh viện khi sử dụng thuốc, sinh phẩm hóa chất, vật tư tiêu hao từ nguồn tài trợ cho khám bệnh, chữa bệnh, đơn vị không được thu tiền của người bệnh hoặc đề nghị cơ quan BHXH thanh toán từ nguồn quỹ BHYT.


Nhóm Phóng viên
TIN LIÊN QUAN

Hàng loạt nghi vấn về hàng viện trợ chống dịch tại BV Bệnh Nhiệt đới TW

Nhóm Phóng viên |

Không chỉ bất thường trong việc kê đơn, kinh doanh thuốc, ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương còn có không ít nghi vấn nhập nhằng trong quản lý và sử dụng nguồn hàng viện trợ.

Bất thường kinh doanh thuốc ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương: Bộ Y tế chỉ đạo kiểm tra sự việc Báo Lao Động nêu

Vương Trần - Phạm Đông |

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, Bộ Y tế đã nắm được sự việc bác sĩ kê đơn thuốc kèm thực phẩm chức năng diễn ra tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương qua phản ánh của Báo Lao Động và đang chỉ đạo các đơn vị chức năng kiểm tra.

Bác sĩ BV Bệnh Nhiệt đới ngang nhiên kê thực phẩm chức năng vào đơn thuốc

Nhóm PV |

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, việc bác sĩ ở đây kê đơn thuốc kèm thực phẩm chức năng diễn ra rất phổ biến. Bệnh nhân phải “cắn răng” bỏ ra tiền triệu để chi trả cho những đơn thuốc “nhập nhèm” kiểu này.

Bất thường kinh doanh thuốc ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Nhóm Phóng viên |

“Nhập nhèm” kê thuốc và thực phẩm chức năng; bán thuốc với giá đắt rất nhiều so với giá thị trường; mỗi đơn thuốc lại có 2 phiếu xuất thuốc với 2 số phiếu khác nhau, 2 người thu tiền khác nhau… Rất nhiều dấu hiệu bất thường trong quản lý, xuất phiếu và hóa đơn thuốc được phóng viên Báo Lao Động ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Hàng loạt nghi vấn về hàng viện trợ chống dịch tại BV Bệnh Nhiệt đới TW

Nhóm Phóng viên |

Không chỉ bất thường trong việc kê đơn, kinh doanh thuốc, ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương còn có không ít nghi vấn nhập nhằng trong quản lý và sử dụng nguồn hàng viện trợ.

Bất thường kinh doanh thuốc ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương: Bộ Y tế chỉ đạo kiểm tra sự việc Báo Lao Động nêu

Vương Trần - Phạm Đông |

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, Bộ Y tế đã nắm được sự việc bác sĩ kê đơn thuốc kèm thực phẩm chức năng diễn ra tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương qua phản ánh của Báo Lao Động và đang chỉ đạo các đơn vị chức năng kiểm tra.

Bác sĩ BV Bệnh Nhiệt đới ngang nhiên kê thực phẩm chức năng vào đơn thuốc

Nhóm PV |

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, việc bác sĩ ở đây kê đơn thuốc kèm thực phẩm chức năng diễn ra rất phổ biến. Bệnh nhân phải “cắn răng” bỏ ra tiền triệu để chi trả cho những đơn thuốc “nhập nhèm” kiểu này.

Bất thường kinh doanh thuốc ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Nhóm Phóng viên |

“Nhập nhèm” kê thuốc và thực phẩm chức năng; bán thuốc với giá đắt rất nhiều so với giá thị trường; mỗi đơn thuốc lại có 2 phiếu xuất thuốc với 2 số phiếu khác nhau, 2 người thu tiền khác nhau… Rất nhiều dấu hiệu bất thường trong quản lý, xuất phiếu và hóa đơn thuốc được phóng viên Báo Lao Động ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.