Bất thường dịch vụ vận chuyển cấp cứu của Trung tâm 115 Hà Nội: Phân kíp trực cấp cứu đi làm dịch vụ

Nhóm PV |

Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội khẳng định không dùng nhân viên y tế và lái xe trong kíp trực cấp cứu để đi làm dịch vụ, nhưng theo tìm hiểu của phóng viên, Trung tâm này đang dùng xe trực cấp cứu để làm dịch vụ kiếm tiền.

Xe cấp cứu chạy dịch vụ, người bệnh đợi cả tiếng đồng hồ

Sau khi phản ánh của Báo Lao Động về việc Trung tâm Cấp cứu Hà Nội 115 thu sai quy định khoản tiền vận chuyển thi hài trong quãng đường chưa đầy 1 km, chúng tôi tiếp tục nhận được ý kiến của bạn đọc liên quan đến dịch vụ vận chuyển của Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội. Cụ thể, ngày 14.9.2019, anh T. bị tai nạn giao thông tại đường Trần Văn Lai, Mỹ Đình, Hà Nội. Anh T bị gãy chân và đã gọi xe cấp cứu của Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội vào lúc 10h21'. Thế nhưng phải 30 phút sau, xe cấp cứu mới đến đón anh T.

"Tôi đã gọi xe cấp cứu nhiều lần, nhân viên trực nói là xe ở quanh khu vực đó không có nên họ phải điều xe từ trên Phan Chu Trinh xuống. Người bị thương đã phải đợi 30 phút trong tình trạng chân gãy, đau đớn và trời thì nắng”, người gọi xe cứu thương cho anh T. cho biết.

Theo nguyên tắc, trường hợp bệnh nhân gọi xe cấp cứu tại khu vực Mỹ Đình thì sẽ có kíp trực cấp cứu tại khu vực Từ Liêm đến đón bệnh nhân. Thế nhưng vào khoảng thời gian này của ngày 14.9, kíp trực cấp cứu tại khu vực này lại đang có một công việc khác là "đi làm dịch vụ".

Theo đó, vào khoảng thời gian từ 9h đến 11h (cũng là khoảng mà bệnh nhân T gọi xe cấp cứu), 1 kíp cấp cứu 3 người gồm bác sĩ Lê Xuân T, y tá Nguyễn Thu H và lái xe Nguyễn Xuân T đang phục vụ bóng đá U16 Nam Châu Á tại sân nhân tạo Liên đoàn bóng đá Việt Nam.

Như vậy, khi kíp trực tại khu vực Từ Liêm đang đi làm dịch vụ thì người bệnh gọi xe quanh khu vực này sẽ phải đợi xe cấp cứu di chuyển từ một địa điểm khác như 11 Phan Chu Trinh, hoặc khu vực Thanh Trì, hoặc khu vực Gia Lâm, hoặc khu vực Hà Đông... đến Mỹ Đình đón.

Và theo cách tính giá của Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội, người dân sẽ phải trả phí trên cơ sở khoảng cách từ nơi xe cấp cứu xuất phát đến nơi cấp cứu. Như vậy, thay vì phải trả khoản tiền ít hơn nếu xe cấp cứu xuất phát từ khu vực Từ Liêm, anh T. phải trả một khoản tiền cho quãng đường xa hơn do xe cấp cứu xuất phát từ khu vực khác đến.

Cũng theo tìm hiểu của phóng viên, trong ngày 14.9.2019, có tới 5 kíp trực của Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội được phân công phục vụ cho bóng đá U16 nam Châu Á tại sân nhân tạo Liên đoàn bóng đá Việt Nam. Điều đáng nói là, cả 5 xe cấp cứu và kíp trực trên đều có lịch phân công trực cấp cứu trong ngày 14.9.

Có tới 5 kíp cấp cứu của Trung tâm được phân công phục vụ cho bóng đá U16 nam Châu Á.

Thực hư việc chỉ dùng xe dự phòng làm dịch vụ?

Trong buổi làm việc với phóng viên Báo Lao Động, ông Nguyễn Thành cho biết, số lượng xe cấp cứu của Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội hiện nay là 20 xe. Các xe này được phân bổ như sau: Trạm cấp cứu Trung tâm (11 Phan Chu Trinh – Quận Hoàn Kiếm); Trạm cấp cứu khu vực Từ Liêm (tại Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội, phố Trần Bình – Cầu Giấy); Trạm cấp cứu khu vực Thanh Trì (tại Bệnh viện đa khoa Thanh Trì, Thị trấn Văn Điển,Thanh Trì); Trạm cấp cứu khu vực Gia Lâm (tại Trung tâm y tế Long Biên). Mỗi ngày sẽ có 14 xe và kíp trực cấp cứu, 6 xe còn lại là các xe dự phòng.

"Thành phố 10 triệu dân nhưng chỉ có 20 xe cứu thương, trong đó nhiều xe cũ, hỏng, sửa liên tục. Theo tổ chức y tế thế giới khuyến cáo 100.000 dân nên có 1 xe cứu thương. Hà Nội 10 triệu dân thì cần ít nhất 100 cái", ông Thành nói.

