Từ 10.12, TPHCM bắt đầu triển khai việc tiêm mũi 3 cho người dân

Huyên Nguyễn |

TPHCM - Từ ngày mai (10.12), TPHCM sẽ bắt đầu triển khai kế hoạch tổ chức tiêm vaccine COVID-19 liều bổ sung và nhắc lại (mũi 3) cho người dân.

Trao đổi về vấn đề này, chiều 9.12, ông Nguyễn Hồng Tâm - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC) cho biết từ ngày mai (10.12), thành phố bắt đầu triển khai kế hoạch tiêm mũi bổ sung.

Việc thực hiện kế hoạch này qua các bước: Cơ sở y tế lên danh sách các đối tượng tiêm bổ sung và tiêm nhắc lại. Ngành Y tế sẽ phối hợp chính quyền, công an để xác minh thông tin.

Quy trình xác minh thông tin được làm chặt chẽ. Đơn vị tổ chức tiêm chủng phối hợp người dân cung cấp thông tin, còn công an phường, xã, thị trấn sẽ là đơn vị xác minh. Sau khi xác minh, danh sách được gửi đến điểm tiêm. Từ đó, nhân viên y tế sẽ đối chiếu danh sách, tiêm cho người dân theo chỉ định mũi tiêm nhắc lại hoặc bổ sung.

Phó Giám đốc HCDC cũng nhận định nhiều người dân còn hiểu chưa đúng giữa khái niệm tiêm bổ sung với tiêm nhắc lại.

Ông Tâm lý giải mũi bổ sung dành cho đối tượng suy giảm miễn dịch, sau khi tiêm 2 mũi vaccine COVID-19 rồi vẫn không đạt được kháng thể như bình, cho nên sẽ tiêm thêm 1 liều bổ sung để tương đương với người tiêm 2 mũi. Mũi bổ sung áp dụng cho đối tượng suy giảm miễn dịch, đặc biệt là trên 50 tuổi, có bệnh nền, nhóm đối tượng dễ tổn thương. Thời gian tiêm mũi này sau 28 ngày, sau mũi tiêm cuối cùng.

Mũi tiêm nhắc lại (thường gọi là mũi 3) được áp dụng cho người đã tiêm đủ 2 mũi, thời gian tiêm là sau 6 tháng tính từ mũi tiêm cuối cùng.

Theo kế hoạch tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 liều bổ sung và nhắc lại tại TPHCM, TPHCM sẽ tiêm liều bổ sung cho người từ 18 tuổi trở lên, có tình trạng suy giảm miễn dịch (người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang hoặc đã sử dụng thuốc ức chế miễn dịch trong 6 tháng...) đã tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày. Trong đó, người từ 50 tuổi trở lên được ưu tiên tiêm trước.

Đối với liều nhắc lại, TPHCM sẽ tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản hoặc liều bổ sung ít nhất 6 tháng.

Nhóm được ưu tiên gồm: Người bệnh nền; Người cần chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế; Người từ 50 tuổi trở lên; Người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19; Nhân viên y tế; Lực lượng tuyến đầu chống dịch.

Việc tiêm mũi 3 vaccine COVID-19 cho các đối tượng trên sẽ bắt đầu từ ngày 10.12 và chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ tháng 12.2021 tập trung tiêm cho người bệnh suy giảm miễn dịch đã tiêm đủ liều cơ bản ít nhất 28 ngày và người đã tiêm đủ liều cơ bản ít nhất 6 tháng.

Giai đoạn 2 trong năm 2022, TPHCM tiếp tục tiêm cho người đã tiêm đủ liều cơ bản ít nhất 6 tháng theo thứ tự ưu tiên; tiếp tục tiêm cho người bệnh suy giảm miễn dịch đủ liều cơ bản ít nhất 28 ngày; đảm bảo phủ liều nhắc cho toàn bộ người trên 18 tuổi sống tại TPHCM vào cuối năm 2022.

Loại vaccine để tiêm bổ sung hoặc nhắc lại tuân thủ hướng dẫn của Bộ Y tế theo nguyên tắc:

Nếu các mũi tiêm trước đó cùng loại vaccine thì mũi bổ sung, mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vaccine mRNA (như Moderna, Pfizer...).

Nếu các mũi tiêm trước đó dùng các loại vaccine khác nhau, mũi bổ sung hay nhắc bằng vaccine mRNA.

Nếu tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung là vaccine Vero Cell thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vaccine mRNA, hoặc vaccine vectơ virus (vaccine Astrazeneca).

Huyên Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Lý giải nguyên nhân quận 4, TPHCM chuyển sang vùng cam, nguy cơ cao

Huyên Nguyễn |

TPHCM - Một trong những nguyên nhân khiến quận 4 chuyển cấp độ dịch từ vùng vàng sang vùng cam là nhiều người chủ quan cho rằng có thể miễn nhiễm COVID-19 sau khi tiêm vaccine hoặc đã khỏi bệnh.

TPHCM: 80% phụ huynh lớp 9, lớp 12 đồng thuận cho con đi học trở lại

Huyên Nguyễn |

TPHCM - Đại diện Sở GDĐT TPHCM cho biết tỉ lệ phụ huynh lớp 9, 12 đồng thuận cho học sinh đi học trở lại từ 13.12 ở mức cao, gần 80%. Các trường đang chuẩn bị phương án, kế hoạch để đảm bảo an toàn khi mở cửa trở lại.

