Thiết lập 12 trung tâm Hồi sức tích cực COVID-19 quốc gia

Thùy Linh |

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long vừa ký ban hành Đề án "Tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực cho các bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 nặng", thành lập 12 Trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 quốc gia quy mô từ 200- 3.000 giường bệnh.

Hệ thống khám chữa bệnh đối mặt thách thức lớn chưa từng có

Chia sẻ về sự cấp thiết của việc thành lập các trung tâm hồi sức tích cực, PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, thành viên đoàn công tác của Bộ Y tế tại TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam khảo sát tình hình thực tế để triển khai đề án - cho biết, theo khảo sát năm 2021, cả nước có khoảng trên 16.000 giường bệnh hồi sức tích cực.

"Tuy nhiên, cơ số giường bệnh và năng lực hồi sức tích cực hiện chưa thể đáp ứng nhu cầuđiều trị người bệnh COVID-19 ngày càng tăng cao. Nhiều địa phương đang thiếu các trang thiết bị phục vụ điều trị người bệnh nặng"- ông Khuê nói.

Theo Cục trưởng Lương Ngọc Khuê, từ ngày 27.4.2021 đến nay, Việt Nam đang phải đối mặt với “làn sóng thứ tư” của dịch bệnh COVID-19 tấn công và gây hậu quả nghiêm trọng, số lượng ca bệnh COVID-19 trên cả nước tăng rất nhanh với trên 133.000 ca mắc mới.

"Hiện có trên 400 bệnh nhân nặng đang điều trị ICU; 21 ca điều trị ECMO (tim phổi nhân tạo). Dịch bệnh đã bùng phát trên diện rộng, có quy mô lớn và tính chất phức tạp, nhiều nguồn lây, ổ dịch, nhiều biến chủng, đặc biệt sự xuất hiện biến chủng Delta có tốc độ lây lan rất nhanh, nguy hiểm, làm tăng ca bệnh nặng so với 3 đợt dịch trước. Số ca bệnh nguy kịch và tử vong tăng cao, gần 1.000 ca"- ông Khuê phân tích và cho biết thêm, hệ thống khám, chữa bệnh đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn, chưa từng có trong lịch sử.

Nhiệm vụ cần thiết và cấp bách

Trước tình hình rất nghiêm trọng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các địa phương thực hiện nghiêm phương châm "4 tại chỗ" (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ), bảo đảm sẵn sàng nguồn lực cho các tình huống dịch bệnh xảy ra.

Chính phủ và Bộ Y tế đã có nhiều chỉ đạo yêu cầu các địa phương tăng cường năng lực hồi sức tích cực, tập trung cứu chữa ca bệnh nặng, giảm thiểu tử vong.

Bên cạnh đó, việc chuyển người bệnh nặng về các bệnh viện tuyến cuối ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh có nguy cơ làm tăng lây lan dịch bệnh vào khu vực nội thành và người bệnh có xác suất tử vong cao trên đường vận chuyển. Mặt khác, các địa phương này cũng có giai đoạn bị phong tỏa, cách ly chống dịch.

Vì vậy, ông Khuê cho hay, các trường hợp nặng này cần được điều trị ngay tại địa phương với sự tư vấn, hỗ trợ của các bác sĩ tuyến trên hoặc các chuyên gia đầu ngành của Trung tâm quản lý, điều hành hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị người bệnh COVID-19 đặt tại Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Bộ Y tế.

Việc xây dựng đề án là nhiệm vụ hết sức cần thiết và cấp bách, đòi hỏi sự tham gia không chỉ riêng ngành Y tế, Chính phủ, các bộ, ban ngành mà còn là trách nhiệm của chính quyền địa phương và toàn xã hội.

"Đề án được xây dựng với quan điểm chủ đạo: Phát huy phương châm “4 tại chỗ” thông qua nâng cao năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực của bệnh viện các tuyến, đồng thời kết hợp phương châm “3 tập trung” gồm tập trung nguồn lực, tập trung chuyên gia, tập trung người bệnh COVID-19 nặng để điều trị"- PGS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.

Theo ông Khuê, đề án cũng đặt mục tiêu thiết lập mạng lưới các trung tâm thu dung, điều trị người bệnh mắc COVID-19 nặng trên phạm vi toàn quốc...

Theo Đề án, Bộ Y tế chỉ định và thành lập 12 Trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 quốc gia quy mô từ 200- 3.000 giường bệnh Hồi sức tích cực đặt tại các bệnh viện như sau:

1. Bệnh viện Bạch Mai (cơ sở 2)

2. Bệnh viện Việt Đức (cơ sở 2)

3. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

4. Bệnh viện Phổi Trung ương

5. Bệnh viện Trường Đại học Y Hà Nội (cơ sở 2)

6. Bệnh viện ĐH Y Dược TP.Hồ Chí Minh

7. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế

8. Bệnh viện Chợ Rẫy

9. Trung tâm Hồi sức tích cực COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh (đặt tại cơ sở 2 Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh)

10. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ

11. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

12. Bệnh viện Quân y 103

Báo Lao Động, Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng và Công đoàn ngành Y tế chính thức phát động Chương trình "VÌ NHỮNG CHIẾN BINH ÁO TRẮNG". Chương trình mong muốn góp một phần nhỏ bé hỗ trợ, tạo thêm sức mạnh cho những người ngày đêm cống hiến, hy sinh, lăn xả quên mình vì nhân dân, vì đất nước.

Chương trình kêu gọi sự ủng hộ của tất cả cá nhân, tổ chức, cơ quan, đơn vị. Sự đóng góp của quý vị sẽ được chúng tôi chuyển đến hỗ trợ những y, bác sĩ, cán bộ y tế để góp phần chia sẻ khó khăn, đoàn kết chống dịch.

