Ứng dụng Nobel Y học 2018 điều trị ung thư tại Việt Nam: Cần thời gian để đánh giá kết quả

Thùy Linh |

Phương thức điều trị miễn dịch ứng dụng từ công trình Nobel Y học 2018 đã được áp dụng tại Bệnh viện K và một số cơ sở chuyên khoa ung thư trên cả nước trong những năm gần đây.

Thông tin trên được chia sẻ tại cuộc họp báo do Bệnh viện K tổ chức sáng 8.10. 

Theo đó, trong lĩnh vực điều trị ung thư, liệu pháp miễn dịch là thành tựu nổi bật nhất trong vài năm qua. Khái niệm điều trị miễn dịch rất đơn giản là dùng thuốc kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể để tấn công ung thư

Ở nước ta, Pembrolizumab là thuốc miễn dịch mới được cấp phép sử dụng trong thực hành lâm sàng điều trị ung thư từ cuối năm 2017 và đang được sử dụng ở một số bệnh viện, tuy nhiên chi phí cho một chu kì điều trị lớn, khoảng 60 - 120 triệu đồng và chưa được Bảo hiểm Y tế chi trả.

Các thuốc Atezolizumab, Durvalumab, Tremelimumab đã được cấp phép trong nghiên cứu lâm sàng. Một số bệnh viện lớn ở Việt Nam phối hợp với các công ty dược phẩm và trung tâm nghiên cứu lớn trên thế giới đang tiến hành nghiên cứu các thuốc điều trị miễn dịch trên giai đoạn thử lâm sàng.

Theo PGS.TS Lê Văn Quảng - Phó Giám đốc Bệnh viện K, phương thức điều trị miễn dịch này đã được áp dụng tại Bệnh viện K và một số cơ sở chuyên khoa ung thư trên cả nước trong những năm gần đây.

Mặc dù, triển vọng về hiệu quả của phương pháp điều trị là rất lớn, tuy nhiên không phải bệnh nhân ung thư nào cũng có chỉ định điều trị phương thức này. Cùng một loại ung thư nhưng không phải bệnh cảnh nào cũng có chỉ định mà tùy thuộc chủ yếu vào giai đoạn và đặc điểm khối u.

Thông thường thuốc được dùng cho giai đoạn di căn và mức độ biểu hiện của thụ thể PD-L1 trên khối u càng cao thì khả năng đạt đáp ứng với liệu pháp miễn dịch này càng cao. Hiện tại Bệnh viện K đã điều trị cho hàng chục bệnh nhân và cần thời gian theo dõi thêm đủ dài để tổng kết, đánh giá hiệu quả.

Theo các BS Bệnh viện K, đây không phải là phương thức chữa khỏi ung thư giai đoạn di căn mà chỉ tiêu diệt phần nào và ức chế, kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư qua đó giúp kéo dài thời gian sống và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư. Hơn nữa, trong điều trị ung thư, tuyệt đại đa số các trường hợp để điều trị hiệu quả cần phối hợp đa mô thức và toàn diện, không một phương thức đơn lẻ nào có thể mang lại thành công.

Các thuốc ức chế chốt kiểm đang được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới từ việc cố gắng mở rộng chỉ định điều trị đối với nhiều loại ung thư khác nhau, nhiều giai đoạn bệnh khác nhau từ giai đoạn khu trú tại chỗ đến giai đoạn di căn, từ sử dụng đơn độc đến kết hợp nhiều thuốc miễn dịch với nhau, hoặc kết hợp giữa điều trị miễn dịch với các phương pháp truyền thống như kết hợp với hóa trị, xạ trị.

Tuy nhiên cần thêm thời gian để các nghiên cứu lâm sàng kết thúc và kết quả của các nghiên cứu được công bố.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Các nhà khoa học Việt Nam tiếp cận Nobel Y học 2018 trong điều trị ung thư như thế nào?

Trường Hùng |

Viện Công nghệ sinh học đã cử một số cán bộ sang học tập và làm việc trực tiếp với nhóm học trò của ông Honjo- một trong hai tác giả của Nobel Y học 2018 về nghiên cứu trên.

