Những người khỏe mạnh có cần tiêm mũi vaccine COVID-19 thứ 3?

TS. Nguyễn Hồng Vũ, Viện nghiên cứu City of Hope, California, USA |

Các nghiên cứu gần đây cho thấy những người đã chích các vaccine COVID-19 tốt nhất hiện nay như Pfizer/BioNTech hoặc Moderna có lượng kháng thể bảo vệ giảm dần từ sau khoảng 8 tháng.

Khả năng bảo vệ của 2 liều vaccine

Trước thực tế trên, mũi bổ sung thứ 3 đã được đặt ra cho các nhà hoạch định chiến lược y tế cộng đồng.

Mũi thứ 3 này đã nhanh chóng nhận được sự đồng thuận cho nhóm người có “hệ miễn dịch bị suy giảm”, như những người ghép nội tạng, những bệnh nhân ung thư, những người có khiếm khuyết về sự phát triển của các tế bào miễn dịch...

Vì các nghiên cứu trước đó đã cho thấy hiệu quả của vaccine COVID-19 trong nhóm người này không cao như người bình thường ngay từ những những mũi đầu. Liều bổ sung (mũi thứ 3) cho những người này đã được thực hiện ở Mỹ từ giữa tháng trước (ngày 12.8.2021).

Tuy nhiên, câu hỏi tiếp theo là “có cần chích mũi thứ 3 cho người bình thường hay không?”.

Đây vẫn là một tranh cãi gay gắt giữa các chuyên gia với nhau. Tranh cãi này đã dẫn đến quyết định từ chức trong tháng tới của hai chuyên gia hàng đầu trong FDA là Marion Gruber, Giám đốc văn phòng nghiên cứu và đánh giá vaccine (head of the FDA’s Office of Vaccines Research & Review) và Phil Krause, Phó giám đốc dưới quyền của Marion.

Sau tuyên bố sẽ từ chức trong tháng tới, Marion và Philip đã cùng các nhà khoa học quốc tế khác công bố một bài báo khoa học trên tạp chí chuyên ngành uy tín Lancet hồi đầu tuần này (ngày 13.9) để phân tích các nhận định của họ về việc quyết định chích liều thứ 3 bổ sung cho người bình thường cần được suy xét cẩn thận. Một số điểm chính trong bài phân tích này là:

Tuy hiệu quả của vaccine COVID-19 hiện nay có thể bị giảm đối với chủng Delta nhưng vẫn còn khả năng bảo vệ khá tốt cho người đã được chích đủ 2 liều.

Để hiểu rõ điều này, chúng ta có thể xem qua các số liệu như sau. Một nghiên cứu lớn trên bệnh nhân ở bang New York, được công bố vào ngày 18.8 trên báo cáo hàng tuần về bệnh và tử vong, cho thấy hiệu quả của vaccine chống lại tất cả các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 giảm từ 91,7% xuống 79,8% trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 khi chủng Delta bắt đầu chiếm lĩnh. Nhưng khả năng bảo vệ khỏi nhập viện đối với COVID-19 vẫn đạt gần 95%.

Dữ liệu từ Bộ Y tế Israel cũng cho thấy khả năng bảo vệ khỏi bệnh nặng vẫn là gần 92% đối với những người từ 50 tuổi trở xuống và 85% đối với những người trên 50 tuổi.

Dữ liệu của CDC cho thấy từ ngày 4.4 đến ngày 17.7, sau thời điểm chủng Delta chiếm lĩnh thì số lượng người bị nhiễm tăng vọt nhưng tỉ lệ này ở người đã được chích vaccine đầy đủ vẫn ít và là rất thấp nếu tính trên số lượng người phải nhập viện và chết vì COVID-19.

Tính toán một cách dễ hình dung hơn, so với những người chưa tiêm chủng thì những người đã được tiêm chủng đầy đủ ít có nguy cơ bị nhiễm bệnh bởi chủng Delta hơn khoảng 5 lần, khả năng nhập viện vì COVID-19 thấp hơn 10 lần và nguy cơ tử vong do biến thể này thấp hơn 11 lần.

Do vậy, nhóm các nhà khoa học đưa ra nhận định là việc bổ sung mũi thứ 3 cho những người đã chích vaccine dù có thể giúp đẩy mạnh hệ miễn dịch lên nhưng sẽ cứu được nhiều người hơn nếu dùng những liều vaccine này cho những người chưa được chích vaccine.

