Rối loạn tâm lý sau khi mắc COVID-19

Nguyễn Ly |

Nhiều người mắc COVID-19 nặng, sau khi khỏi bệnh hay mơ thấy ác mộng, cảm giác bị thở máy, ngạt thở, ngưng tim...

F0 khỏi bệnh cứ mơ thấy bản thân tái dương tính

Mắc COVID-19 tưởng chừng không qua khỏi, chị T.T.K.L. (35 tuổi, ở Tân Bình, TPHCM) từ thở máy đã hồi phục sau hơn nửa tháng điều trị. Niềm vui về nhà được hơn 20 ngày, chị L. lại lo sợ tột độ khi cứ hiện ra khung cảnh chị nằm trên giường bệnh, bác sĩ bao quanh nhồi tim liên tục, có lúc chị lại thấy mình thở hổn hển, cầu cứu nhưng không ai nghe.

Bệnh nhân điều trị COVID-19 trong bệnh viện. Ảnh: Nguyễn Ly
Bệnh nhân điều trị COVID-19 trong bệnh viện. Ảnh: Nguyễn Ly

Chị L. nói: “Những giấc mơ đó xuất hiện hơn một tuần nay, may mắn tôi tỉnh dậy ngay, phải cố gắng lắm mới tỉnh dậy được. Thức dậy, cơ thể tôi đau nhói, nhất là phần ngực, thở không nổi, cảm giác cứ như mình bị tái dương tính, mà thử rất nhiều que test nhanh COVID-19 vẫn chỉ một vạch. Càng ngày tôi gặp ác mộng càng nhiều, cả khi mệt quá ngủ trưa cũng thấy”.

Hiện tại, chị L. không dám ngủ, chị đang tự mua thuốc an thần, thuốc bổ não uống với hy vọng sớm vượt qua những giấc mơ đáng sợ.

Không nặng nề như chị L., cả nhà chị N.L.P. (42 tuổi, ở Bình Chánh, TPHCM) mắc COVID-19 nhẹ, được điều trị tại nhà. Sau 10 ngày, 4 thành viên trong nhà gồm người giúp việc, chồng và con trai 7 tuổi đều có kết quả âm tính lần 1 với COVID-19.

Nếu chị P. và chồng đều thấy bình thường, COVID-19 như cảm cúm thoáng qua thì người giúp việc (55 tuổi) và con trai chị đột nhiên có nhiều cử chỉ bất thường. “Chị giúp việc ưa khóc trong đêm, tôi hỏi thì chị nói mình… sắp chết, cứ trăn trối mỗi lần tỉnh giấc. Còn con trai tôi tuy được ngủ với ba mẹ vẫn hay run rẩy, la hét trong lúc ngủ. Lay bé tỉnh dậy, bé nói bị bác sĩ đưa vô bệnh viện một mình, nói sao cũng không dám ngủ lại. Chỉ mới 5 ngày mà tôi và chồng thấy căng thẳng quá”, chị P. bộc bạch.

Theo chị P., chị có nhờ một người bạn là bác sĩ chuyên khoa tâm thần khám cho người giúp việc qua điện thoại, bác sĩ nói bệnh nhân bị vấn đề về rối loạn sức khỏe tâm thần.

Chị P. lo lắng: “Tôi ưa khuyên chị ấy lạc quan lên, đừng nghĩ nhiều, có thể vì vậy mà chị chuyển qua tâm sự với con trai tôi nên bé sợ hãi theo”.

Người bình thường cũng nên chú ý sức khỏe tâm thần

Chuyên gia tâm lý Phan Thị Hoài Yến, khoa Tâm thể Bệnh viện TP Thủ Đức, TPHCM cho biết thời gian qua chị đã cùng đồng nghiệp tư vấn miễn phí cho nhiều người đang có dấu hiệu về sức khỏe tâm thần liên quan đến COVID-19. Trong đó, không ít bệnh nhân F0 đã được điều trị khỏi rơi vào trạng thái rối loạn ám ảnh, nhất là những bệnh nhân nặng phải điều trị lâu dài.

Thêm phần, trước khi mắc bệnh, có lẽ bất kỳ ai nghe đến COVID-19 đều cảm thấy lo lắng, sợ hãi, thấp thỏm không biết khi nào bản thân mình mắc phải, đi đâu, làm gì, nói chuyện với ai đều phải cảnh giác đã vô tình gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.

“Đến khi được thông báo dương tính, có người ngay lập tức rơi vào sang chấn tâm lý bởi đây là đại dịch không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới", tâm lý gia Hoài Yến chia sẻ.

Do đó, khi một người thường xuyên mơ thấy ác mộng lúc ngủ, giấc mơ có thể thấy bản thân mình đang còn phải thở máy, cảm nhận khó thở, đau ngực,… cứ im lặng nhìn về một hướng lại thấy chính mình trên giường bệnh. Nặng hơn, chỉ cần nghe ai đó nhắc về từ khóa liên quan đến COVID-19 sẽ lập tức cảm thấy lo lắng, hồi hộp, sợ hãi thì có thể đã bị rối loạn ám ảnh.

