Trực cấp cứu đêm ở bệnh viện: Một tuần vắng bóng... “ma men”

Cường Ngô - Lệ Hà |

Tại Bệnh viện Thanh Nhàn - Hà Nội, trước đây bệnh viện thường tiếp nhận nhiều bệnh nhân đa chất thương do tai nạn giao thông có uống rượu bia gây ra, đặc biệt là đối tượng thanh niên tham gia giao thông trong đêm muộn, trong dịp cận Tết. Nhưng “lạ” là bây giờ cả tuần không có ca nào như thế”. Ghi nhận ở các bệnh viện lớn, số lượng bệnh nhân tai nạn giao thông do sử dụng rượu bia giảm hẳn.

Bệnh nhân tai nạn giao thông do rượu bia giảm

Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức, điểm “nóng” về số ca cấp cứu do tai nạn giao thông, tính từ giữa đêm đến  10 giờ ngày 9.1, phóng viên Lao Động ghi nhận, không có bệnh nhân nào bị tai nạn giao thông do sử dụng rượu bia được đưa vào khoa Cấp cứu. Hiện chỉ có bệnh nhân Lê Văn H (ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) nhập viện ngày 7.1 trong tình trạng có mùi rượu bia, người bị đa chấn thương đang được điều trị tích cực.

Theo tiến sĩ Đỗ Mạnh Hùng, Phó trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức, từ ngày 1 - 6.1.2020, bệnh viện tiếp nhận 305 trường hợp bị tai nạn giao thông, trong đó có 46 bệnh nhân có sử dụng rượu, bia (chiếm 11,8%). Con số này giảm so với cùng kỳ năm 2019 với 49 bệnh nhân nhân nhập viện có nồng độ cồn trong tổng số 324 bệnh nhân (chiếm 15%).

Bác sĩ Vũ Xuân Hùng, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình (Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội) cho PV báo Lao Động biết, từ khi Nghị định 100/2019 và Luật phòng chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực, lượng bệnh nhân nhập viện do rượu, bia giảm hẳn.

“Bình thường một ngày cấp cứu khoảng 100-120 bệnh nhân, trong đó khoảng 30% có liên quan tai nạn giao thông thì gần đây con số chỉ còn một nửa và liên quan đến rượu bia chỉ chiếm 10%”, bác sĩ Hùng nói và cho biết, điều đặc biệt, trong 1 tuần qua, viện không tiếp nhận bất kỳ bệnh nhân tai nạn giao thông nào do rượu bia gây ra.

“Trước đây bệnh viện thường tiếp nhận nhiều bệnh nhân đa chất thương do tai nạn giao thông có uống rượu bia gây ra, đặc biệt là đối tượng thanh niên tham gia giao thông trong đêm muộn, trong dịp cận Tết. Nhưng “lạ” là bây giờ cả tuần không có ca nào như thế”, bác sĩ Hùng chia sẻ.

Bác sĩ Lê Văn Dẫn, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc (Bệnh viện Thanh Nhàn) cũng cho hay, việc uống rượu chỉ với một lượng cồn nhỏ trong máu cũng làm ảnh hưởng tới khả năng của người điều khiển xe. Bởi vậy, để an toàn cho sức khỏe khi uống rượu thì không nên lái xe để phòng tránh tai nạn.

“Khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn con người cần phải có chức năng não bộ ổn định để kiểm soát đôi mắt, tay và chân. Uống rượu có thể ảnh hưởng kỹ năng lái xe quan trọng như phán quyết, khả năng tập trung, phối hợp động tác, tầm nhìn, thời gian phản ứng”, bác sĩ Dẫn cho biết.

Dân nhậu đã biết... sợ!

Ngày 9.1, gần 100 lái xe làm dịch vụ đưa người say về nhà của chị Nguyễn Thị Phượng (Hà Nội) vẫn tất bật dù mỗi người đã chạy 4-6 chuyến.

Chị Nguyễn Thị Phượng (32 tuổi), người sáng lập Công ty dịch vụ đưa người say về nhà tại Hà Nội, cho biết, mấy ngày qua, số tài xế của công ty chị không đáp ứng xuể. Gần 12 giờ đêm vẫn đang có khách gọi. Khách hàng của chị đa phần là người đi ôtô nhưng không thể tự lái xe về.

Hàng đêm, lái xe của chị Phượng sẽ túc trực sẵn tại các quán nhậu để khi khách gọi là có thể hỗ trợ được sớm nhất. “Chi phí cho 5km là 150.000 đồng, càng xa thì càng đắt. Còn khách đi dưới 2km luôn phải chịu 100.000 đồng”, chị Phượng tiết lộ.

Tại một nhà hàng ở đường Nguyễn Khoái (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), ghi nhận của Lao Động, chủ nhà hàng đã treo biển thông báo về dịch vụ mới. Nội dung tấm bảng ghi: “Đã uống rượu bia - không lái xe. Hỗ trợ đến 100.000 đồng đưa về nhà”. Tấm bảng được treo lên đã thu hút được sự chú ý của nhiều người đến quán.

