Sau tiêm vaccine COVID-19 bao lâu thì cơ thể được bảo vệ bởi kháng thể

BSCKI Vũ Thanh Tuấn- Chuyên khoa Hô Hấp- BVĐK Medlatec |

Kháng thể được hiểu đơn giản là hàng rào bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus. Vậy kháng thể có được sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 có hoàn toàn giúp một người bình thường miễn dịch với virus SARS-CoV-2 hay không?

Yêu cầu về chỉ số kháng thể sau tiêm vaccine COVID-19

Theo nhiều nghiên cứu của các bệnh viện, kháng thể sau khi tiêm vaccine có thể giúp một người có được hệ miễn dịch với virus tốt hơn nhiều lần so với một người bình thường không tiêm.

Tuy nhiên, khả năng này phụ thuộc vào nồng độ kháng thể có được sau khi tiêm ở từng người. Theo đó, nồng độ kháng thể này được tính như sau:

Nồng độ kháng thể ≥ 15 (AU/mL): đáp ứng miễn dịch với virus SARS-CoV-2.

Nồng độ kháng thể <12 (AU/mL): chưa đáp ứng miễn dịch.

Mỗi người có khả năng đáp ứng với vaccine ngừa COVID-19 khác nhau. Do vậy, nồng độ kháng thể được sản sinh cũng không giống nhau. Kháng thể này chỉ có được sau 2-3 tuần sau khi tiêm vaccine. Với những người đã từng mắc COVID-19 cũng có loại kháng thể này.

Mối liên hệ mật thiết giữa vaccine ngừa và kháng thể

Có thể các bạn chưa biết, trong cơ thể một người khỏe mạnh vẫn có một lượng kháng thể nhất định. Chúng giúp phòng ngừa sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus tấn công vào cơ thể bất cứ lúc nào.

Tuy nhiên, lượng kháng thể này rất thấp (chỉ khoảng 5,86 AU/mL) hoàn toàn chưa đáp ứng miễn dịch. Do vậy, tiêm vaccine là một cách tạo ra kháng thể chủ động với lượng lớn gấp nhiều lần. Điều này giúp cơ thể có rào cản bảo vệ tốt hơn.

Trong khi đó, theo nghiên cứu những người đã tiêm 1 mũi vaccine ngừa COVID-19 có kháng thể với virus SARS-CoV-2 với định lượng trung bình là 67,53 (AU/mL), gấp khoảng 4,5 lần so với ngưỡng đáp ứng miễn dịch.

Còn với những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine COVID-19 có định lượng kháng thể này là 278.81 (AU/mL) trong vòng sau 1 tuần, cao gấp khoảng hơn 18 lần so với ngưỡng đáp ứng miễn dịch. Định lượng này tiếp tục tăng lên hơn 21 lần trong 2 tuần tiếp theo.

Những điều cần hiểu rõ về kháng thể COVID-19

Nhiều người có ý định tìm hiểu xét nghiệm kháng thể COVID-19 ở đâu để biết chắc chắn rằng trong cơ thể mình đã có kháng thể ngừa virus hay chưa. Nhưng vẫn cần hiểu rõ các vấn đề liên quan đến kháng thể này:

Lượng kháng thể COVID-19 tồn tại trong máu, tuy nhiên sẽ giảm dần theo thời gian.

Kháng thể giúp bảo vệ một người trước sự lây nhiễm của COVID-19 tuy nhiên không hoàn toàn giúp chúng ta miễn dịch hẳn với virus này.

Bản chất của kháng thể là chẩn đoán một người đã từng nhiễm bệnh, đang mắc COVID-19 và có nguy cơ nhiễm bệnh.

Kháng thể giúp những người từng mắc COVID-19 nhiễm bệnh thêm một lần nữa hoặc nếu bị nhiễm lại cũng sẽ ít triệu chứng hơn.

Sự tồn tại của kháng thể không thể chắc chắn khẳng định một người có đang bị nhiễm virus SARS-CoV-2 nên không được dùng để xét nghiệm khẳng định COVID-19.

BSCKI Vũ Thanh Tuấn- Chuyên khoa Hô Hấp- BVĐK Medlatec
TIN LIÊN QUAN

Trưa 14.9, Hà Nội thêm 8 ca COVID-19 mới, 1 ca phát hiện tại cộng đồng

Thùy Linh |

Trưa 14.9, Sở Y tế Hà Nội cho biết số ca mắc COVID-19 mới trên địa bàn thành phố từ 6h đến 12h ngày 14.9 là 8 ca, trong đó có 1 ca tại cộng đồng, 1 ca tại khu phong tỏa, 6 ca tại khu cách ly.

Dự kiến năm 2022 sẽ mua vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 5 tuổi

Hương Giang |

Tối 13.9, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết trong thời gian tới đây, khi số lượng lớn vaccine COVID-19 về, Bộ Y tế sẽ có hướng dẫn đối với các địa phương trong việc triển khai thực hiện tiêm vaccine cho trẻ em 12-18 tuổi.

Xét nghiệm định lượng kháng thể khó chứng minh được F0 đã khỏi bệnh

Huyên Nguyễn |

Theo lãnh đạo Sở Y tế TPHCM việc xét nghiệm kháng thể để xác minh F0 đã khỏi bệnh là vô cùng phức tạp và còn có thể gây tốn kém, lãng phí mà không mang lại hiệu quả.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Trưa 14.9, Hà Nội thêm 8 ca COVID-19 mới, 1 ca phát hiện tại cộng đồng

Thùy Linh |

Trưa 14.9, Sở Y tế Hà Nội cho biết số ca mắc COVID-19 mới trên địa bàn thành phố từ 6h đến 12h ngày 14.9 là 8 ca, trong đó có 1 ca tại cộng đồng, 1 ca tại khu phong tỏa, 6 ca tại khu cách ly.

Dự kiến năm 2022 sẽ mua vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 5 tuổi

Hương Giang |

Tối 13.9, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết trong thời gian tới đây, khi số lượng lớn vaccine COVID-19 về, Bộ Y tế sẽ có hướng dẫn đối với các địa phương trong việc triển khai thực hiện tiêm vaccine cho trẻ em 12-18 tuổi.

Xét nghiệm định lượng kháng thể khó chứng minh được F0 đã khỏi bệnh

Huyên Nguyễn |

Theo lãnh đạo Sở Y tế TPHCM việc xét nghiệm kháng thể để xác minh F0 đã khỏi bệnh là vô cùng phức tạp và còn có thể gây tốn kém, lãng phí mà không mang lại hiệu quả.