Tác dụng phòng bệnh khi tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 như thế nào?

Thạc sỹ, Kỹ sư Nguyễn Thị Vân Anh, Khoa Xạ trị - Xạ phẫu, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 |

Đại dịch COVID-19 đã và đang gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về mọi mặt trên toàn thế giới. Đặc biệt với những đợt bùng phát mới và sự biến chủng không ngừng của virus, mọi nỗ lực phủ sóng đủ 2 liều tiêm vaccine COVID-19 giúp phòng chống loại virus này và đạt được miễn dịch cộng đồng tại các quốc gia đang có khả năng không mang lại kết quả như mong đợi. Báo Lao Động trích đăng bài viết của Thạc sỹ, Kỹ sư Nguyễn Thị Vân Anh, Khoa Xạ trị - Xạ phẫu, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 về sự cần thiết của việc tiêm mũi 3.

Gia tăng hoạt động giết mổ heo lậu vào dịp Tết

Nhóm PV |

TPHCM - Mặc dù đã được Báo Lao Động nhiều lần phản ánh về tình trạng giết mổ heo lậu, sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý, nhưng các điểm giết mổ lậu trên địa bàn phường 12, Quận Gò Vấp (TPHCM) vẫn tái vi phạm, hoạt động giết mổ heo lậu càng nhộn nhịp hơn vào những ngày cận Tết.

Chi hàng triệu đồng đốt vàng mã dịp Tết: Quá lạm dụng và lãng phí

MINH HÀ |

Vào dịp Tết người dân thường có phong tục đốt vàng mã để bày tỏ sự biết ơn đối với ông bà, tổ tiên. Một số người thậm chí còn bỏ ra hàng triệu đồng để mua vàng mã với quan niệm "trần sao âm vậy". Theo các chuyên gia văn hóa, đốt vàng mã là một nét văn hóa của người Việt, tuy nhiên nếu quá lạm dụng sẽ gây lãng phí và nhiều hệ lụy.

Đậm đà niêu cá kho lưu giữ hương vị Tết xưa

Hải Huế |

Cứ mỗi dịp Tết đến, trên mâm cỗ, ngoài các món cổ truyền đặc trưng của ngày Tết miền Bắc như: Bánh chưng, thịt lợn, giò chả, thịt gà… thì hầu như nhà nào cũng có thêm món cá kho trong mâm cỗ mới được xem là đủ đầy.

Cùng ăn Tết Nguyên đán, các nước này không đón năm Quý Mão

Vân Anh |

Năm 2023 ở Việt Nam là năm Quý Mão, nhưng tại các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore... lại là con giáp khác, với nhiều nét văn hóa thú vị.

Thói quen ăn uống ngày Tết: Làm sao để cân đối, tránh tăng cân?

Thanh Chân - Ngọc Lê |

Tết Nguyên đán là kỳ nghỉ dài nhất trong năm. Các gia đình sẽ chuẩn bị nhiều món ăn ngon, giàu năng lượng cùng với những buổi tiệc với mật độ dày hơn những ngày thường. Do đó, thói quen ăn uống trong dịp Tết sẽ bị thay đổi, tuy chỉ vài ngày nhưng cũng góp phần làm ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.

Lý giải nguyên nhân quận 4, TPHCM chuyển sang vùng cam, nguy cơ cao

Huyên Nguyễn |

TPHCM - Một trong những nguyên nhân khiến quận 4 chuyển cấp độ dịch từ vùng vàng sang vùng cam là nhiều người chủ quan cho rằng có thể miễn nhiễm COVID-19 sau khi tiêm vaccine hoặc đã khỏi bệnh.

TPHCM: 80% phụ huynh lớp 9, lớp 12 đồng thuận cho con đi học trở lại

Huyên Nguyễn |

TPHCM - Đại diện Sở GDĐT TPHCM cho biết tỉ lệ phụ huynh lớp 9, 12 đồng thuận cho học sinh đi học trở lại từ 13.12 ở mức cao, gần 80%. Các trường đang chuẩn bị phương án, kế hoạch để đảm bảo an toàn khi mở cửa trở lại.

Tác dụng phòng bệnh khi tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 như thế nào?

Thạc sỹ, Kỹ sư Nguyễn Thị Vân Anh, Khoa Xạ trị - Xạ phẫu, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 |

Đại dịch COVID-19 đã và đang gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về mọi mặt trên toàn thế giới. Đặc biệt với những đợt bùng phát mới và sự biến chủng không ngừng của virus, mọi nỗ lực phủ sóng đủ 2 liều tiêm vaccine COVID-19 giúp phòng chống loại virus này và đạt được miễn dịch cộng đồng tại các quốc gia đang có khả năng không mang lại kết quả như mong đợi. Báo Lao Động trích đăng bài viết của Thạc sỹ, Kỹ sư Nguyễn Thị Vân Anh, Khoa Xạ trị - Xạ phẫu, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 về sự cần thiết của việc tiêm mũi 3.