Trạm y tế ở Hà Nội quá tải, "gánh" cả dịch tễ lẫn điều trị COVID-19

Thùy Linh |

Có một thực tế đáng lo ngại hiện nay là nhân lực y tế tại các trạm y tế ở Hà Nội đang rất thiếu hụt. Mỗi trạm y tế chỉ có khoảng từ 5-10 người, nhưng phải đảm đương khối lượng công việc "khổng lồ". Con số này không thể đáp ứng đủ nhu cầu nếu số ca mắc COVID-19 mới tiếp tục tăng lên. 

9 nhân lực y tế quản lý 24.000 người, làm từ A đến Z

Hà Nội hiện đang có 9.627 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị. Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế cập nhật tới ngày 13.12, Hà Nội có gần 500 trường hợp F0 điều trị tại nhà; gần 6.000 ca điều trị tại các bệnh viện/ cơ sở thu dung điều trị; số còn lại điều trị tại y tế cơ sở. Lượng bệnh nhân tăng, số ca bệnh mức độ trung bình, nặng/nguy kịch, phải thở oxy, thở máy không xâm lấn hay có xâm lấn đều tăng.

Trong bối cảnh hiện nay, trạm y tế phải đảm đương nhiều nhiệm vụ từ dịch tễ, hướng dẫn cách ly F1, điều trị F0 tại nhà, lấy mẫu xét nghiệm đến điều trị bệnh nhân F0... Thế nhưng, có một thực tế đáng lo ngại hiện nay là nhân lực y tế tại các trạm y tế ở Hà Nội đang được coi là thiếu hụt. Mỗi trạm y tế chỉ có khoảng từ 5-10 người. Con số này không thể đáp ứng đủ nhu cầu nếu số ca mắc tiếp tục tăng lên.

Trạm trưởng Trạm y tế xã Cự Khê (huyện Thanh Oai - Hà Nội) cho biết: "Chúng tôi rất quá tải, nhân lực thiếu. Trước kia trạm có 8 người quản lý khoảng 7000 người dân, nhưng hiện nhân lực có 9 người nhưng lại thêm khoảng 17.000 dân cư của khu đô thị, như vậy là khoảng 24.000 người. Trạm chúng tôi chưa có bác sĩ".

Hơn nữa, cư dân của khu đô thị lại đi làm ở thành phố rất nhiều, tiếp xúc với nhiều người, dân ở khu vực thì mới có 1 F0, nhưng tại khu đô thị có đến 30 F0. "Chúng tôi rất quá tải, đặc biệt trong công tác quản lý các F1 tại nhà. Từ nay sẽ triển khai quản lý và điều trị F0 tại nhà nữa thì sẽ rất khó khăn"- Trạm trưởng nói.

"Chúng tôi vừa phải điều tra truy vết, lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, vừa tiêm chủng vaccine COVID-19 cho mấy chục nghìn người dân, tiêm ngày tiêm đêm suốt thời gian vừa rồi. Giờ vãn hơn thì bắt đầu tiêm cho học sinh các trường dân lập, công lập. Rồi quản lý F1, điều trị F0 tại nhà... Khối lượng công việc rất lớn"- Trạm trưởng Trạm Y tế xã Cự Khê chia sẻ.

Để hỗ trợ y tế cơ sở, Thành ủy Hà Nội cũng đã chỉ đạo tiếp tục huy động sự tham gia của các bệnh viện, cơ sở y tế của các bộ, ngành Trung ương đóng trên địa bàn, các cơ sở y tế ngoài công lập; chỉ đạo hoàn thành ngay cơ chế, chính sách để huy động lực lượng y, bác sĩ đã nghỉ hưu, sinh viên ngành y tham gia... Tuy nhiên, thực tế hiện nay, việc huy động các đối tượng này là vô cùng khó khăn.

"Trong khi lực lượng y tế mỏng, nhưng các lực lượng hỗ trợ cũng chưa có nhiều, lực lượng tình nguyện ít nên cán bộ y tế của chúng tôi hết sức vất vả"- Trạm trưởng Trạm y tế xã Cự Khê nói.

Cán bộ y tế tiêm chủng vaccine COVID-19 cho người dân ở Hà Nội. Ảnh: Hải Nguyễn
Cán bộ y tế tiêm chủng vaccine COVID-19 cho người dân ở Hà Nội. Ảnh: Hải Nguyễn

Chưa có cơ chế rõ ràng để huy động lực lượng

Để đối phó với tình trạng quá tải hệ thống y tế, Hà Nội đã lên phương án thành lập các khu thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19, lập các trạm y tế lưu động, để đưa y tế về gần dân nhất.

Tại quận Hoàn Kiếm- quận vùng lõi của thủ đô, diện tích hẹp, mật độ dân số cao, ông Nguyễn Quốc Hoàn - Phó Chủ tịch UBND quận cho biết, quận đang và chuẩn bị đưa vào hoạt động 2 trạm y tế lưu động (Đồng Xuân, Hàng Thiếc). Từ tối 13.12, Trung tâm giáo dục từ xa Nguyễn Văn Tố và trường tiểu học Quang Trung (số 9 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã được trưng dụng để lắp ráp Trạm y tế lưu động.

Những trạm này sẽ thu dung, khám, điều trị cho F0 không triệu chứng và mức độ nhẹ tại quận; phát hiện sớm, xử trí cấp cứu, kịp thời chuyển viện khi người bệnh tiến triển ở mức độ vừa và nặng. Theo kế hoạch, nếu cần thiết, quận Hoàn Kiếm có thể thành lập tới 38 trạm y tế lưu động.

