Tăng giá dịch vụ bệnh viện công ngang khu vực tư, chất lượng phải tương ứng

Nhóm PV |

Người dân kỳ vọng, nếu tăng giá dịch vụ y tế ở khu vực công thì chất lượng phục vụ cũng phải tăng lên, tương ứng với số tiền người bệnh phải chi trả.

Các bệnh viện công có thể thu tiền giường nằm 3 triệu đồng/ngày là mức giá được đề xuất trong Dự thảo Thông tư hướng dẫn xây dựng giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu do cơ sở y tế công lập cung cấp. Dự thảo đang được Bộ Y tế xây dựng, xin ý kiến, dự kiến áp dụng từ ngày 1.1.2023.

Theo đó, giá giường nằm tại phòng điều trị theo yêu cầu (chưa bao gồm tiền thuốc, các dịch vụ kỹ thuật y tế) tối đa 3 triệu đồng/ngày với bệnh viện hạng đặc biệt, hạng một, mỗi phòng 1 giường. Cùng hạng bệnh viện này, nếu phòng có 2 giường giá 2,5 triệu đồng/giường; phòng 3 giường giá 1,5 triệu đồng/giường, phòng 4 giường giá 1,3 triệu đồng/giường.

"Căng quá" - anh Phùng Trung Nguyên (Hải Phòng), người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, thốt lên khi nghe thông tin trên. Anh Nguyên cho biết, bố của anh đang sử dụng giường dịch vụ giá 1,5 triệu đồng/ngày.

"Không ai có thể mặc cả với bệnh tật, nếu chẳng may mắc thì phải nằm viện. Phòng bố tôi đang sử dụng có diện tích khá nhỏ, ngoài giờ thăm nom, chăm sóc thì tôi phải ra ngoài thuê phòng trọ để ngả lưng cho đỡ mệt, không thể vật vờ mãi ngoài ghế đá hay quán nước ngoài cổng viện.

Nếu giường tăng giá lên 2,5 triệu đồng thì phải là phòng tiêu chuẩn, có nơi cho gia đình sinh hoạt, cung cấp dịch vụ y tế 24/24, có người phục vụ, có ăn uống... tương đương như các bệnh viện tư" - anh Trung Nguyên nói.

 
Chất lượng khám chữa bệnh, cơ sở vật chất ở bệnh viện công hiện nay vẫn chưa đáp ứng mong muốn của người dân. Ảnh: Trang Ánh

Có người nhà đang sử dụng phòng dịch vụ tại Bệnh viện Bạch Mai, anh Nguyễn Đình Hoàng (Hà Nội) cho biết, bên trong bệnh viện hàng hàng lớp lớp người bệnh và thân nhân chen chúc; phòng thường có giường nằm ghép 3 người, thân nhân trải chiếu bên dưới la liệt.

Phòng dịch vụ giá 1 triệu đồng/giường không rộng rãi, phòng ốc khá cũ kỹ, nhà vệ sinh không có thiết bị chuyên dụng. Nếu tăng giá cần đi đôi với tăng chất lượng, ít nhất bằng các bệnh viện tư.

"Một số bệnh viện tư, giá phòng trung bình dao động từ 2-4 triệu, nhưng rộng rãi, sạch đẹp, thoáng mát và yên tĩnh. Hàng ngày có đội ngũ gồm 1 bác sĩ, 1-2 y tá thăm hỏi, khám định kỳ sáng chiều để điều chỉnh chế độ điều trị, ăn uống và có chế độ riêng theo tình hình sức khỏe.

Ngày 2 lần phòng được lau dọn, toàn bộ tòa nhà đều rất sạch. Thậm chí, có khuôn viên để đi bộ, có khu tập luyện thể lực, yoga... Như vậy, nếu giường ở bệnh viện công tăng giá ngang bệnh viện tư thì chất lượng phải tương ứng" - anh Hoàng bày tỏ.

Một chuyên gia kinh tế đánh giá, dự thảo đưa ra rất nhiều mức giá giường dịch vụ ở bệnh viện công, từ vài trăm nghìn đồng cho đến 3 triệu đồng/giường, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng bệnh nhân.

Hiện nay, nhiều bệnh viện tư đã áp dụng giá phòng từ vài triệu đến 30 triệu đồng - còn gọi là phòng Tổng thống. Bệnh nhân điều trị ở đây có thể mời chuyên gia cao cấp từ các bệnh viện khác đến, các dịch vụ tương xứng. Chuyên gia này kỳ vọng khi có cơ chế, bệnh viện công có thể thực hiện dịch vụ y tế cao cấp như bệnh viện tư nhân, nhưng quan trọng nhất cần nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Tăng giá khám chữa bệnh theo yêu cầu: Có hợp lý?

Hương Giang |

Hiện nay, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành mới chỉ tính trên cơ sở 4/7 yếu tố cấu thành giá và đã lỗi thời, thu không đủ bù chi.

Giường dịch vụ đắt gấp 7 giường thường, bệnh nhân muốn cũng không có suất

Nhóm PV |

Giá giường dịch vụ tại một số bệnh viện đắt gấp nhiều lần so với giường thường. Mặc dù có nhu cầu nhưng nhiều bệnh nhân phải thở dài ngao ngán: "Có tiền cũng không có phòng để nằm giường dịch vụ".

Phải quản lý giá dịch vụ y tế của cả bệnh viện công và bệnh viện tư

NHÓM PV |

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ chắc chắn phải quản lý giá dịch vụ y tế dù rằng là bệnh viện công hay bệnh viện tư. Không buông lỏng nhưng cũng để quyền tự chủ cho y tế tư nhân phát triển tốt hơn. 

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Tăng giá khám chữa bệnh theo yêu cầu: Có hợp lý?

Hương Giang |

Hiện nay, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành mới chỉ tính trên cơ sở 4/7 yếu tố cấu thành giá và đã lỗi thời, thu không đủ bù chi.

Giường dịch vụ đắt gấp 7 giường thường, bệnh nhân muốn cũng không có suất

Nhóm PV |

Giá giường dịch vụ tại một số bệnh viện đắt gấp nhiều lần so với giường thường. Mặc dù có nhu cầu nhưng nhiều bệnh nhân phải thở dài ngao ngán: "Có tiền cũng không có phòng để nằm giường dịch vụ".

Phải quản lý giá dịch vụ y tế của cả bệnh viện công và bệnh viện tư

NHÓM PV |

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ chắc chắn phải quản lý giá dịch vụ y tế dù rằng là bệnh viện công hay bệnh viện tư. Không buông lỏng nhưng cũng để quyền tự chủ cho y tế tư nhân phát triển tốt hơn.