Tiếp lửa cho những bệnh nhân "đầu trọc"

Thùy Linh |

Đối với các chị em điều trị ung thư, việc rụng tóc có lẽ chính là điều khủng khiếp nhất, tác động nặng nề về tâm lý, ảnh hưởng đến chất lượng sống. 

Chị Trần Thị Hồi ( 47 tuổi, Thái Bình) bàng hoàng khi phát hiện mắc ung thư vú cách đây 5 tháng, được chỉ định phẫu thuật, điều trị hóa chất. Như bao bệnh nhân khác, chị đã được bác sĩ tư vấn về các tác dụng phụ khi điều trị hóa chất trong đó có rụng tóc, nhưng bản thân chị vẫn bị sốc khi mái tóc dài gắn bó bao năm tự dưng biến mất. Phải mất một thời gian khá dài chị mới thích ứng được với mái đầu trọc.

Khi được các tình nguyện viên hướng dẫn đội tóc giả, chị Hồi nhìn mình qua gương, thấy vừa lạ lẫm, vừa quen thuộc. “Sau 14 ngày truyền hóa tóc tôi bắt đầu rụng, có cả cảm giác chỉ cần vuốt nhẹ tóc cũng được cả nắm. Cảm giác lúc đó thấy xót lắm, buồn, suy sụp tinh thần, khóc đến mấy ngày. Sang đợt điều trị thứ 2 thì mái tóc đen dài ngày nào chỉ còn lơ thơ vài sợi, tôi đành phải cạo trọc”, chị Hồi nhớ lại.

Khi biết tin được tặng tóc giả, chị đã xin một bộ tóc dài. Rất vừa ý với bộ tóc mới, chị cười nói: “Giờ có tóc rồi mình sẽ tự tin hơn”. Chị đang chuẩn bị bước vào đợt điều trị hóa chất thứ 5.

ThS.BS Nguyễn Bá Tĩnh- Trưởng phòng Công tác xã hội- Bệnh viện K cho biết: Nhằm trao thêm niềm tin giúp những bệnh nhân ung thư khác vượt qua rào cản mặc cảm khi bị rụng tóc, Bệnh viện K cũng xây dựng mô hình từ thiện tủ tóc giả và sách thí điểm thực hiện tại khoa Nội Quán sứ.

Theo đó, trước và trong quá trình điều trị hóa chất, bệnh nhân sẽ được nhân viên y tế tư vấn về nguy cơ, mức độ rụng tóc, cách sử dụng và bảo quản tóc giả. Những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn sẽ được cấp miễn phí tóc giả, mũ vải được thiết kế riêng cho người bệnh ung thư.

"Ngay trong ngày đầu triển khai, tủ tóc giả đã có 50 bộ, phát 26 bộ cho các bệnh nhân. Về lâu dài những bệnh nhân nghèo, khó khăn sau khi các bác sĩ tư vấn dùng phác đồ rụng tóc sẽ được tặng một bộ tóc giả, gồm cả mũ và khăn quấn đầu"- ThS Nguyễn Bá Tĩnh nói.

Ngoài ra, nhằm tránh lãng phí, đồng thời để cổ vũ tinh thần vì cộng đồng trong nhóm bệnh nhân ung thư, những bệnh nhân đã hoàn thành điều trị có thể tặng lại những bộ tác giả đã qua sử dụng còn tốt. Chúng sẽ được các chuyên gia về tóc đánh giá để đảm bảo chất chất lượng và vệ sinh trước khi được tặng lại cho bệnh nhân khác.

Với bệnh ung thư, điều trị bằng hóa chất là một trong những phương pháp kinh điển, ưu tiên lựa chọn với nhiều bác sĩ. Song tác dụng phụ thường gặp của nó với người bệnh là rụng tóc. Người bệnh không chỉ chiến đấu chống lại bệnh tật mà còn còn phải đấu tranh với chính những suy nghĩ tiêu cực, sự mặc cảm của chính bản thân.

Mặc dù, tóc có thể mọc lại sau khi bệnh nhân kết thúc đợt điều trị nhưng rụng tóc đôi khi cũng là một rào cản đối với điều trị. Nhiều bệnh nhân quyết định chọn một phác đồ ít hiệu quả hơn so với phác đồ hóa chất tối ưu chỉ vì không muốn bị rụng tóc.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Điều kì diệu không xảy ra, nữ bác sĩ từ chối điều trị ung thư để sinh con đã qua đời

L.Hà |

Nữ bác sĩ trẻ công tác tại Khoa Cơ xương khớp (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) từ chối điều trị ung thư để sinh con, sau một thời gian chống chọi với bệnh tật đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 16.11.

Vượt ung thư phổi, bệnh nhân mắc ung thư gan "soán ngôi" ở Việt Nam

Thùy Linh |

PGS-TS Lê Văn Quảng - Phó Giám đốc Bệnh viện K - cho hay, theo số liệu mới nhất, năm 2018, ung thư gan đã vượt ung thư phổi, đứng hàng đầu trong số những loại ung thư nhiều người mắc tại Việt Nam.

"Cắt bay" khối u dài 20cm như bào thai cho bệnh nhân ung thư buồng trứng

LH |

Phát hiện u buồng trứng hơn 3 năm nay nhưng người bệnh không điều trị, chỉ đến khi u quá lớn ảnh hưởng tới sức khoẻ mới vào bệnh viện.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Hà Nội: Điều kì diệu không xảy ra, nữ bác sĩ từ chối điều trị ung thư để sinh con đã qua đời

L.Hà |

Nữ bác sĩ trẻ công tác tại Khoa Cơ xương khớp (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) từ chối điều trị ung thư để sinh con, sau một thời gian chống chọi với bệnh tật đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 16.11.

Vượt ung thư phổi, bệnh nhân mắc ung thư gan "soán ngôi" ở Việt Nam

Thùy Linh |

PGS-TS Lê Văn Quảng - Phó Giám đốc Bệnh viện K - cho hay, theo số liệu mới nhất, năm 2018, ung thư gan đã vượt ung thư phổi, đứng hàng đầu trong số những loại ung thư nhiều người mắc tại Việt Nam.

"Cắt bay" khối u dài 20cm như bào thai cho bệnh nhân ung thư buồng trứng

LH |

Phát hiện u buồng trứng hơn 3 năm nay nhưng người bệnh không điều trị, chỉ đến khi u quá lớn ảnh hưởng tới sức khoẻ mới vào bệnh viện.