Những ngón tay rớm máu của các kỹ thuật viên làm xét nghiệm COVID-19

Thùy Linh |

Ngày hôm qua (24.8), Việt Nam đã "cán mốc" 1 triệu xét nghiệm PCR trong cuộc phòng chống dịch bệnh COVID-19. Góp phần không nhỏ để hoàn thành nhiệm vụ xét nghiệm then chốt đó là sự hy sinh thầm lặng của những kỹ thuật viên.

"Sao mãi mẹ không gọi cho con?"

Nửa đêm, Thạc sĩ Khúc Thị Rềnh Hoa – kỹ thuật viên khoa Sinh học phân tử và các bệnh truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương) nhận được cuộc gọi từ gia đình.

"Mẹ ơi, sao mãi mẹ không gọi cho con? Con nhớ mẹ"- giọng nói vừa thương nhớ vừa đầy trách móc của con trai 6 tuổi vọng vào điện thoại khiến tim chị thắt lại.

Đã 2 tuần qua, vì trực tiếp tham gia xét nghiệm COVID-19 nên gia đình chị Hoa buộc phải tạm thời "ly tán". Chồng đi làm và chăm lo nhà cửa, con phải gửi ông bà, để mẹ yên tâm "trực chiến" tại viện.

Công việc cứ cuốn chị đi, đến cuộc gọi cho con, chị cũng không thể thực hiện. Biết là thiệt thòi cho con, nhưng vì nhiệm vụ lớn, chị và đồng nghiệp phải dốc sức hoàn thành. Chị Hoa gác lại nỗi nhớ chồng con, lao vào công việc với lời hứa hẹn khi nào hết dịch mẹ sẽ về đón con.

Những đồng nghiệp của chị Hoa, người đang mang bầu, người thì con nhỏ, vẫn quyết tâm sát cánh cùng đồng đội. Có 2 nữ kỹ thuật viên phải gửi con chưa đầy một tuổi về quê ở Hải Dương nhờ ông bà chăm giúp.

"Vừa hoàn thành nhiệm vụ thì Hải Dương lại đang nằm trong vùng cách ly nên đến giờ. Có em bé còn chưa cai sữa mà nhiều ngày nay chưa được gặp mẹ”, chị Hoa nghẹn ngào kể.

Điều dưỡng Hồ Thị Bích – điều dưỡng Trung tâm Các bệnh nhiệt đới là người trực tiếp chăm sóc bệnh nhi 3 tháng tuổi mắc COVID-19 ở Vĩnh Phúc. Mỗi khi có những ca nghi ngờ được chuyển đến, chị là người trực tiếp lấy mẫu xét nghiệm. Suốt nhiều tháng qua, chị phải luôn coi mình là F1, phải hết sức tuân thủ khuyến cáo trong ngành.

 

Những ngón tay rớm máu

Trong 2 tuần (9-22.8), ngay sau khi nhận lệnh của Bộ Y tế chi viện cho thủ đô về mặt xét nghiệm, 11 kỹ thuật viên của Bệnh viện Nhi Trung ương đã hoàn thành hơn 10.000 mẫu xét nghiệm COVID-19 bằng phương pháp RT-PCR. 11 kỹ thuật viên này, đa phần là phụ nữ, đã làm việc với công suất gấp 150% ngày thường.

"Những ngày đầu, chúng tôi tiếp nhận 1000 – 2000 xét nghiệm mỗi ngày. Nhiều lúc không còn phân biệt được đâu là ngày, là đêm, đều trong bộ trang phục kín mít.

Nhiều khi đói bụng, bắt đầu thấy run chân tay mới ra ngoài ăn. Lúc đó đã là 3-4 giờ chiều, bữa tối lại tiếp tục lúc 8-9 giờ tối" - TS Phùng Thị Bích Thủy, Trưởng khoa Sinh học phân tử và các bệnh truyền nhiễm chia sẻ.

Những kỹ thuật viên đã làm việc hết mình trong phòng xét nghiệm, không quản ngại khó khăn, vất vả. "Các chị em bị bật móng tay, ngón tay phồng rộp, rớm máu vì phải thao tác liên tục, nhiều lần trên các nắp ống rất nhỏ hoặc bẻ đầu các ống bệnh phẩm được gửi về. Vậy mà không một ai than vãn hay nhăn nhó. Vì chúng tôi đều hiểu, phải ưu tiên hoàn toàn cho công cuộc chống COVID-19"- TS Thủy kể lại.