Chị Phạm Thị Thanh Thủy - Tổng quản lý chuỗi nhà hàng này cho biết, khách hàng đến với nhà hàng thời gian gần đây có sự chuyển biến theo hướng tích cực. Đa phần, khách nhậu đi xe ôm hoặc taxi, chứ không đi xe cá nhân như trước. Khách hàng vào quán sẽ được nhân viên quán tư vấn về dịch vụ đưa về tận nhà nếu đã uống bia rượu. Tuy nhiên, lượng khách cũng vắng hơn so với trước.

“Khi trong người đã có “hơi men”, chắc chắn khách sẽ không làm chủ được tay lái và tốc độ, cho nên nhà hàng đã bố trí bãi gửi xe miễn phí cho khách nhậu say gửi qua đêm và hỗ trợ tiền cho khách về nhà an toàn. Chúng tôi thiết lập một mã giảm giá 50% cho khách trên ứng dụng gọi xe Grab. Khách chỉ cần nhập mã khuyến mãi của nhà hàng sẽ được giảm nửa tiền cuốc xe, số tiền cao nhất đến 100.000 đồng”, chị Thủy cho biết.

Nghị định 100/2019 thực hiện tốt sẽ giảm bớt gánh nặng xã hội: Tiến sĩ Nguyễn Huy Quang - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, sau 10 ngày đi vào thực tế, thông báo từ các bệnh viện, cơ sở y tế, số ca tai nạn giao thông do sử dụng rượu bia, ngộ độc rượu đã giảm đáng kể.

Bên cạnh đó, việc thực thi Nghị định còn giúp bảo vệ sức khỏe con người, giảm bớt gánh nặng cho xã hội, xóa đói giảm nghèo. Bởi khi gặp tai nạn giao thông do sử dụng rượu bia, người chết đã khổ, người sống không lành lặn trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Nếu nghị định 100 được thực hiện tốt chắc chắn người tham gia giao thông tốt hơn.

TPHCM: Số ca tai nạn giao thông và ngộ độc do rượu bia giảm rõ rệt 

Sau một tuần Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực, số ca tai nạn giao thông nhập viện do rượu bia tại TPHCM giảm mạnh so với trước.

Ngày 9.1, Khoa cấp cứu (Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TPHCM) cho hay, số lượng bệnh nhân tai nạn giao thông trong 1 tuần đầu năm 2020 giảm nhẹ. Theo thống kê, số bệnh nhân tai nạn giao thông (trong đó có tai nạn từ rượu, bia) từ đầu năm đến ngày 8.1 giảm so với tuần cuối năm 2019 và không có ca bệnh nào tử vong. Nếu tuần cuối cùng của năm 2019, bệnh viện tiếp nhận 377 trường hợp tai nạn thì trong tuần đầu tiên của năm 2020, bệnh viện chỉ tiếp nhận 374 ca bệnh (giảm 4 ca).

Tương tự, bác sĩ Kim Phúc Thành - Phó trưởng phòng Kế hoach tổng hợp (Bệnh viện quận Thủ Đức) cũng cho hay, trong một tuần đầu năm 2020, số bệnh nhân tai nạn giao thông tại bệnh viện giảm rõ rệt. “Thống kê từ ngày 1 đến ngày 6.1, bệnh viên tiếp nhận 51 ca bệnh do tai nạn giao thông gây ra. Đáng mừng là tai nạn giao thông do rượu, bia giảm mạnh. Trong một tuần qua, cách 2-3 ngày, bệnh viện mới tiếp nhận một trường hợp cấp cứu mà bệnh nhân có nồng độ cồn trong máu, trong khi năm ngoái các ca bệnh do tai nạn giao thông gây ra phần lớn là do sử dụng rượu, bia rồi lái xe” - Bác sĩ Kim Phúc Thành nói.

Không chỉ số ca tai nạn giao thông do rượu bia giảm mà các ca ngộ độc rượu cũng giảm so với trước. Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng -Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc (Bệnh viện khu vực Thủ Đức) cho biết, tuần qua  bệnh viện không tiếp nhận thêm bệnh nhân ngộ độc rượu. Việc này đã cho thấy những tác động tích cực sau khi Luật Phòng chống tác hại của rượu bia và những quy định mới về xử phạt theo Nghị định 100 có hiệu lực từ ngày 1.1.2020. Anh Nhàn

Đà Nẵng: Bệnh nhân cấp cứu do rượu bia giảm

Trung tâm cấp cứu 115 Đà Nẵng cho biết, chỉ riêng ngày đầu năm như ngày 1 và 2.1.2020, Đà Nẵng có những ca tai nạn giao thông do rượu bia gây tử vong, số lượng cao còn lại, những ngày sau đó, số lượng các nạn nhân cấp cứu do rượu bia giảm xuống rõ rệt. “Thường ngày cuối năm trung tâm phải tăng cường lực lượng nhiều để kịp thời cấp cứu những tai nạn do rượu bia và đột quỵ. Tuy nhiên những ngày qua số lượng ca cấp cứu do rượu bia có phần giảm hơn so với các năm là tín hiệu vui với cộng đồng”.