Giải Nobel y học 2018: Đột phá điều trị ung thư đã được ứng dụng tại Việt Nam

Thùy Linh |

Tính tới năm 2018, mỗi năm ở nước ta có khoảng 164.671 ca mới mắc ung thư, tỉ lệ mới mắc/100.000 dân là 151,4 ca, đứng thứ 87/186 quốc gia có báo cáo số liệu ung thư; và 114.871 ca tử vong do ung thư, tỉ lệ tử vong/100.000 dân là 104,4 đứng thứ 130/186 quốc gia có báo cáo số liệu ung thư. Những con số trên là hồi chuông cảnh báo thực trạng người bệnh thường đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn. Rất nhiều bệnh nhân ung thư đã mất hy vọng khi phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối. 

Từ giải Nobel Y học 2018, con đường nào cho bệnh nhân ung thư Việt Nam?

Đ.P |

Vừa qua, giải Nobel Y học 2018 đã được trao cho hai nhà khoa học James P.Allison (Mỹ) và Tasuku Honjo (Nhật Bản) nhờ tìm ra liệu pháp điều trị ung thư bằng cách ức chế chốt kiểm miễn dịch (liệu pháp miễn dịch). Tại Việt Nam, liệu pháp này đã được đưa vào điều trị một số loại bệnh ung thư và có những kết quả nhất định.

Lì xì mùa Tết hết cả tháng lương

Phương Minh |

"Để chuẩn bị tiền lì xì một mùa Tết đi tong cả tháng lương của tôi, thậm chí phải hơn khi tiền lì xì cũng leo thang theo giá cả" - chị Phạm Ngọc Anh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ khi được hỏi về việc lì xì đầu năm.

Hàng nghìn người lỉnh kỉnh đồ đạc xuống Ga Thanh Hóa để về quê đón Tết

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão - 2023, tại nhà Ga Thanh Hóa đã đón hàng nghìn người về quê ăn Tết. Tại đây, nhiều người lỉnh kỉnh đồ đạc, “tay xách nách mang” hối hả ra xe người thân chờ sẵn để về đón Tết đoàn viên cùng gia đình.

Người dân chen chân trong siêu thị ngày cận Tết mua hàng giảm giá, bình ổn

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Với nhiều chương trình bình ổn giá, khuyến mãi, giảm giá, các siêu thị đang thu hút lượng lớn người dân đến tham quan, mua sắm Tết.

Ông Kissinger đổi lập trường, nêu kế hoạch Ukraina mới nhất

Song Minh |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thay đổi lập trường, ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Tiểu thương chợ hoa lớn nhất Hà Nội than ế ẩm ngày giáp Tết

MINH HÀ - DƯƠNG ANH |

Theo các tiểu thương bán hoa tại chợ Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), năm nay giá hoa vẫn giữ mức ổn định, tăng cao nhất vào các ngày 29 và 30 Tết. Tuy nhiên, hàng hóa vẫn còn tiêu thụ chậm, chỉ bằng 50% so với mọi năm.

Các nhà khoa học Việt Nam tiếp cận Nobel Y học 2018 trong điều trị ung thư như thế nào?

Trường Hùng |

Viện Công nghệ sinh học đã cử một số cán bộ sang học tập và làm việc trực tiếp với nhóm học trò của ông Honjo- một trong hai tác giả của Nobel Y học 2018 về nghiên cứu trên.

Giải Nobel y học 2018: Đột phá điều trị ung thư đã được ứng dụng tại Việt Nam

Thùy Linh |

Tính tới năm 2018, mỗi năm ở nước ta có khoảng 164.671 ca mới mắc ung thư, tỉ lệ mới mắc/100.000 dân là 151,4 ca, đứng thứ 87/186 quốc gia có báo cáo số liệu ung thư; và 114.871 ca tử vong do ung thư, tỉ lệ tử vong/100.000 dân là 104,4 đứng thứ 130/186 quốc gia có báo cáo số liệu ung thư. Những con số trên là hồi chuông cảnh báo thực trạng người bệnh thường đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn. Rất nhiều bệnh nhân ung thư đã mất hy vọng khi phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối. 

Từ giải Nobel Y học 2018, con đường nào cho bệnh nhân ung thư Việt Nam?

Đ.P |

Vừa qua, giải Nobel Y học 2018 đã được trao cho hai nhà khoa học James P.Allison (Mỹ) và Tasuku Honjo (Nhật Bản) nhờ tìm ra liệu pháp điều trị ung thư bằng cách ức chế chốt kiểm miễn dịch (liệu pháp miễn dịch). Tại Việt Nam, liệu pháp này đã được đưa vào điều trị một số loại bệnh ung thư và có những kết quả nhất định.