Sau 1 tháng chỉ dưới 3.000 ca/ngày, vì sao F0 ở Hà Nội tăng đột biến?

Phạm Đông |

Hà Nội - Số ca F0 ở Hà Nội thời gian gần đây thường ở mức 2.800 - 2.900 ca, không tăng lên hay giảm xuống rõ rệt. Tuy nhiên, ngày 14.2, lần đầu tiên Hà Nội ghi nhận hơn 3.500 ca COVID-19 đã khiến nhiều người lo lắng.

Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính từ 18h ngày 13.2 đến 18h ngày 14.2, trên địa bàn thành phố ghi nhận 3.507 ca COVID-19 (tăng 567 ca so với ngày trước đó); trong đó có 557 ca cộng đồng và 2.950 ca đã cách ly. Đây là số ca mắc lớn nhất ghi nhận trong một ngày kể từ khi dịch COVID-19 xuất hiện tại Hà Nội. Bởi trước đó, số ca COVID-19 của thành phố chỉ xấp xỉ 3.000 ca/ngày suốt 1 tháng qua.

Cũng theo Sở Y tế Hà Nội, số bệnh nhân đang điều trị tại 95.916 ca. Trong đó, Bệnh viện Nhiệt đới (163), Bệnh viện Đại học Y (175), Bệnh viện của Hà Nội (3.273), cơ sở thu dung thành phố (100), Cơ sở thu dung quận huyện (661), theo dõi, điều trị tại nhà (91.544).

Trước việc lần đầu tiên Hà Nội bất ngờ ghi nhận hơn 3.500 ca COVID-19 trong 24 giờ, sáng 15.2, PV Lao Động đã liên hệ với lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội. Tuy nhiên, vị lãnh đạo này cho biết, hiện tại mọi thông tin liên quan đến tình hình dịch bệnh, số ca mắc COVID-19 do Sở Y tế Hà Nội phụ trách.

Còn theo Phó Giám đốc Sở Y tế Vũ Cao Cương, thời gian trong và sau Tết Nguyên đán, trung bình Thành phố ghi nhận 2.835 ca/ngày, giảm nhẹ so với kỳ báo cáo trước (ghi nhận trung bình 2.902 ca/ngày). Tuy nhiên, đây có thể là mức giảm chưa chính xác do người dân về quê đón Tết và tăng trở lại ngưỡng 3.000 ca trên ngày sau Tết, thậm chí cao hơn nếu người dân không tuân thủ quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt 5K.

Chính vì vậy, theo Sở Y tế, sau kỳ nghỉ Tết ghi nhận số mắc sẽ tăng cao. Bên cạnh đó, khi Hà Nội mở cửa lại một số dịch vụ, ngành nghề và trường học thì số ca mắc sẽ tăng cao so với trước.

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng, số ca mắc những ngày qua của Hà Nội đang được thống kê không phải con số thực tế chuẩn xác nhất.

Lý giải về điều này, ông Phu cho rằng, hiện nhiều trường hợp xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 nhưng không khai báo y tế, tự điều trị cách ly tại nhà. Có trường hợp không triệu chứng, không xét nghiệm nên không biết được mình bị mắc Covid-19.

Ông Phu khuyến cáo, người dân cần phải khai báo y tế ngay khi xét nghiệm dương tính để được tư vấn, giám sát. Hơn nữa, trong trường hợp F0 chuyển nặng, sẽ được nhân viên y tế can thiệp kịp thời.

Cùng nói về vấn đề này, ông Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội phân tích, việc tăng hay giảm vài trăm ca COVID-19 mỗi ngày không thể hiện rõ tình hình dịch. Điều quan trọng cần quan tâm hơn đó là các trường hợp bệnh nặng, bệnh nền để phân tầng điều trị.

