TPHCM: Số ca mắc COVID-19 tăng lên 3 con số, dịch bệnh đang trong tầm kiểm soát

HUYÊN NGUYỄN - HOÀI ANH |

Chiều 25.6, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình dự cuộc họp giao ban Ban chỉ đạo TPHCM về phòng chống dịch COVID-19 và nghe báo cáo tình hình dịch bệnh, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 19.6.2021 và tiến độ tiêm chủng vaccine. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố nhắc lại thông tin từ 6h ngày ngày 24.6 đến 6h sáng ngày 25.6, TPHCM ghi nhận 667 trường hợp dương tính.

Cuộc họp kết thúc lúc 18h20

* 18h10: TPHCM nghiên cứu luân phiên bán hàng tại chợ truyền thống

Ông Nguyễn Thành Phong – Chủ tịch UBND TPHCM yêu cầu các quận, huyện, phường, xã, thị trấn cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị 10 của UBND Thành phố. Trường hợp không thực hiện nghiêm cần có các biện pháp xử lý. Hiện nay cổng thông tin thường xuyên nhận được phản ánh của người dân, vì vậy cần lưu ý điều đó.

Ông Phong cũng nhấn mạnh, đây là thời điểm tổ COVID cộng đồng cần tiếp tục phát huy vai trò. Cứ 300 hộ dân cần có 1 tổ COVID cộng đồng. Cần đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng để rà soát các trường hợp tiếp xúc, trường hợp lây trong cộng đồng. Đối với những địa điểm tập trung đông người như công viên, bến xe thì cần giải tán ngay lập tức. Riêng chợ truyền thống, cần tính toán, nghiên cứu mô hình của Quận 8 áp dụng (có thể để những tiểu thương luân phiên bán hàng để đảm bảo giãn cách).

Đối với chợ đầu mối, Chủ tịch UBND TPHCM yêu cầu Giám đốc Sở Công thương cần thảo luận với các quận để có phương án. Thêm vào đó, cần yêu cầu các hộ kinh doanh ký cam kết phòng chống dịch, nếu vi phạm thì tạm ngưng kinh doanh. Sau khi các hộ kinh doanh ký cam kết, cần tiếp tục giám sát chặt chẽ.

Về vấn đề kết quả test nhanh có kết quả chậm, ông Phong đề nghị Sở Y tế cần phân tích rõ vì sao chậm, kết quả thì có ngay rồi nhưng chậm ở khâu nào, khâu thông báo kết quả chậm hay do năng lực xét nghiệm chậm và phải có biện pháp tăng cường. Dù lí do chậm là gì thì cũng đều ảnh hưởng tới công tác chống dịch. Về khu cách ly Đại học Quốc gia TPHCM, ông Phong chỉ đạo Phó Chủ tịch UBND Dương Anh Đức xuống kiểm tra và có chỉ đạo giải quyết ngay những điều còn tồn đọng.

* 17h55:

Ông Nguyễn Thành Phong – Chủ tịch UBND TPHCM, trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tại TPHCM kết luận: Trong đợt bùng phát dịch 4, TPHCM đã ghi nhận 2.293 ca bệnh. Đây là ngày thứ 9 mà số ca nhiễm mỗi ngày tăng lên là 3 con số. Cao nhất là ngày 24.6, từ 6h ngày ngày 24.6 đến 6h sáng ngày 25.6, TPHCM ghi nhận 667 trường hợp dương tính.

Tuy nhiên, tôi xin nhấn mạnh là hiện có 14 trường hợp phát hiện khi khám tầm soát tại bệnh viện, 10 trường hợp đang điều tra tầm soát, còn lại cơ bản được xác định trong khu cách ly, khu phong toả. Như vậy, TPHCM vẫn đang kiểm soát được tình hình. Điều đáng quan ngại nhất là khu công nghiệp và khu chợ truyền thống. Chỉ còn 5 ngày nữa là TPHCM sẽ kết thúc đợt cách ly thứ 2 vì thế các quận, huyện cần kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện giãn cách, tình hình có kiểm soát được hay không. Tại sao thực hiện giãn cách mà số ca vẫn tăng cao, ông Phong đặt câu hỏi. Chủ tịch UBND TPHCM cho biết, dựa trên cơ sở đánh giá, đề xuất của các địa phương, ban ngành, đến ngày 30.6, TPHCM sẽ quyết định có tiếp tục thực hiện giãn cách hay dừng lại.