Mọi sự hỗ ủng hộ gửi về Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động bằng một trong các hình thức sau đây:

  1. Liên hệ trực tiếp Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động:

    Số 51 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 024.39232756 - 024.39232748
    Hoặc các Văn phòng đại diện Báo Lao Động trên toàn quốc.

  2. Chuyển tiền qua tài khoản:

    • STK 113000000758 tại Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK 0021000303088 tại Vietcombank, chi nhánh Hà Nội.
    • STK 12410001122556 tại BIDV, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK 1005755579 tại SHB, chi nhánh Hà Nội.
    • Số tài khoản USD 115000196228 tại Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Nội dung chuyển khoản: Hỗ trợ chiến binh áo trắng

  3. Hỗ trợ qua Ví Momo:

    Mở Ví Momo, chọn chương trình “Mỗi ngày một nghìn”. Thực hiện theo hướng dẫn. Nội dung lời nhắn: Hỗ trợ chiến binh áo trắng.

  4. Hoặc hỗ trợ trực tuyến: bằng cách bấm vào nút ỦNG HỘ NGAY bên dưới.

.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Tiêu chí phân loại các đối tượng có nguy cơ diễn biến nặng khi mắc COVID-19

Thùy Linh |

Nhằm đánh giá nguy cơ của bệnh nhân COVID-19 để xác định chính xác nhu cầu điều trị, trên cơ sở đó bố trí hợp lý các F0 vào các cơ sở điều trị phù hợp, Bộ Y tế đã ban hành tiêu chí phân loại và hướng dẫn xử trí 4 mức nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 (F0).

Các dấu hiệu cho thấy F0 điều trị tại nhà đang diễn biến nặng lên

Thùy Linh |

Theo các bác sĩ, khi điều trị tại nhà, các bệnh nhân COVID-19 khi có dấu hiệu cảnh báo diễn biến bệnh nặng lên thì phải cần sự hỗ trợ của nhân viên y tế càng sớm càng tốt.

Vitamin D có thể làm giảm nguy cơ mắc COVID-19 của bạn không?

HƯƠNG GIANG |

Vitamin D là một loại vitamin tan trong chất béo đóng một số vai trò quan trọng trong cơ thể bạn. Một số nghiên cứu cho thấy rằng có mức vitamin D lành mạnh có thể giúp giữ cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và có thể bảo vệ bạn chống lại các bệnh đường hô hấp nói chung.

Gia tăng hoạt động giết mổ heo lậu vào dịp Tết

Nhóm PV |

TPHCM - Mặc dù đã được Báo Lao Động nhiều lần phản ánh về tình trạng giết mổ heo lậu, sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý, nhưng các điểm giết mổ lậu trên địa bàn phường 12, Quận Gò Vấp (TPHCM) vẫn tái vi phạm, hoạt động giết mổ heo lậu càng nhộn nhịp hơn vào những ngày cận Tết.

Nghề trông thú cưng ngày Tết ở Trung Quốc đắt khách trở lại

Thanh Hà |

Tại khách sạn của Zhou Tianxiao ở ngoại ô phía bắc Bắc Kinh, lượng đặt phòng đang tăng nhanh khi Trung Quốc nới lỏng quy định ngừa COVID-19 làm bùng nổ du lịch.

Trà Cổ: Làng biển hơn 500 năm tuổi nơi địa đầu tổ quốc

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Nằm ở mũi Sa Vĩ, làng biển Trà Cổ, TP. Móng Cái  tính đến nay đã hơn 500 năm tuổi. Kể từ khi về đây lập làng, người dân nơi đây đời nối tiếp đời đã viết lên câu chuyện của chính mình với những trầm tích văn hóa đặc sắc.

Táo Giao thông Chí Trung: Tết tôi thích đóng cửa xem phim và đọc sách

Nhóm PV |

Trong thử thách "3 phút với người nổi tiếng", NSƯT Chí Trung chia sẻ về cuộc sống khác biệt sau khi nghỉ chế độ, không còn gánh trên vai trách nhiệm của Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ.

Chủ tịch Hà Nội kiểm tra trận địa pháo hoa khu vực hồ Hoàn Kiếm

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã đến kiểm tra công tác ứng trực lực lượng làm nhiệm vụ tại trận địa pháo hoa phục vụ nhân dân đêm Giao thừa tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm.

Tiêu chí phân loại các đối tượng có nguy cơ diễn biến nặng khi mắc COVID-19

Thùy Linh |

Nhằm đánh giá nguy cơ của bệnh nhân COVID-19 để xác định chính xác nhu cầu điều trị, trên cơ sở đó bố trí hợp lý các F0 vào các cơ sở điều trị phù hợp, Bộ Y tế đã ban hành tiêu chí phân loại và hướng dẫn xử trí 4 mức nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 (F0).

Các dấu hiệu cho thấy F0 điều trị tại nhà đang diễn biến nặng lên

Thùy Linh |

Theo các bác sĩ, khi điều trị tại nhà, các bệnh nhân COVID-19 khi có dấu hiệu cảnh báo diễn biến bệnh nặng lên thì phải cần sự hỗ trợ của nhân viên y tế càng sớm càng tốt.

Vitamin D có thể làm giảm nguy cơ mắc COVID-19 của bạn không?

HƯƠNG GIANG |

Vitamin D là một loại vitamin tan trong chất béo đóng một số vai trò quan trọng trong cơ thể bạn. Một số nghiên cứu cho thấy rằng có mức vitamin D lành mạnh có thể giúp giữ cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và có thể bảo vệ bạn chống lại các bệnh đường hô hấp nói chung.