Tại quận Tây Hồ, Trạm y tế lưu động số 1 tại Nhà thi đấu quận (thuộc phường Xuân La) chính thức được kích hoạt, tiếp nhận điều trị F0 thể nhẹ, không triệu chứng, quy mô 300 giường. Cơ sở thu dung không tiếp nhận các trường hợp F0 là phụ nữ mang thai, người có bệnh nền. Ngay khi kích hoạt, Trạm y tế lưu động số 1 phường Xuân La đã tiếp nhận quản lý, điều trị 45 trường hợp F0.

Tuy nhiên, tại các quận huyện khác, việc triển khai các trạm y tế lưu động cũng đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khó khăn về nguồn nhân lực.

Ông Phạm Ngọc Sơn - Giám đốc Trung tâm Y tế TX Sơn Tây (Hà Nội) nói: Từ 27.4, chúng tôi ghi nhận 125 F0. TX Sơn Tây vừa mở khu thu dung điều trị F0, hiện nay đang điều trị cho 25 bệnh nhân.

Ông Sơn cho biết: "Nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục phức tạp, số ca mắc tăng lên thì lực lượng y tế sẽ quá "căng", rất cần hỗ trợ của các lực lượng khác. Chúng tôi cũng đang đề nghị sự hỗ trợ của lực lượng quân y nhưng chưa được hỗ trợ. Hiện nay tại các khu thu dung điều trị F0, cách ly điều trị tại nhà, chủ yếu vẫn là nhân lực của y tế cơ sở. Chúng tôi dự kiến thành lập 7 trạm y tế lưu động. Nhưng đối với lực lượng y tế tư nhân, cán bộ y tế về hưu thì chúng tôi cũng kêu gọi nhưng chưa có một chế tài, chính sách rõ ràng nên họ chưa tham gia, chúng tôi chưa huy động được".

"Họ đi làm thì phải có lương để trả cho họ chứ. Việc trả lương cho cán bộ y tế tư nhân tham gia chống dịch hiện rất khó, không biết nguồn như thế nào, nếu xã hội hóa thì có mức độ thôi, còn nếu chi tiền ngân sách thì chưa biết chi như thế nào vì chưa có hướng dẫn cụ thể"- ông Sơn đặt vấn đề.

"Hiện nay y tế cơ sở làm tất. Từ truy vết, xét nghiệm, cách ly, thu dung điều trị F0, cách ly F1 tại nhà, tiêm chủng... Tất cả các đầu việc - toàn bộ là cán bộ y tế của trung tâm, của các trạm y tế làm. Rất quá tải"- ông Sơn nói.

Chỉ tính từ ngày 11.10 đến 18h ngày 14.12, Hà Nội đã ghi nhận gần 16.000 ca mắc COVID-19. Riêng trong 8 ngày từ ngày 6 đến 13.12 đã phát sinh thêm hơn 6.200 ca, trung bình mỗi ngày Thủ đô thêm hơn 750 ca mới. Mới nhất, ngày 14.12, Hà Nội ghi nhận 900 ca COVID-19 mới, số ca cộng đồng là hơn 300 ca.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Diễn biến dịch COVID-19 Hà Nội: Ca mắc tăng nhanh, lên mức 1.000 ca/ngày

Hạ Nguyên - Thiện Nhân |


Hà Nội - Theo số liệu của Bộ Y tế, ngày 13.12, thành phố đứng đầu cả nước với 1.000 ca mắc COVID-19. Hà Nội chỉ đạo xây dựng kịch bản, phương án ứng phó khi F0 tăng 2.000 và 3.000 ca/ngày. Đồng thời lưu ý nguy cơ lây lan dịch bệnh trong dịp lễ Noel và Tết Dương lịch 2022.

Hà Nội ghi nhận 762 ca mắc mới COVID-19 trong ngày

Lệ Hà |

Chiều 13.12, Sở Y tế Hà Nội cho biết, số ca mắc mới từ 18h ngày 12.12 đến 18h ngày 13.12 Hà Nội ghi nhận 762 ca mắc mới COVID-19.

Cả nước ghi nhận 15.377 ca mắc mới COVID-19, Hà Nội đứng đầu số ca mắc

Lệ Hà |

Chiều 13.12, Bộ Y tế cho biết, tính từ 16h ngày 12.12 đến 16h ngày 13.12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 15.377 ca nhiễm mới. Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 1.192 ca.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Diễn biến dịch COVID-19 Hà Nội: Ca mắc tăng nhanh, lên mức 1.000 ca/ngày

Hạ Nguyên - Thiện Nhân |


Hà Nội - Theo số liệu của Bộ Y tế, ngày 13.12, thành phố đứng đầu cả nước với 1.000 ca mắc COVID-19. Hà Nội chỉ đạo xây dựng kịch bản, phương án ứng phó khi F0 tăng 2.000 và 3.000 ca/ngày. Đồng thời lưu ý nguy cơ lây lan dịch bệnh trong dịp lễ Noel và Tết Dương lịch 2022.

Hà Nội ghi nhận 762 ca mắc mới COVID-19 trong ngày

Lệ Hà |

Chiều 13.12, Sở Y tế Hà Nội cho biết, số ca mắc mới từ 18h ngày 12.12 đến 18h ngày 13.12 Hà Nội ghi nhận 762 ca mắc mới COVID-19.

Cả nước ghi nhận 15.377 ca mắc mới COVID-19, Hà Nội đứng đầu số ca mắc

Lệ Hà |

Chiều 13.12, Bộ Y tế cho biết, tính từ 16h ngày 12.12 đến 16h ngày 13.12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 15.377 ca nhiễm mới. Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 1.192 ca.