"Có nhiều trường hợp F0 nhưng ở thể nhẹ chỉ qua một vài ngày là khỏi. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp có bệnh nền, triệu chứng nặng hay người già thì cũng cần có sự phân loại để chuyển tầng trong điều trị, tránh những trường hợp xấu xảy ra", ông Hùng nói.

Trước đó, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 TP.Hà Nội chiều 11.2, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong nêu rõ, cách đây 2 tháng, thành phố đã có dự báo, dịp tết có thể dịch bệnh sẽ bùng phát đến 5-7000 ca/ngày. Sau Tết, số ca mắc COVID-19 mới tiếp tục tăng, trong đó số huyện đang gia tăng theo đúng dự báo của thành phố.

Do đó, Phó Bí thư Thành ủy yêu cầu từng đơn vị phải rà soát kỹ nguyên nhân dịch bệnh gia tăng, có giải pháp cụ thể. Nỗ lực kiềm chế giảm từng ca một. Việc thành phố đã chuyển đổi nhận thức, thích ứng với tình hình mới; cho mở cửa lại nhiều hoạt động dịch vụ, văn hóa thể thao, tiến tới mở cửa tất cả trường học… Khối lượng công việc rất lớn được đặt ra để đảm bảo an toàn Thủ đô và sức khỏe người dân.

Phó Bí thư Thành ủy lưu ý, trạng thái thích ứng hiện nay không có nghĩa dịch bệnh đã hết. Việc mở cửa sẽ có tâm lý xã hội chủ quan, lơ là trong người dân và cả hệ thống có chiều hướng gia tăng.

“Càng mở cửa càng phải tập trung, không được lơ là. Mở cửa mà để dịch bệnh quay lại sẽ gặp nhiều khó khăn”, Phó Bí thư Thành ủy nói.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Số ca mắc COVID-19 tăng mạnh, Hà Nội đứng đầu vượt mốc hơn 3.500 ca

Lệ Hà |

Chiều 14.2, Bộ Y tế cho biết, tính từ 16h ngày 13.02 đến 16h ngày 14.02, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 29.413 ca nhiễm mới. Trong đó, Hà Nội tăng mạnh với 3.507 ca.

Hà Nội bác bỏ thông tin đề xuất học sinh nghỉ học từ ngày 17.2

Phạm Đông |

Hà Nội - Trước thông tin đề xuất học sinh nghỉ học từ ngày 17.2, Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến đã lên tiếng về vấn đề này.

Hà Nội: Gần 88.000 F0 đang điều trị, quận huyện nào nhiều ca mắc nhất?

Phạm Đông |

Hà Nội - Thành phố hiện có 87.806 F0 đang được điều trị, trong đó có 95% bệnh nhân COVD-19 được điều trị tại nhà. Trong đó, quận Hoàng Mai và Đống Đa tiếp tục là địa bàn có nhiều ca nhiễm nhất thành phố.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Số ca mắc COVID-19 tăng mạnh, Hà Nội đứng đầu vượt mốc hơn 3.500 ca

Lệ Hà |

Chiều 14.2, Bộ Y tế cho biết, tính từ 16h ngày 13.02 đến 16h ngày 14.02, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 29.413 ca nhiễm mới. Trong đó, Hà Nội tăng mạnh với 3.507 ca.

Hà Nội bác bỏ thông tin đề xuất học sinh nghỉ học từ ngày 17.2

Phạm Đông |

Hà Nội - Trước thông tin đề xuất học sinh nghỉ học từ ngày 17.2, Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến đã lên tiếng về vấn đề này.

Hà Nội: Gần 88.000 F0 đang điều trị, quận huyện nào nhiều ca mắc nhất?

Phạm Đông |

Hà Nội - Thành phố hiện có 87.806 F0 đang được điều trị, trong đó có 95% bệnh nhân COVD-19 được điều trị tại nhà. Trong đó, quận Hoàng Mai và Đống Đa tiếp tục là địa bàn có nhiều ca nhiễm nhất thành phố.