Toạ đàm trực tuyến: Đối phó với dịch COVID-19 - khúc ngoặt mới

Lao Động |

Sau 88 ngày không ghi nhận ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, ngày 1.12 đã ghi nhận 2 ca mắc COVID-19 lây nhiễm trong cộng đồng. Những trường hợp mắc này do lây từ những ca không tuân thủ các biện pháp cách ly. Dịch COVID-19 đứng trước nguy cơ lây lan ra cộng đồng. Cả nước tiếp tục thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế.

MC: Thưa ông, ngày 1.12 tại TPHCM đã ghi nhận 2 ca mới mắc COVID-19 lây nhiễm trong cộng đồng. Tình hình kiểm soát dịch bệnh tại TPHCM đến thời điểm hiện tại như thế nào?

- PGS.TS Trần Đắc Phu: Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19, chúng ta đã kiểm soát được dịch bệnh.

Tại sao chúng ta giải quyết được như vậy? Theo tôi vì TPHCM phát hiện được các F1, tiến hành các biện pháp cách ly, kiểm soát dịch bệnh.

MC: Từ những ca mới mắc COVID-19 tại TPHCM vừa qua cho thấy việc cách ly vẫn lỏng lẻo. Ngay sau đó, Bộ Y tế - cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 - đã có chỉ đạo về việc thực hiện ra sao đối với cả nước và TPHCM?

- PGS.TS Trần Đắc Phu: Việt Nam luôn thực hiện quan điểm ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch. Việt Nam tổ chức cách ly nguồn bệnh F1, F2.

Vừa qua, TPHCM ngăn chặn, dập dịch nhưng không làm quá ầm ĩ. Tuy nhiên, hiệu quả đã đạt được tốt.

MC: Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã yêu cầu tất cả các cơ sở y tế trên địa bàn TPHCM cần nâng cao mức cảnh giác, tăng cường các biện pháp sàng lọc với tất cả trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở y tế theo quy định. Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương là cơ sở tiếp nhận nhiều ca mắc COVID-19, bệnh viện đã thực hiện các biện pháp phòng, tránh ra sao?

- Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp: Bộ Y tế đã ban hành các quy định về an toàn bệnh viện. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã thực hiện nghiêm túc các biện pháp Bộ Y tế đưa ra.

MC: Trong suốt quá trình chống dịch COVID-19 vừa qua, Việt Nam đã triển khai sớm các biện pháp, đặc biệt là kiên định biện pháp chống dịch đã đề ra từ đầu, xuyên suốt các giai đoạn, đó là "Ngăn chặn - Phát hiện - Cách ly - Khoanh vùng - Dập dịch" và nguyên tắc 4 tại chỗ (lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ). Cách ly là một trong các biện pháp cần thiết. Tuy nhiên, gần đây người ở trong diện cách ly nhưng chưa hợp tác với cơ quan chức năng để tuân thủ các biện pháp cách ly. Cũng có thông tin có người từ vùng dịch về tìm cách trốn cách ly. Việc thiếu ý thức như thế sẽ gây ra hệ lụy gì cho cộng đồng. Họ có phải chịu mức xử phạt gì thưa ông?

- PGS.TS Trần Đắc Phu: Chúng ta phải hình dung giữa 2 đợt dịch Đà Nẵng và TPHCM để thấy mức độ ảnh hưởng như thế nào. Hiện chúng ta không biết ổ dịch ở Đà Nẵng lây từ đâu. Có thể từ người nhập cảnh bất hợp pháp, hoặc người những người trong cộng đồng nhưng không phát hiện ra. Tại TPHCM, việc lây lan dịch do không thực hiện cách ly trong cộng đồng tốt. Nhưng rất may, tại TPHCM đã phát hiện được nguồn lây nên dập dịch được nguồn bệnh luôn.

Tại TPHCM, UBND đã chỉ đạo các cơ quan chức năng trong việc xử lý việc lây lan dịch COVID-19 tốt.