Bệnh viện Đà Nẵng cũng cho hay, từ khi Nghị định mới quy định không sử dụng rượu bia có hiệu lực, số ca bệnh tại các phòng cấp cứu, các khoa thần kinh, ngoại chấn thương đều đang giảm khá nhiều so với trước đây. Theo thống kê ngày 1.1.2020, bệnh viện Đà Nẵng tiếp nhận 31 bệnh nhân có liên quan đến bia rượu thì con số này giảm dần các ngày sau đó, như ngày 5.1 là 25 ca, ngày 6.1 là 12 ca. Bên cạnh đó, mức độ chấn thương của các nạn nhân gặp tai nạn hay nhập viện do sử dụng rượu bia cũng giảm nhẹ hơn là tín hiệu vui cho cộng đồng. Thuỳ Trang

Cường Ngô - Lệ Hà
TIN LIÊN QUAN

"Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia nhận được sự đồng thuận rất cao"

Vương Trần - Phạm Đông |

Theo Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia đi vào cuộc sống nhận được sự đồng thuận cao của người dân.

Phạt nặng lái xe uống rượu bia: Nhà hàng, quán nhậu phố Tây TPHCM vắng hoe

Anh Nhàn - Thanh Chân |

Nhiều quán nhậu tại phố đi bộ Bùi Viện (quận 1, TPHCM) trở nên vắng khách sau khi Luật Phòng chống tác hại của rượu bia và những quy định mới về xử phạt theo Nghị định 100 có hiệu lực từ ngày 1.1.2020.

Sau Nghị định 100/2019, bệnh nhân tai nạn giao thông do rượu bia giảm

Cường Ngô |

Sau một tuần Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực, số ca tai nạn giao thông nhập viện do rượu bia giảm mạnh so với trước.

Gia tăng hoạt động giết mổ heo lậu vào dịp Tết

Nhóm PV |

TPHCM - Mặc dù đã được Báo Lao Động nhiều lần phản ánh về tình trạng giết mổ heo lậu, sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý, nhưng các điểm giết mổ lậu trên địa bàn phường 12, Quận Gò Vấp (TPHCM) vẫn tái vi phạm, hoạt động giết mổ heo lậu càng nhộn nhịp hơn vào những ngày cận Tết.

Một ngày dạo vòng quanh TPHCM - thành phố không ngủ

Chí Long |

Được mệnh danh là "thành phố không ngủ" của Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh ẩn chứa vô vàn điều bất ngờ, thú vị chờ du khách khám phá.

Trận địa pháo hoa sẵn sàng cho đêm giao thừa

NHÓM PV |

11 giờ sáng ngày 30 tháng Chạp, mọi công tác chuẩn bị tại điểm bắn pháo hoa số 5 (Đảo Dừa công viên Thống Nhất, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã dần hoàn thiện đến những khâu cuối cùng. Với sự tham gia của 200 người thuộc 17 lực lượng, trận địa pháo tại điểm công viên Thống Nhất  đã sẵn sàng phục vụ người dân ngắm pháo hoa vào giao thừa.

Mỹ Tâm, Trịnh Kim Chi và sao Việt quây quần bên nồi bánh chưng ngày 30 Tết

DI PY |

Ngày 30 Tết, các nghệ sĩ như NSƯT Trịnh Kim Chi, ca sĩ Mỹ Tâm, hoa hậu Hà Kiều Anh... dành thời gian bên gia đình, gói bánh chưng, bánh tét.

Người lao động xa quê: Nỗi nhớ được gói kín lại vì một tương lai tốt hơn

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Nhiều năm xa quê hương vào Nam lập nghiệp, sinh sống, đã dần quen với những cái Tết xa quê hương, thiếu đi những giờ phút quây quần sum họp ngày Tết, những người lao động xa quê luôn mang trong mình niềm khắc khoải nhớ nhà.

"Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia nhận được sự đồng thuận rất cao"

Vương Trần - Phạm Đông |

Theo Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia đi vào cuộc sống nhận được sự đồng thuận cao của người dân.

Phạt nặng lái xe uống rượu bia: Nhà hàng, quán nhậu phố Tây TPHCM vắng hoe

Anh Nhàn - Thanh Chân |

Nhiều quán nhậu tại phố đi bộ Bùi Viện (quận 1, TPHCM) trở nên vắng khách sau khi Luật Phòng chống tác hại của rượu bia và những quy định mới về xử phạt theo Nghị định 100 có hiệu lực từ ngày 1.1.2020.

Sau Nghị định 100/2019, bệnh nhân tai nạn giao thông do rượu bia giảm

Cường Ngô |

Sau một tuần Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực, số ca tai nạn giao thông nhập viện do rượu bia giảm mạnh so với trước.