Lợi ích của mũi bổ sung thứ 3 chưa được làm rõ

Mặc dù một số triệu chứng phụ nguy hiểm của vaccine hiện nay đã được làm rõ nhưng việc chích ngừa vaccine cho thấy lợi ích cao hơn rất nhiều so với bị mắc bệnh COVID-19. Tuy nhiên, lợi ích của mũi bổ sung thứ 3 chưa được làm rõ và liệu có cần thiết hay không cần được xem xét kỹ lưỡng vì nếu nó không có lợi ích (hoặc lợi ích quá thấp) thì không đáng để đánh đổi với những nguy cơ phản ứng phụ nguy hiểm dù là nhỏ.

Điểm cuối các nhà khoa học đưa ra là việc chích mũi bổ sung sẽ có ý nghĩa hơn, hiệu quả hơn khi sử dụng các “vaccine cải tiến” với các đặc điểm phù hợp với chủng hiện hành có các đặc điểm đã thay đổi so với chủng cũ.

Tóm lại, bài phân tích của các chuyên gia đầu ngành này nhận định rằng các bằng chứng hiện tại chưa cho thấy rằng việc chích mũi thứ 3 bổ sung trên toàn cộng đồng là cần thiết. Ngoài ra, việc sử dụng vaccine cho những nơi còn đang thiếu là điều cần thiết hơn để ngăn chặn sự biến đổi tiếp theo của virus tạo ra những biến chủng nguy hiểm trong tương lai.

Chiến đấu với đại dịch COVID-19 hiện nay không còn là một trận chiến ở từng quốc gia mà là một trận chiến của nhân loại, việc hỗ trợ của các nước có điều kiện hơn cho những nước nghèo hơn không chỉ mang tính nhân văn mà còn là lợi ích chung cho mọi người trên trái đất này, bao gồm cả chính họ.

Tuy nhiên, nói như thế không phải để tạo ra một tâm lý ỷ lại cho những nước được coi là “chưa giàu”. Mà qua điều này chúng ta nên biết việc chia sẻ vaccine hiện nay trên toàn cầu luôn được tạo điều kiện thuận lợi vì đó là lợi ích chung.

Ngoài việc tận dụng những nguồn vaccine viện trợ, chúng ta nên sử dụng hiệu quả “quỹ vaccine hiện có”, để “chủ động mua” những vaccine tốt nhất, hiệu quả nhất cho dân, từ đó dập dịch hiệu quả hơn, giảm thiểu nguy cơ biến chủng của virus, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường và hồi phục kinh tế.

TS. Nguyễn Hồng Vũ, Viện nghiên cứu City of Hope, California, USA
TIN LIÊN QUAN

Trưa 17.9, Hà Nội có 7 ca COVID-19, thêm 22.607 người được tiêm vaccine

Thùy Linh |

Trưa 17.9, Sở Y tế Hà Nội cho hay từ 6h00 đến 12h00 hôm nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận 7 ca COVID-19 mới, trong đó 4 người đã được cách ly tập trung và 3 ca tại khu phong tỏa đã được cách ly từ trước.

Người đã khỏi bệnh COVID-19 bao lâu thì có thể tiêm vaccine?

Thùy Linh |

Hiện nay có ý kiến khác nhau về việc có nên tiêm vaccine COVID-19 cho người đã từng mắc COVID-19 và khỏi bệnh hay không và khỏi bệnh sau bao lâu thì có thể tiêm vaccine?

Chiều 16.9, Hà Nội thêm 3 ca COVID19 mới, đã tiêm 88,2% số vaccine được cấp

Thùy Linh |

Tối 16.9, Sở Y tế Hà Nội cho biết từ 12h00 đến 18h00 hôm nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận 3 ca mắc COVID-19 mới ở quận Thanh Xuân, đều đã được cách ly từ trước.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Trưa 17.9, Hà Nội có 7 ca COVID-19, thêm 22.607 người được tiêm vaccine

Thùy Linh |

Trưa 17.9, Sở Y tế Hà Nội cho hay từ 6h00 đến 12h00 hôm nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận 7 ca COVID-19 mới, trong đó 4 người đã được cách ly tập trung và 3 ca tại khu phong tỏa đã được cách ly từ trước.

Người đã khỏi bệnh COVID-19 bao lâu thì có thể tiêm vaccine?

Thùy Linh |

Hiện nay có ý kiến khác nhau về việc có nên tiêm vaccine COVID-19 cho người đã từng mắc COVID-19 và khỏi bệnh hay không và khỏi bệnh sau bao lâu thì có thể tiêm vaccine?

Chiều 16.9, Hà Nội thêm 3 ca COVID19 mới, đã tiêm 88,2% số vaccine được cấp

Thùy Linh |

Tối 16.9, Sở Y tế Hà Nội cho biết từ 12h00 đến 18h00 hôm nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận 3 ca mắc COVID-19 mới ở quận Thanh Xuân, đều đã được cách ly từ trước.