MC: Dịch COVID-19 đã lan nhanh ra hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhiều quốc gia trở thành điểm nóng của dịch COVID-19. Việt Nam dù đang kiểm soát bệnh dịch COVID-19 tốt, nhưng không vì thế mà chúng ta chủ quan, lơ là trước dịch bệnh. Công tác phòng, chống dịch COVID-19 hiện được đặt trong tình hình mới. Chúng ta vẫn cần chuẩn bị sẵn mọi biện pháp đối phó thế nào trước dịch này?

- PGS.TS Trần Đắc Phu: Chúng ta phải thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Trên thế giới, dịch COVID-19 vẫn xảy ra ở mức độ cao. Nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam là hoàn toàn có thể xảy ra. Chúng ta phải thực hiện các biện pháp "Ngăn chặn - Phát hiện - Cách ly - Khoanh vùng - Dập dịch" thật tốt.

Ở Việt Nam khác các nước khác, chúng ta có chính quyền cơ sở, y tế cơ sở… Khi dịch xảy ra cần huy động toàn bộ lực lượng tham gia vào công tác phòng chống dịch. Người dân phải thực hiện tốt khuyến cáo 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế" để giữ an toàn cho Bạn và Chúng ta trước đại dịch COVID-19.

MC: Việt Nam có đưa ra một kịch bản xấu nhất có thể xảy ra nếu dịch COVID-19 tái phát mạnh trong thời gian tới?

- PGS.TS Trần Đắc Phu: Chúng ta đã có một kịch bản nếu tình huống xấu nhất xảy ra. Việt Nam đã có kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch COVID-19 trong thời gian qua. Tuy nhiên, chúng ta cố gắng không để tình huống xấu là dịch bùng phát mạnh xảy ra. Nhiều nước đã áp dụng kịch bản xấu nhưng Việt Nam chưa phải áp dụng.

MC: Nguy cơ lây lan dịch bệnh COVID-19 tại cộng đồng vẫn ở mức cao. Những nơi tập trung đông người là môi trường dễ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19. Nhưng chúng ta không thể ở nhà trong thời gian dài bởi dịch bệnh chưa biết khi nào hết. Khi ra ngoài đường, những nơi đông người mỗi chúng ta phải làm gì để phòng, tránh dịch COVID-19, nhất là trong giai đoạn này?

- Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp: Chúng ta cần chặn được nguồn lây. Tại các cơ sở y tế, khuyến cáo 5K “Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế" của Bộ Y tế phải thực hiện nghiêm.

MC: Có nhận định cho rằng, Việt Nam khống chế thành công COVID-19 giai đoạn này vì chúng ta ít ca bệnh lây lan trong cộng đồng, các ca mắc mới chủ yếu là nhập cảnh. Ngay cả những ca mắc COVID-19 hầu hết có bệnh lý nhẹ nhàng. Liệu khi các ca bệnh nhiều hơn, chúng ta có “vỡ trận” trong kiểm soát dịch bệnh?

- PGS.TS Trần Đắc Phu: Việt Nam đã có kinh nghiệm, năng lực trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Nếu chúng ta tuân thủ nghiêm các nguyên tắc thì chắc chắn dịch không xảy ra.

PGS.TS Trần Đắc Phu trả lời tại tọa đàm.
PGS.TS Trần Đắc Phu trả lời tại tọa đàm.

MC: Bài học được rút ra từ những ca mắc COVID-19 tại TPHCM vừa qua là tất cả các bước trong quy trình truy vết, theo dấu ca nhiễm phải được tuân thủ đầy đủ, nếu bỏ sót bất cứ khâu nào cũng có thể để lọt trường hợp nghi nhiễm ở ngoài cộng đồng. Theo ông, việc truy vết này quan trọng thế nào trong việc ngăn chặn nguồn lây?

- Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp: Nếu chúng ta phát hiện được F0 thì việc truy vết, cách ly F1 sẽ dễ dàng hơn.

- PGS.TS Trần Đắc Phu: Truy vết để phát hiện những trường hợp F1 tiếp xúc với nguồn bệnh để cách ly. Việc truy vết càng sớm thì việc lây lan hạn chế.

MC: Dịch COVID-19 đang bước vào giai đoạn mới, có những thông tin cho rằng độc lực của virus SARS-CoV-2 ngày càng giảm, nhưng tốc độ lây lan lại nhanh. Điều này có đúng không? Hiện có bằng chứng nào cho thấy điều này?

- Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp: Bằng chứng nói độc lực của virus SARS-CoV-2 tăng giảm chưa có bằng chứng. Tuy nhiên, đầu vụ dịch số ca tử vong do COVID-19 cao. Nhưng hiện nay, do có kinh nghiệm điều trị, hiểu biết về bệnh nên tỉ lệ tử vong giảm cả trên thế giới và Việt Nam.

- PGS.TS Trần Đắc Phu trả lời: Theo Tổ chức Y tế Thế giới, virus SARS-CoV-2 chưa thay đổi độc lực nhưng virus này bám vào tế bào người bệnh chặt hơn, khả năng nhiễm, lây lan mạnh hơn. Do đó, chúng ta không nên cho rằng dịch đã giảm mà chủ quan với dịch bệnh.

MC: Thời gian vừa qua, nước ta có nhiều trường hợp bị tái dương tính COVID-19 sau khi đã được chữa khỏi. Vì sao lại có hiện tượng này và liệu những người này có nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng hay không, thưa bác sĩ?

- Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp: Những người tái nhiễm kéo dài có nhiều giả thuyết như virus còn tồn lưu trong các mô.

MC: Thưa bác sĩ, người được chữa khỏi COVID-19 liệu có bị mắc lại hay không? Có thông tin virus corona chủng mới ủ bệnh tới 24 ngày và nhiều người bị mắc COVID-19 không có triệu chứng điển hình của mắc bệnh. Xin bác sĩ cho biết, thời gian ủ bệnh của COVID-19 là bao lâu và việc cách ly người nghi ngờ 14 ngày có đủ để an toàn cho cộng đồng?

- Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp: Tỉ lệ vô cùng nhỏ người mắc bệnh phát bệnh muộn (15-16 ngày). Việc cách ly 14 ngày là cần thiết.

- PGS.TS Trần Đắc Phu trả lời: Đúng là có những trường hợp mắc bệnh sau 14 ngày nên Bộ Y tế mới yêu cầu tiếp tục cách ly, giám sát sức khoẻ.

MC: Một tỉ lệ không nhỏ các ca mắc COVID-19 là không có triệu chứng. Vậy ở nước ta liệu có nguy cơ vẫn tồn tại những ca bệnh như vậy trong cộng đồng? Ca bệnh không có triệu chứng có thể lây nhiễm cho người khác được không?

- Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp: Cách ly là cực kỳ quan trọng.

MC: Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tuần qua đã yêu cầu các đơn vị sản xuất vắc xin trong nước đẩy nhanh tiến độ để sớm tiến hành thử nghiệm lâm sàng. Theo đó, ngày 10.12, NANOGEN phối hợp với Học viện Quân y sẽ chính thức tuyển tình nguyện viên tham gia vào giai đoạn 1 thử nghiệm vắc xin COVID-19 của Việt Nam. Sau đó 1 tuần sẽ tiến hành tiêm mũi vắc xin thử nghiệm đầu tiên. Song song đó, các bên liên quan cần chuẩn bị để sẵn sàng cho giai đoạn 2 thử nghiệm lâm sàng ngay, không để kết thúc giai đoạn 1 mới tiến hành bắt đầu công việc cho giai đoạn 2. Với tiến độ như trên khoảng thời gian nào Việt Nam sẽ sản xuất và đưa văcxin COVID-19 vào tiêm cho người dân?

- PGS.TS Trần Đắc Phu: Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đang gấp rút tiến hành nghiên cứu, sản xuất vaccine COVID-19. Việt Nam có kinh nghiệm trong sản xuất vaccine, dù có nhanh và thuận lợi thì phải cuối năm 2021, đầu năm 2022 mới có vaccine. Việc sản xuất vaccine qua rất nhiều giai đoạn.

MC: Hiện quy trình nghiên cứu, sản xuất vaccine COVID-19 tại Việt Nam có được rút ngắn các công đoạn cho kịp với nhu cầu thực tế hiện nay không, thưa ông?