Ông Thành khẳng định, Trung tâm chỉ sử dụng các xe dự phòng và những kíp không có lịch trực cấp cứu để làm dịch vụ. Thế nhưng, những gì phóng viên báo Lao Động thu thập được lại đi ngược lại điều mà vị giám đốc này nói.

Theo đó, trong lịch phân công trực cấp cứu từ ngày 26.7.2020 đến 1.8.2020 cho thấy, ngày 28.7, 1 kíp trực cấp cứu tại Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội, số 11 Phan Chu Trinh gồm y sĩ Đỗ Văn Đ, điều dưỡng Phạm Thị Đ và lái xe Bùi Tất H lại được phân công phục vụ giải Pencatsilat hè 2020 tại 12 Trịnh Hoài Đức. Thời gian từ 7h30 đến 11h30 sáng 28.7.

Cùng sự kiện này, từ 13h30 đến 17h ngày 28.7, Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội đã phân lịch phục vụ sự kiện cho kíp trực cấp cứu tại khu vực Gia Lâm gồm y sĩ Nguyễn Thị H, điều dưỡng Nguyễn Quang V, lái xe Nguyễn Văn H.

Các ngày tiếp theo 29.7, 30.7 và 31.7, liên tục có 6 kíp của Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội phục vụ tại sự kiện này. Điều đáng nói là cả 6 kíp trực đều nằm trong danh sách các kíp được phân công trực cấp cứu trong ngày hôm đó.

Với 20 xe cấp cứu được đánh giá là chưa đủ phục vụ nhu cầu của người dân Thủ đô thì lãnh đạo Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội lại cho phép việc làm dịch vụ ngay cả khi những xe này đã có lịch trực cấp cứu. Vậy, trong trường hợp người dân cần cấp cứu nguy hiểm đến tính mạng mà các xe cấp cứu lại đang "mải mê" làm dịch vụ, tính mạng của người dân sẽ ra sao?

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Bất thường dịch vụ vận chuyển cấp cứu của Trung tâm 115 Hà Nội: Giám đốc thừa nhận sử dụng tài sản công chưa đúng quy định

Nhóm PV |

Liên quan đến phản ánh của Báo Lao Động về giá dịch vụ tại Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội, lãnh đạo của đơn vị này thừa nhận, việc thực hiện dịch vụ vận chuyển người bệnh theo yêu cầu "chưa đúng hoàn toàn" theo quy định.

Nói thiếu xe, Trung tâm 115 Hà Nội vẫn dùng xe cấp cứu làm dịch vụ

Nhóm PV |

Dù cho rằng số lượng xe cấp cứu trên địa bàn thủ đô Hà Nội ít, "không đáp ứng được nhu cầu của người dân" và nhiều xe xuống cấp, nhưng lãnh đạo của  Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội vẫn cho phép sử dụng xe cấp cứu để chạy dịch vụ như phục vụ bóng đá, hội chợ, hay cưỡng chế...

Bất thường dịch vụ vận chuyển cấp cứu của Trung tâm 115 Hà Nội: Muốn "full dịch vụ" cấp cứu phải trả thêm tiền

Nhóm PV |

Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội đã tự ban hành một bảng giá với mức phí cao gấp nhiều lần so với bảng giá thu dịch vụ theo quyết định của UBND TP Hà Nội ban hành. Điều này dẫn đến việc, người dân phải chịu mức phí vận chuyển người bệnh cao hơn nhiều so với quy định.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Bất thường dịch vụ vận chuyển cấp cứu của Trung tâm 115 Hà Nội: Giám đốc thừa nhận sử dụng tài sản công chưa đúng quy định

Nhóm PV |

Liên quan đến phản ánh của Báo Lao Động về giá dịch vụ tại Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội, lãnh đạo của đơn vị này thừa nhận, việc thực hiện dịch vụ vận chuyển người bệnh theo yêu cầu "chưa đúng hoàn toàn" theo quy định.

Nói thiếu xe, Trung tâm 115 Hà Nội vẫn dùng xe cấp cứu làm dịch vụ

Nhóm PV |

Dù cho rằng số lượng xe cấp cứu trên địa bàn thủ đô Hà Nội ít, "không đáp ứng được nhu cầu của người dân" và nhiều xe xuống cấp, nhưng lãnh đạo của  Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội vẫn cho phép sử dụng xe cấp cứu để chạy dịch vụ như phục vụ bóng đá, hội chợ, hay cưỡng chế...

Bất thường dịch vụ vận chuyển cấp cứu của Trung tâm 115 Hà Nội: Muốn "full dịch vụ" cấp cứu phải trả thêm tiền

Nhóm PV |

Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội đã tự ban hành một bảng giá với mức phí cao gấp nhiều lần so với bảng giá thu dịch vụ theo quyết định của UBND TP Hà Nội ban hành. Điều này dẫn đến việc, người dân phải chịu mức phí vận chuyển người bệnh cao hơn nhiều so với quy định.