Ngay từ những ngày đầu dịch COVID-19 xâm nhập Việt Nam, Bệnh viện Nhi Trung ương sớm đã là một trong những địa chỉ được Bộ Y tế tin cậy trong lĩnh vực xét nghiệm. Khi tình hình dịch bệnh tại Đà Nẵng diễn biến phức tạp, bệnh viện là 1 trong 4 đơn vị được Bộ Y tế giao thực hiện xét nghiệm RT-PCR hỗ trợ Hà Nội rà soát người về từ Đà Nẵng.

 
Các kỹ thuật viên nỗ lực làm việc không quản ngày đêm. Ảnh: Thùy Linh.

TS Phùng Thị Bích Thủy cho hay công suất làm việc của bệnh viện trước đây là 500 mẫu/ngày. Do đó, khi biết tin bệnh viện cần trợ giúp 10.000 mẫu bệnh phẩm cho Hà Nội, toàn bộ ê-kíp đã lên dây cót tinh thần sẽ không thể về nhà, gần như không có thời gian nghỉ ngơi.

“Ngoài thực hiện sàng lọc COVID-19, chúng tôi vẫn đáp ứng xét nghiệm thường quy 300-400 mẫu/ngày và sàng lọc cấp cứu tại các khoa phòng của bệnh viện. Chưa bao giờ, công việc lại chất chồng và nặng gánh đến như vậy. Cả máy móc và con người đều làm việc hết công suất”, TS Thủy chia sẻ.

Theo TS Thủy, khoa có 3 hệ thống tách máy. 88 mẫu được tách thành công sau mỗi 1,5 giờ. Tuy nhiên, càng về sau, hóa chất thiếu, máy móc chạy không kịp so với số mẫu nhận về.

Đến nay, sau 2 tuần, những chiến sĩ áo trắng tại đây đã hoàn thành nhiệm vụ. May mắn thay, toàn bộ mẫu đều âm tính. Mỗi khi thấy kết quả xét nghiệm âm tính, qua lớp bảo hộ kín mít, mỗi kỹ thuật viên xét nghiệm lại gật đầu, nhìn nhau bằng ánh mắt tươi vui.

Đến khi hoàn thành 10 nghìn mẫu xét nghiệm COVID-19, vừa đảo đảm an toàn sinh học, vừa không xảy ra sai sót, họ mới yên tâm thở phào nhẹ nhõm. 

PGS.TS Trần Minh Điển- Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay, Việt Nam đang ở giai đoạn 3 của dịch COVID-19, do không truy vết được F0 nên tình hình khá phức tạp. Bệnh viện Nhi Trung ương tham gia phòng, chống dịch từ những ngày đầu tiên. Bệnh viện đã chuẩn bị nhân lực, vật lực, trang thiết bị và các kịch bản. Đội ngũ xét nghiệm của bệnh viện đã góp phần quan trọng trong công tác phòng chống dịch của Hà Nội nói riêng.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Người dân Hà Nội xét nghiệm và điều trị COVID-19 ở đâu?

Thùy Linh |

Sở Y tế Hà Nội đã phân công 13 bệnh viện tuyến cuối của thành phố tiếp nhận chuyển tuyến điều trị và thực hiện xét nghiệm sàng lọc COVID-19.

Mẹ đẻ và con trai bệnh nhân 1016 ở Hải Dương đều mắc COVID-19

Đặng Luân |

2 trong 6 ca mắc COVID-19 mới được ghi nhận chiều 24.8 đều là người nhà bệnh nhân 1016, trú tại cửa hàng Hiếu Trang (Thanh Xá, Liên Hồng, TP.Hải Dương).

Xác nhận 6 ca mắc COVID-19 mới: 4 ca ở Đà Nẵng, 2 ở Hải Dương

Thùy Linh |

Tối 24.8, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 thông tin về 6 ca mắc COVID-19 mới. Trong đó có 4 ca ở Đà Nẵng và 2 ca ở Hải Dương.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Người dân Hà Nội xét nghiệm và điều trị COVID-19 ở đâu?

Thùy Linh |

Sở Y tế Hà Nội đã phân công 13 bệnh viện tuyến cuối của thành phố tiếp nhận chuyển tuyến điều trị và thực hiện xét nghiệm sàng lọc COVID-19.

Mẹ đẻ và con trai bệnh nhân 1016 ở Hải Dương đều mắc COVID-19

Đặng Luân |

2 trong 6 ca mắc COVID-19 mới được ghi nhận chiều 24.8 đều là người nhà bệnh nhân 1016, trú tại cửa hàng Hiếu Trang (Thanh Xá, Liên Hồng, TP.Hải Dương).

Xác nhận 6 ca mắc COVID-19 mới: 4 ca ở Đà Nẵng, 2 ở Hải Dương

Thùy Linh |

Tối 24.8, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 thông tin về 6 ca mắc COVID-19 mới. Trong đó có 4 ca ở Đà Nẵng và 2 ca ở Hải Dương.