* 17h45:

Cũng theo Phó Thủ tướng Thường trực chính phủ Trương Hoà Bình, tình hình hiện nay chưa được như mong muốn của chúng ta, vậy nên cần đảm bảo việc phòng chống dịch tại khu công nghiệp, nếu để lây nhiễm nữa thì sẽ như Bắc Giang. Tại nhà trọ, chợ, khu cách ly, tất cả phải đảm bảo, thực hiện đúng các quy định, thực hiện nghiêm giãn cách để đảm bảo các điều kiện để không lây lan, nhất là trong các khu cách ly F1. Có thể thấy, F1 chưa chắc đã là F0, nhưng F0 dồn cùng vào khu thì có thể khiến F1 thành F0. Vì vậy, cần tính đến việc chỉ cách ly từ 1 – 2 người một phòng để đảm bảo giãn cách. Cũng cần tính đến phương án sửa dụng lều, trại trong cách ly.

Liên quan đến việc phòng chống dịch tại khu công nghiệp, ông Trương Hoà Bình cho biết, các khu công nghiệp đã lên phương án nếu phát hiện sẽ cách ly tại chỗ. Thế nhưng, cách ly tại chỗ mà không đảm bảo giãn cách thì có thể lây lan dịch bệnh. Vì vậy, cần nghiêm khắc hơn nữa, xử lý nghiêm hơn nữa. Nếu có công ty không đảm bảo công tác phòng chống dịch thì thì cần cho ngưng sản xuất và cần xử lý người đứng đầu. Cơ quan, xí nghiệp nếu để xảy ra trường hợp tương tự cũng cần xử lý. Thêm vào đó, thành phố cũng cần đảm bảo an toàn cho đội ngũ tuyến đầu.

* 17h30: Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình: “Cần cấm luôn chợ truyền thống”

Góp ý cho TPHCM, ông Trương Hoà Bình – Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cho biết, TPHCM cần đánh giá tình hình hiện nay để đưa ra những biện pháp cụ thể. Nếu đánh giá không đúng tình hình có thể dẫn đến những hậu quả khó lường. Liên quan đến đề xuất “sống chung với lũ”, ông Trương Hoà Bình cho biết: “Singapore hướng tới triển khai cuộc sống bình thường mới, tuy nhiên cần hiểu rằng họ đã tiêm 2/3 dân số nên họ có thể. Còn chuyện đó đối với nước ta “còn xa lắm”.

Qua thống kê của Thành phố, chỉ trong vòng 24h (từ ngày 6h ngày 24.6 đến 25.6) có 667 ca dương tính, vậy nên có thể thấy các chuỗi lây nhiễm đều rất khó lường.

Trước tình hình này, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đề nghị TPHCM không được chủ quan. Ông Trương Hoà Bình đánh giá, việc áp dụng Chỉ thị 10 của TPHCM vừa qua đã phát huy những kết quả nhất định, nhưng tình hình vẫn còn rất phức tạp. TPHCM không thể cấm lưu thông hàng hoá để đứt gãy sản xuất trong việc phát triển kinh tế xã hội, tuy nhiên, cần kiên quyết hơn nữa và nếu cần thì cấm luôn chợ truyền thống. “Chúng ta có thể thấy chợ bên Trung Quốc khiến dịch lây lan bùng phát. Vì vậy chúng ta cần “cắn răng mà chịu”, xử lý triệt để các trường hợp khiến lây lan, trừ việc lưu thông hàng hoá. Nếu để mất kiểm soát thì sẽ rất gay. Và tôi tán thành việc cấm chợ truyền thống. Riêng đối với những shipper, cần cân nhắc và đảm bảo phòng chống dịch”, ông Trương Hoà Bình nói.

Phó Thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình cho biết ông nhận được nhiều ý kiến về việc test nhanh nhưng lại có kết quả rất chậm. Ông đề nghị TPHCM điều chỉnh việc này chứ nếu test nhanh mà vài ngày sau mới có kết quả thì chậm quá. Thủ tướng giao cho TPHCM hoàn thành chiến lược tiêm vaccine trong 5 ngày, TPHCM cần cố gắng thực hiện nhưng nếu không kịp tiến độ thì có thể báo cáo lại, mục tiêu cao nhất là tiêm chủng nhanh nhưng phải an toàn. Ngoài ra, cần kiểm soát dòng người, số lượng, không để tập trung như ở Nhà thi đấu Phú Thọ.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình: “Cần cấm luôn chợ truyền thống” .

