Từ 200 giường bệnh trở lên phải có 1 người phụ trách dược lâm sàng

Thùy Linh |

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không tổ chức khoa dược vẫn phải tổ chức bộ phận dược lâm sàng, để thực hiện các hoạt động dược lâm sàng phục vụ người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế và người bệnh nội trú.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 131/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Từ 200 giường bệnh trở lên phải bố trí 1 người phụ trách công tác dược lâm sàng

Nghị định nêu rõ: Về số lượng người phụ trách công tác dược lâm sàng và người làm công tác dược lâm sàng. Nghị định quy định, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có từ 200 giường bệnh trở lên phải bố trí 1 người phụ trách công tác dược lâm sàng và phải có số lượng người làm công tác dược lâm sàng với tỉ lệ ít nhất 1 người cho mỗi 200 giường bệnh nội trú và ít nhất 1 người cho mỗi 1.000 đơn thuốc được cấp phát cho người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế trong một ngày.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 200 giường bệnh hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không tổ chức khoa dược theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh phải có ít nhất 01 người phụ trách công tác dược lâm sàng kiêm người làm công tác dược lâm sàng phục vụ người bệnh nội trú (nếu có) và phải có số lượng người làm công tác dược lâm sàng với tỉ lệ ít nhất 01 người cho mỗi 1.000 đơn thuốc được cấp phát cho người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế trong một ngày.

Không có khoa Dược vẫn phải hoạt động dược lâm sàng

Theo Nghị định, khoa dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh triển khai hoạt động dược lâm sàng theo quy định tại Điều 80 Luật Dược.

Nghị định cũng quy định rõ lộ trình thực hiện, kể từ ngày 1.1.2021, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây phải tổ chức hoạt động dược lâm sàng:

Bệnh viện, Viện có giường bệnh (gọi tắt là bệnh viện) bao gồm bệnh viện đa khoa và bệnh viện chuyên khoa từ hạng I trở lên trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các bộ, ngành khác được Bộ Y tế giao nhiệm vụ là tuyến cuối về chuyên môn kỹ thuật; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân được xếp hạng tương đương với bệnh viện hạng I.

Chậm nhất đến ngày 1.1.2024, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là bệnh viện hạng II trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế hoặc tư nhân hoặc thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các bộ, ngành khác phải tổ chức hoạt động dược lâm sàng.

Chậm nhất đến ngày 1.1.2027, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là bệnh viện hạng III, hạng IV, bệnh viện chưa xếp hạng trực thuộc tuyến quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hoặc tư nhân hoặc thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các các bộ, ngành khác quản lý phải tổ chức hoạt động dược lâm sàng.

Chậm nhất đến ngày 1.1.2030, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có hoạt động sử dụng thuốc theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh phải tổ chức hoạt động dược lâm sàng.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1.1.2021. Bãi bỏ Thông tư số 31/2012/TT-BYT ngày 20.12.2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn hoạt động dược lâm sàng trong bệnh viện.

Dược lâm sàng là hoạt động thực hành thuộc lĩnh vực khoa học sức khỏe, trong đó người dược sĩ thực hiện vai trò tư vấn về thuốc cho thầy thuốc, giúp tối ưu hóa phác đồ điều trị; đồng thời thực hiện vai trò cung cấp thông tin, tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả cho cán bộ y tế và cho người bệnh.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Đề nghị báo cáo vụ 13 tấn dược liệu nghi nhập lậu qua cửa khẩu Ma Lù Thàng

Long Nguyễn |

Tổng cục Hải quan đề nghị Cục Hải quan tỉnh Điện Biên rà soát, báo cáo vụ 13 tấn dược liệu nghi nhập lậu qua cửa khẩu Ma Lù Thàng.

Hội thảo khoa học y dược cổ truyền toàn quốc lần thứ nhất

NGUYÊN ANH - NGÂN NGUYỄN |

Hội thảo khoa học Y dược cổ truyền toàn quốc lần thứ nhất có chủ đề: Kế thừa, phát huy, phát triển y dược cổ truyền Việt Nam, có sự tham gia báo cáo của nhiều nhà khoa học đến từ các trường đại học y dược, viện nghiên cứu, bệnh viện y học cổ truyền các tỉnh, thành phố trong cả nước.

37/56 ứng viên GS, PGS ngành Y - Dược bị tố gian dối

Đặng Chung |

2020 là năm đầu tiên thực hiện theo quy định mới của Chính phủ, nâng số lượng công trình khoa học công bố quốc tế và yêu cầu toàn bộ hồ sơ, quá trình xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư (GS), Phó giáo sư (PGS) phải được công khai trên Internet, để xã hội cùng giám sát. Kết quả, chỉ trong thời gian ngắn công khai, hàng loạt ứng viên GS, PGS đã bị “tố” có hành vi gian dối trong học thuật.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Đề nghị báo cáo vụ 13 tấn dược liệu nghi nhập lậu qua cửa khẩu Ma Lù Thàng

Long Nguyễn |

Tổng cục Hải quan đề nghị Cục Hải quan tỉnh Điện Biên rà soát, báo cáo vụ 13 tấn dược liệu nghi nhập lậu qua cửa khẩu Ma Lù Thàng.

Hội thảo khoa học y dược cổ truyền toàn quốc lần thứ nhất

NGUYÊN ANH - NGÂN NGUYỄN |

Hội thảo khoa học Y dược cổ truyền toàn quốc lần thứ nhất có chủ đề: Kế thừa, phát huy, phát triển y dược cổ truyền Việt Nam, có sự tham gia báo cáo của nhiều nhà khoa học đến từ các trường đại học y dược, viện nghiên cứu, bệnh viện y học cổ truyền các tỉnh, thành phố trong cả nước.

37/56 ứng viên GS, PGS ngành Y - Dược bị tố gian dối

Đặng Chung |

2020 là năm đầu tiên thực hiện theo quy định mới của Chính phủ, nâng số lượng công trình khoa học công bố quốc tế và yêu cầu toàn bộ hồ sơ, quá trình xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư (GS), Phó giáo sư (PGS) phải được công khai trên Internet, để xã hội cùng giám sát. Kết quả, chỉ trong thời gian ngắn công khai, hàng loạt ứng viên GS, PGS đã bị “tố” có hành vi gian dối trong học thuật.