Qua đỉnh dịch, Hà Nội chỉ còn gần 200 bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch

Phạm Đông |

Hà Nội - Sau khi đạt đỉnh với mức 32.650 F0/ngày, số ca mắc mới của Hà Nội đã liên tục giảm và qua đỉnh dịch. Thành phố hiện có 193.879 bệnh nhân đang điều trị, cách ly tại nhà; 199 ca ở mức nặng, nguy kịch.

Hiện nay, dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố đã có dấu hiệu hạ nhiệt và được kiểm soát. Nếu như đầu tháng 3.2022, số ca mắc COVID-19 gia tăng mạnh, thậm chí có ngày ghi nhận số mắc kỷ lục (hơn 32.600 ca trong ngày 8.3) thì nay đã hạ nhiệt còn khoảng 9.000 ca/ngày.

Cùng với đó, người bệnh được sử dụng thuốc kháng virus sớm, giảm tỉ lệ nhập viện và giảm tỉ lệ tử vong do COVID-19.

Ngày 1.4, theo Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), tính đến ngày 31.3, Hà Nội hiện có 193.879 bệnh nhân đang điều trị, cách ly tại nhà. 156 F0 được điều trị tại khu cách ly; 1.254 bệnh nhân tại các bệnh viện. Thành phố có 159 bệnh nhân COVID-19 ở mức độ nhẹ và không triệu chứng; 896 ca ở mức độ trung bình; 199 ca ở mức nặng, nguy kịch.

Trong số các ca nặng nguy kịch có 169 ca phải thở oxy mask, gọng kính; 3 ca phải thở oxy dòng cao HFNC; 12 ca thở máy không xâm lấn; 15 ca phải thở máy xâm lấn.

Số F0 phải nhập viện và F0 nặng, nguy kịch tại Hà Nội đang giảm dần trong thời gian gần đây. Hiện tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 diễn biến nặng, nguy kịch tại Hà Nội chỉ khoảng 0,1% tổng số ca đang theo dõi, điều trị.

Hôm 30.3 là ngày thứ ba liên tiếp Hà Nội không ghi nhận ca mắc COVID-19 tử vong trong nhiều tháng gần đây. Đến nay, tổng số người tử vong do COVID-19 (từ 27.4.2021 cho đến nay) tại Hà Nội là 1.320 người.

Đến nay, kết quả tiêm cho người trên 18 tuổi: Mũi 1 đạt 99,9%; mũi 2 đạt 99,9%; mũi bổ sung đạt 99,98% và mũi nhắc lại đạt 84,6%. Tiêm cho người trên 50 tuổi, tỷ lệ tiêm mũi 1 đạt 99,8%; mũi 2 đạt 99,4%; số lượng mũi nhắc lại đã tiêm là gần 1,2 triệu  mũi. Tiêm cho trẻ 12-17 tuổi mũi 1 đạt 99,9%; mũi 2 đạt hơn 99%.

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung cho biết, trong quý II.2022, thành phố tiếp tục tập trung cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, thực hiện giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh. Đặc biệt tiếp tục triển khai thực hiện tiêm mũi vaccine nhắc lại đối với những trường hợp đã tiêm mũi 2 và tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi khi Bộ Y tế phân bổ vaccine.

Trong công tác chăm sóc người nhiễm COVID-19, ông Trần Văn Chung đặc biệt lưu ý đến việc quản lý người bệnh COVID-19 tại nhà kịp thời, không để xảy ra tình trạng người bệnh được tiếp cận nhân viên y tế muộn, không được chỉ định, hướng dẫn sử dụng thuốc.

Bên cạnh đó, các đơn vị được giao nhiệm vụ thường xuyên theo dõi trên hệ thống phần mềm quản lý F0 phát hiện sớm các ca chuyển nặng để chuyển viện kịp thời. Đồng thời phối hợp với ngành giáo dục tăng cường công tác tuyên truyền và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong trường học.  

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Còn bị động, thiếu nhất quán trong triển khai chống dịch COVID-19

Phạm Đông |

Hà Nội - UBND thành phố xác định còn sự bị động, lúng túng, lơ là, chủ quan trong công tác phòng, chống dịch. Việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch ảnh hưởng nhiều tới đời sống nhân dân, có lúc gây bức xúc.

Hà Nội qua đỉnh dịch: Thời điểm thích hợp đưa COVID-19 về nhóm B để ổn định

Phạm Đông |

Hà Nội - Một tuần trở lại đây, số ca mắc COVID-19 của Hà Nội đã giảm 1/3 so với thời gian đỉnh dịch. Chuyên gia nhận định đây là thời điểm thích hợp để Hà Nội và cả nước phòng chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A (đặc biệt nguy hiểm) sang bệnh truyền nhiễm nhóm B (nguy hiểm) để sớm ổn định đời sống - xã hội, phát triển kinh tế.

Bí thư Hà Nội: Xem xét ứng dụng thuốc nam cho bệnh nhân COVID-19

Phạm Đông |

Hà Nội - Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đề nghị ngành y tế quan tâm nghiên cứu, xem xét ứng dụng cả các phương thuốc nam cho bệnh nhân COVID-19. Các phương thuốc có thể vừa đem lại hiệu quả, vừa hạn chế được tác dụng phụ, hậu COVID-19.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Hà Nội: Còn bị động, thiếu nhất quán trong triển khai chống dịch COVID-19

Phạm Đông |

Hà Nội - UBND thành phố xác định còn sự bị động, lúng túng, lơ là, chủ quan trong công tác phòng, chống dịch. Việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch ảnh hưởng nhiều tới đời sống nhân dân, có lúc gây bức xúc.

Hà Nội qua đỉnh dịch: Thời điểm thích hợp đưa COVID-19 về nhóm B để ổn định

Phạm Đông |

Hà Nội - Một tuần trở lại đây, số ca mắc COVID-19 của Hà Nội đã giảm 1/3 so với thời gian đỉnh dịch. Chuyên gia nhận định đây là thời điểm thích hợp để Hà Nội và cả nước phòng chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A (đặc biệt nguy hiểm) sang bệnh truyền nhiễm nhóm B (nguy hiểm) để sớm ổn định đời sống - xã hội, phát triển kinh tế.

Bí thư Hà Nội: Xem xét ứng dụng thuốc nam cho bệnh nhân COVID-19

Phạm Đông |

Hà Nội - Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đề nghị ngành y tế quan tâm nghiên cứu, xem xét ứng dụng cả các phương thuốc nam cho bệnh nhân COVID-19. Các phương thuốc có thể vừa đem lại hiệu quả, vừa hạn chế được tác dụng phụ, hậu COVID-19.