* 17h30: Thứ trưởng Bộ Y tế đề xuất có biện pháp mạnh với chợ đầu mối, chợ truyền thống

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn khuyến cáo UBND TPHCM có biện pháp mạnh đối với các chợ đầu mối là nơi giao thương, chợ truyền thống là nơi người dân đến để mua sắm, nếu để xảy ra tình trạng như một số khu chợ ở Hóc Môn thì rất nguy hiểm.

Thứ trưởng đề nghị Ban chỉ đạo có biện pháp quyết liệt, “thà hy sinh trong thời gian ngắn 5 ngày 1 tuần còn hơn để chợ thành đầu mối để lây nhiễm”, ông Sơn nhấn mạnh. Ông Sơn cũng đề nghị TPHCM quan tâm tới việc cách ly F1. Hiện số lượng cách ly F1 của TPHCM rất lớn. Ngay như cơ sở cách ly tại Đại học Quốc gia TPHCM tình hình cũng rất khó khăn, chỉ có cách ly 2.000 thôi nhưng mà anh em kiệt sức bởi đội ngũ y tế cũng đi thu tiền hằng ngày, chứ không có ai thu nữa. Ngoài ra, vấn đề rác thải cũng ứ động chưa xử lý kịp, thời gian chờ kết quả xét nghiệm cũng rất lâu, sau 2-3 ngày.

* 16h15:

Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tại TPHCM họp kín.

* 16h10: Quận Bình Tân

Tính tới nay, quận Bình Tân đã có 433 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó cao nhất là phường An Lạc. Về công tác lấy mẫu xét nghiệm, đến nay lấy mẫu 409.349 trường hợp. Tại khu phong toả khu phố 2,3, 4 đã lấy mẫu của toàn bộ người dân trong khu vực này. Về công tác kiểm tra theo Chỉ thị 10 đã xử phạt 3 trường hợp không đeo khẩu trang, 15 trường hợp không tuân thủ 5K của Bộ Y tế, 79 trường hợp vi phạm các trường hợp khác.

* 16h05:

Ông Nguyễn Thành Phong – Chủ tịch UBND TPHCM, Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố nhắc lại thông tin từ 6h ngày ngày 24.6 đến 6h sáng ngày 25.6, TPHCM ghi nhận 667 trường hợp dương tính. Có thể nói trong suốt mùa dịch đợt thức tư, thì ngày 24.6 là ngày có trường hợp dương tính cao nhất.

Ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TPHCM phát biểu tại cuộc họp.

Trong 667 trường hợp mới phát hiện trong 24h qua thì 573 trường hợp (85,7%) được xác định nguồn nằm trong các chuỗi lây nhiễm, trong các khu phong toả, khu cách ly. Có những trường hợp, xét nghiệm lần đầu âm tính, nhưng sau đó lần thứ 2 là dương tính, tức dịch đã lan dần. Từ các con số có thể thấy hầu hết các ca mắc đều trong khu phong toả, khu cách ly.

Ông Nguyễn Thành Phong chủ trì tại điểm cầu Hóc Môn.
Ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TPHCM chủ trì tại điểm cầu Hóc Môn.

* 16h: TPHCM cần tính đến trường hợp “sống chung với lũ”

Giám đốc HCDC cho biết thêm, qua điều tra công tác dịch tễ có thấy xảy ra 2 trường hợp: Virus càng lây qua nhiều thế hệ thì càng tăng đột đỉnh, hoặc trường hợp 2 là động lực sẽ giảm. Hiện nay ở TPHCM có nhiều người không có triệu chứng, có thể rất nhẹ. Vì vậy chúng ta có thể tính đến trường hợp “sống chung với lũ”. Vì vậy TPHCM có thể tính đến cần bảo vệ nhóm đối tượng nguy cơ trước.

