Thiếu thuốc điều trị tay chân miệng: Sở Y tế TPHCM lên tiếng

Tâm An |

Theo Sở Y tế TPHCM, các bệnh viện có thể sử dụng các thuốc chống co giật khác thay thế cho Phenobarbital để điều trị bệnh tay chân miệng trong tình hình chưa có thuốc này như hiện nay.

Phòng Nghiệp vụ dược, Sở Y tế TPHCM vừa thông tin về tình hình thuốc điều trị chống co giật bệnh tay chân miệng nặng ở trẻ em là Phenobarbital.

Theo đó, thuốc tiêm Phenobarbital 100mg/1ml là thuốc hướng thần thuộc nhóm thuốc phải kiểm soát đặc biệt. Phenobarbital có tác dụng chống co giật, đặc biệt thường dùng cho trẻ sơ sinh trong điều trị các trường hợp bệnh tay chân miệng nặng.

Hiện nay, trên thị trường chỉ có 1 loại thuốc tiêm Phenobarbital đang lưu hành là Danotan 100 mg/ml (nhà sản xuất Daihan Pharm Co., Ltd, Hàn Quốc) do Công ty CP dược phẩm Trung ương CPC1 nhập khẩu, phân phối.

Từ tháng 6, Sở Y tế đã nhận được công văn của Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 và Bệnh viện Nhi đồng thành phố thông báo về dự kiến tình hình thiếu thuốc tiêm Phenobarbital 100mg/ml do Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương CPC1 ngưng nhập khẩu thuốc.

Thuốc Danotan100mg/ml đã nhập, bảo quản tại kho của nhà phân phối và các bệnh viện có hạn sử dụng đến ngày 27.9 (tức là đã hết hạn sử dụng).

Sở Y tế đã hướng dẫn các đơn vị mua thuốc dự trữ và sử dụng đến hết hạn dùng của thuốc. Đồng thời, đơn vị cũng đã có công văn kiến nghị Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế hỗ trợ tìm nguồn cung ứng thuốc và công ty nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu điều trị của các bệnh viện.

Tuy nhiên, theo thông báo từ Cục Quản lý Dược về việc cung ứng thuốc Phenobarbital 100mg/ml, nhà sản xuất Daihan Pharm Co., Ltd không tiếp tục sản xuất thuốc. Cục Quản lý Dược đã có văn bản đề nghị các công ty nhập khẩu thuốc liên hệ đối tác nước ngoài tìm nguồn cung ứng thuốc thay thế nhưng hiện nay vẫn chưa tìm được nhà cung cấp mới.

Theo Sở Y tế, thuốc tiêm Phenobarbital 100mg/ml không phải là thuốc chống co giật duy nhất trong phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng diễn biến nặng do Bộ Y tế ban hành.

Đây là thuốc ưu tiên sử dụng cho trẻ em với nhiều ưu điểm và ít tác dụng phụ và được các bác sĩ quen sử dụng cho bệnh nhi. Trong tình hình không có thuốc như hiện nay, các bệnh viện có thể sử dụng các thuốc khác hiện có trên thị trường như Diazepam, Midazolam… để thay thế cho Phenobarbital theo các phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng.

Sở Y tế TPHCM đã yêu cầu Hội đồng thuốc và điều trị của các bệnh viện chuyên khoa Nhi có hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng thuốc thay thế cho Phenobarbital trong chống co giật ở trẻ em mắc bệnh tay chân miệng thể nặng trong giai đoạn hiện nay.

Tâm An
TIN LIÊN QUAN

Kiến ba khoang tung hoành, bệnh nhân bị viêm da tăng mạnh

MINH ANH-TẠ QUANG |

Bước vào thời điểm kiến ba khoang tung hoàng, số bệnh nhân đến khám do tiếp xúc với chất độc của kiến tại bệnh viện da liễu trung ương lại tăng mạnh. Đa phần các bệnh nhân khi đến khám đều có nhà ở tại các chung cư, nơi có điều kiện lý tưởng thu hút kiến ba khoang.

Việt Nam ghi nhận thêm 1 ca mắc COVID-19 nhập cảnh

Thùy Linh |

Tối 5.10, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 cung cấp thông tin về 1 ca mắc mới được cách ly ngay tại Hà Nội sau khi nhập cảnh vào Việt Nam.

Dấu hiệu nhận biết tay chân miệng ở trẻ

Ngọc Lê |

Bé bỗng nóng, sốt rồi xuất hiện bóng nước trong miệng, môi, cả lòng bàn tay, bàn chân, thậm chí khu vực xung quanh hậu môn thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ.

TPHCM: Một tuần ghi nhận 640 ca bệnh tay chân miệng

HỮU HUY |

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC) nhận định, thời điểm này học sinh vào năm học mới là thời điểm bệnh tay chân miệng có thể bùng phát.

Muôn vàn lý do của doanh nghiệp chậm trả gốc lãi trái phiếu gửi về HNX

Đức Mạnh |

Chưa thu xếp được nguồn tiền thanh toán, do nhà đầu tư ở nước ngoài, lỗi kỹ thuật chuyển tiền... là những lý do mà doanh nghiệp phản hồi HNX về chậm trả gốc, lãi trái phiếu.

Kiểm soát vi phạm nồng độ cồn Hà Nội: Tài xế nữ cũng không bỏ qua

PHẠM ĐÔNG |

Trong quá trình kiểm tra nồng độ cồn, ngoài các nam tài xế bị kiểm tra, xử phạt, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội cũng rà soát nhiều trường hợp tài xế là nữ điều khiển phương tiện cơ giới.

Kho báu dược liệu khổng lồ ở Đắk Nông chưa được khai thác

Phan Tuấn |

Đắk Nông đang sở hữu những kho báu rất lớn về cây dược liệu ở dưới tán rừng tự nhiên.Thế nhưng, hiện nay, hầu hết các kho báu dược liệu quý giá chưa được chủ rừng khai thác, phát huy giá trị hiệu quả.

Bài học từ thế giới không tiền mặt của Thụy Điển

Thanh Hà |

Trong khảo sát gần đây, rất ít người Thụy Điển cho biết đã sử dụng tiền mặt trong 30 ngày trước đó và có tới 95% người từ 15-65 tuổi có ứng dụng thanh toán di động trong điện thoại.

Kiến ba khoang tung hoành, bệnh nhân bị viêm da tăng mạnh

MINH ANH-TẠ QUANG |

Bước vào thời điểm kiến ba khoang tung hoàng, số bệnh nhân đến khám do tiếp xúc với chất độc của kiến tại bệnh viện da liễu trung ương lại tăng mạnh. Đa phần các bệnh nhân khi đến khám đều có nhà ở tại các chung cư, nơi có điều kiện lý tưởng thu hút kiến ba khoang.

Việt Nam ghi nhận thêm 1 ca mắc COVID-19 nhập cảnh

Thùy Linh |

Tối 5.10, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 cung cấp thông tin về 1 ca mắc mới được cách ly ngay tại Hà Nội sau khi nhập cảnh vào Việt Nam.

Dấu hiệu nhận biết tay chân miệng ở trẻ

Ngọc Lê |

Bé bỗng nóng, sốt rồi xuất hiện bóng nước trong miệng, môi, cả lòng bàn tay, bàn chân, thậm chí khu vực xung quanh hậu môn thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ.

TPHCM: Một tuần ghi nhận 640 ca bệnh tay chân miệng

HỮU HUY |

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC) nhận định, thời điểm này học sinh vào năm học mới là thời điểm bệnh tay chân miệng có thể bùng phát.