“Tùy theo mức độ rối loạn, có người mất một thời gian ngắn sẽ vượt qua, nhưng những cảm giác ấy có thể đeo bám lâu dài, gây nên nhiều rối loạn khác như rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc,… mang đến suy nghĩ tiêu cực. Thậm chí, người bệnh có nguy cơ mắc các vấn đề về tâm thần, phải sử dụng thuốc. Những lúc này cần đến chuyên gia tâm lý, sức khỏe tâm thần để được hỗ trợ sớm”, tâm lý gia Phan Thị Hoài Yến cho biết.

Người thân trong gia đình nên bên cạnh, hỗ trợ người nhà mình sau khi điều trị COVID-19, giúp đỡ F0 khỏi bệnh hòa nhập cộng đồng. Hạn chế cho người vừa khỏi bệnh tiếp xúc với thông tin tiêu cực trên mạng và tập thư giãn trước khi ngủ,…

Xây dựng cho mình và người bệnh các bữa ăn đều độ, đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục đặc biệt lưu ý các bài tập về hơi thở, thiền, yoga để xoa dịu căng thẳng, tránh dùng các chất kích thức và ngủ nhiều vào ban ngày.

Nguyễn Ly
TIN LIÊN QUAN

Tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em: Cần lưu ý những gì?

NHÓM PV |

Tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 là lá chắn bảo vệ con trẻ trước đại dịch. Việc am hiểu những kiến thức cơ bản về quy trình tiêm chủng trước và sau tiêm đóng vai trò quan trọng, giúp con trẻ có một tâm thế tốt khi tiêm vaccine COVID-19 trong thời gian tới.

PODCAST: Những sản phụ mắc COVID-19 hồi sinh từ 1% cơ hội sống

NGUYỄN LY - HOÀNG MINH |

Bệnh nhân Thu Trinh và Ngọc Hoài là 2 sản phụ mắc COVID-19 đã đứng bên bờ vực tử thần, trong quá trình điều trị vì thiếu máy thở ECMO, nên các thày thuốc đã chia đôi ECMO để cùng nhau hồi sinh một cách kỳ diệu. Theo các bác sĩ trực tiếp điều trị chia sẻ “đó là một phép màu, có lẽ khó có thể xuất hiện ở những lần sau”.

Phủ 98,6% vaccine mũi 1, TPHCM liệu đã đạt miễn dịch cộng đồng?

NGUYỄN LY |

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM, tỉ lệ tiêm mũi 1 là 98,6% người trên 18 tuổi và mũi 2 là 75,35%. Nhiều ý kiến cho rằng, TPHCM đã đạt miễn dịch cộng đồng.

Những "chiến sĩ" chiến đấu với COVID-19 đến hơi thở cuối cùng

Nguyễn Ly |

“Anh ấy sống vì cái chung, có khi quên luôn mình cũng có bệnh. Gia đình đau lắm, nhưng tự hào về anh”, bà Thân Ngọc Hương kể về chồng – bác sĩ Trịnh Hữu Nhẫn – người đã qua đời vì COVID-19 khi tham gia phòng chống dịch.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em: Cần lưu ý những gì?

NHÓM PV |

Tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 là lá chắn bảo vệ con trẻ trước đại dịch. Việc am hiểu những kiến thức cơ bản về quy trình tiêm chủng trước và sau tiêm đóng vai trò quan trọng, giúp con trẻ có một tâm thế tốt khi tiêm vaccine COVID-19 trong thời gian tới.

PODCAST: Những sản phụ mắc COVID-19 hồi sinh từ 1% cơ hội sống

NGUYỄN LY - HOÀNG MINH |

Bệnh nhân Thu Trinh và Ngọc Hoài là 2 sản phụ mắc COVID-19 đã đứng bên bờ vực tử thần, trong quá trình điều trị vì thiếu máy thở ECMO, nên các thày thuốc đã chia đôi ECMO để cùng nhau hồi sinh một cách kỳ diệu. Theo các bác sĩ trực tiếp điều trị chia sẻ “đó là một phép màu, có lẽ khó có thể xuất hiện ở những lần sau”.

Phủ 98,6% vaccine mũi 1, TPHCM liệu đã đạt miễn dịch cộng đồng?

NGUYỄN LY |

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM, tỉ lệ tiêm mũi 1 là 98,6% người trên 18 tuổi và mũi 2 là 75,35%. Nhiều ý kiến cho rằng, TPHCM đã đạt miễn dịch cộng đồng.

Những "chiến sĩ" chiến đấu với COVID-19 đến hơi thở cuối cùng

Nguyễn Ly |

“Anh ấy sống vì cái chung, có khi quên luôn mình cũng có bệnh. Gia đình đau lắm, nhưng tự hào về anh”, bà Thân Ngọc Hương kể về chồng – bác sĩ Trịnh Hữu Nhẫn – người đã qua đời vì COVID-19 khi tham gia phòng chống dịch.