* 15h55: 68% ca bệnh không có triệu chứng

Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) Nguyễn Trí Dũng cho biết, theo số liệu phân tích của HCDC, có 68% số các ca bệnh không có triệu chứng. Như vậy, tỉ lệ bệnh nhân có triệu chứng rất thấp so với giai đoạn đầu. Tính từ giai đoạn phát hiện ca bệnh của nhóm truyến giáo Phục Hưng đến nay thì các con số này bị đảo ngược. Trước kia, ở nhóm truyền giáo Phục Hưng, số ca bệnh có triệu chứng là 68%. Theo ông Dũng, hiện tại, khi phát hiện được ca chỉ điểm, ví như đến khám tại bệnh viện thì truy vết ra 1 chùm lây nhiễm. Kết quả truy vết cho thấy một chùm có triệu chứng rất nhẹ hoặc triệu chứng rất mơ hồ.

* 15h50: Một nhân viên giao hàng dược phẩm cho 5 bệnh viện nhiễm COVID-19

Ông Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết cần tiếp tục áp dụng biện pháp: - Thực hiện nghiêm Chỉ thị 10 của UBND TPHCM.

- Tăng cường điều tra, truy vết, tăng cường dập dịch tại những nơi có nguy cơ cao.

- Sử dụng test nhanh đối với những người có nguy cơ cao. Trong trường hợp dương tính sẽ test lại bằng PCR.

- Tăng cường quản lý, giám sát công nhân, người lao động trong khu công nghiệp.

- Tăng cường kiểm tra trong khu phong toả, khu khám chữa bệnh,… Có ca là nhân viên y tế bị lây nhiễm trong khi lấy mẫu hoặc trong khi đo nhiệt độ hàng ngày. Vì vậy, việc cách ly 2,3 người một phòng rất khó trong công tác phòng chống dịch, bởi độ lây lan của chủng Delta là rất lớn. Hiện nay tại các bệnh viện cũng có nguy cơ lây nhiễm cao. Như mới đây, một ca bệnh là nhân viên giao hàng dược phẩm đến bệnh viện đã xác định dương tính. Sau đó, 5 bệnh viện đều phải xét nghiệm COVID-19.

* 15h30:

Giám đốc Sở Y tế TPHCM Nguyễn Tấn Bỉnh thông tin về tình hình dịch bệnh COVID-19: Từ ngày 27.5 đến 18h ngày 24.6, TPHCM có 2.243 ca nhiễm trong công đồng đã được Bộ Y tế. Có 31 bệnh nhân nặng đang được điều trị. Từ 6h sáng 24.6 đến 6h sáng ngày 25.6, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM ghi nhận 667 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2. 99 trường hợp trong khu phong toả, 538 trường hợp trong khu cách ly và 14 trường hợp tầm khám sàng lọc tại các bệnh viện, 1 trường hợp bị phơi nhiễm nghề nghiệp là hộ lý đang công tác tại TTYT Bình Thạnh và 1 trường hợp khi mở rộng xét nghiệm, 2 trường hợp giám sát tại khu cách ly tập trung, 2 trường hợp nhập cảnh và 10 trường hợp đang điều tra. Đặc điểm lớn nhất trong đợt dịch này là chủng virus Detal gây lây lan mạnh trong gia đình, hàng xóm, nơi làm việc, đặc biệt là ở các toà nhà, văn phòng, cơ sở sản xuất thực phẩm.

Ngoài ra, có một vài trường hợp xuất hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh.

TPHCM đã quyết liệt phong toả những khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao và thực hiện Chỉ thị 10 trên toàn thành phố từ ngày 20.6 đến nay. Chuỗi lây lan các dịch bệnh gần đây cũng cho thấy các chợ truyền thống hiện nay không đảm bảo công tác phòng chống dịch: không đảm bảo sát khuẩn, giữ khoảng cách, khẩu trang,… Tình hình dịch còn diễn biến phức tạp, các ca nhiễm trong cộng đồng còn cao, trung bình là 15 ca/ ngày. Về công tác xét nghiệm, 26.5 – 24.6: Lấy gần 1 triệu mẫu xét nghiệm. Chiến dịch tiêm vaccine: Từ trưa 21.6 đến nay đã có 404.707 người đã được tiêm vaccine. Trong hôm nay 25.6 và ngày mai 26.6, TPHCM sẽ tổng lực để tiêm hết phần vaccine còn lại.