- PGS.TS Trần Đắc Phu: Vaccine nào cũng cần an toàn, có hiệu lực nên việc nghiên cứu, sản xuất vaccine cần có quy trình chặt chẽ. Chúng ta chỉ có thể rút ngắn thủ tục hành chính như họp hành, xét duyệt hồ sơ nhanh hơn chứ không phải cắt ngắn đi, hay làm gối đầu nghĩa là từng bước 1 nhưng giờ có thể làm các bước xen kẽ… Về quy trình khoa học kỹ thuật hoàn toàn không được cắt giảm.

MC: Dự án vaccine Nanocovax của Công ty Nanogen được Bộ Y tế đánh giá đảm bảo tính khả thi, đúng tiến độ sản xuất vắc xin. Ông thấy triển vọng của vắc xin này như thế nào? Và điều mọi người quan tâm là vắc xin này có hiệu lực bảo vệ được bao lâu?

- PGS.TS Trần Đắc Phu: Chúng tôi hy vọng vaccine của Việt Nam có được thành công. Việt Nam mới ở giai đoạn đầu.

MC: Dịch COVID-19 lần đầu tiên bùng phát vào mùa đông. Hiện nay thời tiết nước ta cũng đang chuyển lạnh, liệu có phải là thời điểm thuận lợi để virus SARS-CoV-2 tấn công con người, xin được hỏi bác sĩ?

- Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp: Mùa đông có rất nhiều bệnh truyền nhiễm bùng phát. SARS-CoV-2 là chủng mới nên chưa thể khẳng định điều này nhưng qua những ca đã mắc trong thời gian qua, chúng ta nghĩ đến mùa đông dễ lây bệnh.

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp:

Mùa đông không giữ ấm được đường hô hấp dễ bị tổn thương thì không chỉ SARS-CoV-2 mà còn nhiều virus khác.

Ngoài ra, mùa đông mọi người ở trong phòng ấm nên không giữ được khoảng cách nên dễ lây bệnh.

- PGS.TS Trần Đắc Phu: Mùa đông chỉ là yếu tố thuận lợi, nhiều nơi như TPHCM không có mùa đông vẫn có ca bệnh. Do đó, quan trọng là phòng dịch, đề phòng dịch lây lan.

MC: Thưa ông, dịch COVID-19 là bệnh dịch mới xuất hiện trên thế giới. Đứng trước những dịch bệnh mới, trong đó phải kể tới dịch COVID-19, ông đánh giá thế nào về công tác dự phòng và điều trị của Việt Nam trước dịch COVID-19?

- PGS.TS Trần Đắc Phu: Thế giới đánh giá Việt Nam có kinh nghiệm, thành công trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

- Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp: Chúng ta tự hào có đội ngũ y bác sĩ trong công tác phòng, chống dịch. Tỉ lệ số giường bệnh và bác sĩ trên người dân còn chưa cân đối. Chúng ta có biện pháp phòng chống dịch tốt không để dịch bùng phát mới khống chế được dịch. Công tác dự phòng là điểm chốt yếu cần quan tâm.

MC: Việt Nam đã điều trị thành công cho nhiều ca mắc COVID-19 nặng trong đó không ít ca “thập tử, nhất sinh” như phi công người Anh. Xin chia sẻ những kinh nghiệm của Việt Nam trong công tác điều trị những ca bệnh này? Ngoài áp dụng theo những khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, chúng ta có những kinh nghiệm riêng nào từ kiểm soát các dịch bệnh lây nhiễm trước đó được áp dụng vào lần này không?

- Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp: Kinh nghiệm điều trị từ các vụ dịch khác giúp cho các bệnh viện tổ chức tốt việc điều trị. Trong dịch COVID-19, chúng tôi cũng phải học hỏi kinh nghiệm các quốc gia. Sau khi điều trị, chúng tôi lại chia sẻ lại kinh nghiệm cho các đồng nghiệp. Có thể nói, kinh nghiệm là tài sản vô giá của các quốc gia.

MC: Từ kinh nghiệm trên tuyến đầu chống dịch, bác sĩ có thể chia sẻ cách phân biệt COVID-19 và các bệnh đường hô hấp thường gặp trong mùa lạnh khác?

- Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp: 80% số các COVID-19 không có biểu hiện. Chỉ một số ca có biểu hiện nhẹ nên chúng ta cần thiết phải sàng lọc.

MC: Thưa ông, vào mùa lạnh virus sẽ phát triển mạnh hơn và nguy hiểm hon so với mùa hè. Xin ông cho biết thông tin này có đúng và lý do vì sao?

- PGS.TS Trần Đắc Phu: Một bằng chứng là Châu Âu, Châu Mỹ dịch COVID-19 bùng phát trở lại làn sóng thứ 3. Dù mùa đông thì là điều kiện thuận lợi chứ không phải nguyên nhân chính nên chúng ta vẫn cần đề phòng. Tuyệt đối không để có ca mắc cộng đồng.

MC: Những biến chứng nào có thể xảy ra nếu người bình thường mắc COVID-19?

- Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp: Với những người mắc COVID-19 thì 80% không biểu hiện. Ngoài tổn thương phổi thì có cả tổn thương khác như gan, thận…

MC: Để khẳng định chắc chắn bị nhiễm COVID-19 thì cần làm những xét nghiệm gì? Và mất bao lâu sẽ có kết quả?

- PGS.TS Trần Đắc Phu: Hiện chúng ta có nhiều xét nghiệm để xác định có mắc COVID-19 không như xét nghiệm kháng nguyên, xét nghiệm PCR, xét nghiệm kháng thể... Hiện nay để khẳng định có nhiễm SARS-CoV-2 hay không thì xét nghiệm PCR là chính xác, thời gian khoảng trên 4 tiếng đồng hồ.

Để người dân biết cách phòng, tránh dịch bệnh COVID-19 trong tình hình mới Báo Lao Động thực hiện buổi tọa đàm trực tuyến "Đối phó với dịch COVID-19 - khúc ngoặt mới" với các chuyên gia Bộ Y tế.

Khách mời tham gia chương trình:

- PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế).

- Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Chương trình được tường thuật trực tiếp trên trang https://laodong.vn/

Lao Động
TIN LIÊN QUAN

Đối phó với dịch COVID-19 - khúc ngoặt mới

Minh An |

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam cho tới nay cơ bản đã được kiểm soát tốt, nhưng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 nhận định chúng ta đang đứng trước sức ép rất lớn, cần đảm bảo thực hiện mục tiêu kép nhưng phải tuyệt đối an toàn với các biện pháp cụ thể.

COVID-19 và ảnh hưởng đến người lao động tại khu công nghiệp

Hải Anh |

Toạ đàm “COVID-19 và ảnh hưởng đến người lao động tại khu công nghiệp” do Viện phát triển sức khoẻ cộng đồng ánh sáng LIGHT tổ chức diễn ra sáng 12.12 tại xã Hải Bối, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long: TPHCM đã kiểm soát được dịch COVID-19

Tâm An |

Bộ trưởng Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của TPHCM trong việc xử lý phòng chống dịch bệnh COVID-19 vừa qua. Đồng thời, Bộ trưởng tán thành việc hiện thực hóa phát triển thành phố thành một trung tâm y tế đứng đầu khu vực.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Đối phó với dịch COVID-19 - khúc ngoặt mới

Minh An |

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam cho tới nay cơ bản đã được kiểm soát tốt, nhưng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 nhận định chúng ta đang đứng trước sức ép rất lớn, cần đảm bảo thực hiện mục tiêu kép nhưng phải tuyệt đối an toàn với các biện pháp cụ thể.

COVID-19 và ảnh hưởng đến người lao động tại khu công nghiệp

Hải Anh |

Toạ đàm “COVID-19 và ảnh hưởng đến người lao động tại khu công nghiệp” do Viện phát triển sức khoẻ cộng đồng ánh sáng LIGHT tổ chức diễn ra sáng 12.12 tại xã Hải Bối, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long: TPHCM đã kiểm soát được dịch COVID-19

Tâm An |

Bộ trưởng Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của TPHCM trong việc xử lý phòng chống dịch bệnh COVID-19 vừa qua. Đồng thời, Bộ trưởng tán thành việc hiện thực hóa phát triển thành phố thành một trung tâm y tế đứng đầu khu vực.