Chủ trì tại điểm cầu UBND Thành phố: Ông Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; ông Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Bộ phận Thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 tại TPHCM; Ông Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy.

Chủ trì tại điểm cầu UBND huyện Hóc Môn: Ông Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND Thành phố.

15h30: Cuộc họp bắt đầu.

Giám đốc Sở Y tế TPHCM Nguyễn Tấn Bỉnh thông tin về tình hình dịch bệnh COVID-19

Điểm cầu UBND TPHCM do Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình chủ trì. Ảnh: Hoài Anh

Tình hình dịch bệnh COVID-19 tại TPHCM đang diễn biến phức tạp với số ca bệnh tăng cao, trong đó, nhiều ca bệnh chưa rõ nguồn lây.

Trước những diễn biến phức tạp về dịch bệnh tại TPHCM, ngày 19.6, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đã ký Chỉ thị số 10 về siết chặt và tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn TPHCM.

Theo Chỉ thị này, bên cạnh các chỉ đạo được đây, TPHCM dừng tất cả các loại hình kinh doanh dịch vụ không thiết yếu, dừng hoạt động chợ tự phát.

Người dân không tụ tập trên 3 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tuân thủ triệt để quy tắc 5K của Bộ Y tế; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 1,5 mét giữa người với người tại các địa điểm công cộng.

Gần 1 tuần kể từ khi ban hành chỉ thị, TPHCM đã mở cuộc họp trực tuyến Ban chỉ đạo về phòng chống dịch COVID-19. Đồng thời, TPHCM cũng thông tin về tiến độ tiêm 836.000 liều vaccine phòng COVID-19.

HUYÊN NGUYỄN - HOÀI ANH
TIN LIÊN QUAN

Đẩy nhanh tiến độ vaccine Nano Covax: Ngày 15.8 tiêm xong cho 13.000 người

Thùy Linh |

Thông tin từ Cục Khoa học công nghệ - Đào tạo (Bộ Y tế) cho biết sáng nay (25.6), Bộ Y tế đã họp khẩn về tiến độ thử nghiệm vaccine Nano Covax, loại vaccine COVID-19 đầu tiên của Việt Nam thử nghiệm lâm sàng.

Hỗn loạn "biển" người chen nhau chờ tiêm vaccine COVID-19 tại TPHCM

ANH TÚ - HOÀI ANH |

Cả nghìn người đổ về Nhà thi đấu Phú Thọ (Quận 11, TPHCM) để tiệm vaccine khiến lực lượng y tế, công an, dân phòng bị quá tải. Việc hàng nghìn người chen nhau xếp hàng cũng không đảm bảo giãn cách theo Chỉ thị 10 của TPHCM và nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Hơn 400.000 người tại TPHCM đã được tiêm vaccine COVID-19

NHÓM PV |

Trưa 25.6, TPHCM tổ chức Họp báo cung cấp thông tin về tiến độ tiêm chủng vaccine COVID-19. TPHCM tăng công suất lên tối đa để hoàn thành.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Đẩy nhanh tiến độ vaccine Nano Covax: Ngày 15.8 tiêm xong cho 13.000 người

Thùy Linh |

Thông tin từ Cục Khoa học công nghệ - Đào tạo (Bộ Y tế) cho biết sáng nay (25.6), Bộ Y tế đã họp khẩn về tiến độ thử nghiệm vaccine Nano Covax, loại vaccine COVID-19 đầu tiên của Việt Nam thử nghiệm lâm sàng.

Hỗn loạn "biển" người chen nhau chờ tiêm vaccine COVID-19 tại TPHCM

ANH TÚ - HOÀI ANH |

Cả nghìn người đổ về Nhà thi đấu Phú Thọ (Quận 11, TPHCM) để tiệm vaccine khiến lực lượng y tế, công an, dân phòng bị quá tải. Việc hàng nghìn người chen nhau xếp hàng cũng không đảm bảo giãn cách theo Chỉ thị 10 của TPHCM và nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Hơn 400.000 người tại TPHCM đã được tiêm vaccine COVID-19

NHÓM PV |

Trưa 25.6, TPHCM tổ chức Họp báo cung cấp thông tin về tiến độ tiêm chủng vaccine COVID-19. TPHCM tăng công suất lên tối đa để hoàn thành.