Những lưu ý cho Hà Nội khi thực hiện lấy mẫu xét nghiệm diện rộng

Hà Phương |

Liên quan đến kế hoạch lấy mẫu xét nghiệm diện rộng của Hà Nội, PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, việc xét nghiệm được thực hiện trên diện rộng nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm. Đặc biệt, thành phố cần có kế hoạch cụ thể, đảm bảo quy định phòng chống dịch tránh điểm xét nghiệm thành ổ dịch.

Xét nghiệm diện rộng là bước đi quan trọng

Hà Nội sẽ triển khai xét nghiệm diện rộng để chủ động phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để trong thời gian ngắn nhất bóc tách triệt để F0, kiểm soát không để dịch bệnh lây lan, bùng phát.

Nhận định về vấn đề này, PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng, mục tiêu lớn nhất của xét nghiệm là phát hiện F0, truy vết, bóc tách ra khỏi cộng đồng và đánh giá tình hình dịch, đánh giá nguy cơ. Tuy nhiên, trong việc tổ chức lấy mẫu xét nghiệm cần tuân thủ nghiêm các khuyến cáo 5K của Bộ Y tế.

Cũng theo chuyên gia Trần Đắc Phu: "1,3 triệu mẫu tiến hành bằng phương pháp RT-PCR ở Hà Nội trong đợt này không lớn. Bởi, số mẫu này rải đều ở các phường và được chia ra các điểm xét nghiệm khác nhau".

Quận Hoàn Kiếm bắt đầu triển khai đợt xét nghiệm COVID-19 diện rộng. Ảnh: Hải Nguyễn.

Liên quan đến vấn đề này, ông Đoàn Văn Việt - Giám đốc Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm cho hay: "Quận tiến hành lấy 25.000 mẫu xét nghiệm cho người dân ở khu vực có nguy cơ cao. Riêng quận Hoàn Kiếm tập trung trọng điểm 5 phường chính bao gồm: Chương Dương, Phúc Tân, Hàng Buồn, Đồng Xuân, Hàng Gai".

Trao đổi với Lao Động, bác sĩ Trần Thị Phương Anh - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết: "Thời gian tới, quận sẽ tiến hành xét nghiệm khoảng 100.000 nghìn mẫu bằng phương pháp PCR, đều là mẫu gộp thực địa (tương đương với 1/3 số dân toàn quận). Tuy nhiên, quận Hai Bà Trưng đang lấy mẫu xét nghiệp cho đợt cũ với số lượng là 25.000 mẫu. Sau khi hoàn thành đợt lấy mẫu xét nghiệm này, quận sẽ tiến hành lấy mẫu theo Kế hoạch số 184/KH-UBND".

Không để lây nhiễm chéo

Theo kế hoạch, toàn bộ người dân trong "vùng đỏ" - khu vực trong các xã, phường nguy cơ rất cao sẽ được lấy mẫu xét nghiệm. Nhiều người cho rằng, chính điểm lấy mẫu xét nghiệm này cũng có nguy cơ trở thành ổ dịch. Vậy thành phố cần làm gì để không xảy kịch bản xấu này?

Để không có điểm lấy mẫu nào biến thành ổ dịch, ông Trần Đắc Phu cho rằng: "Thứ nhất, các quận/huyện trên địa bàn Hà Nội cần lên kế hoạch chi tiết từ khâu xác định đối tượng, chuẩn bị nhân lực và trang thiết bị y tế, điểm xét nghiệm cho đến bước trả kết quả. Ngoài ra, tại mỗi điểm tiêm nên gọi từng người/nhóm người ra lấy mẫu xét nghiệm để hạn chế tiếp xúc, phân luồng lối ra và lối vào, tránh trường hợp lây nhiễm chéo, hạn chế tối đa nguy cơ điểm tiêm thành ổ dịch mới".

Thứ hai, Hà Nội có thể bố trí lực lượng y tế làm thêm giờ, lấy mẫu xét nghiệm vào buổi tối, mỗi điểm xét nghiệm nên bố trí nhiều bàn lấy mẫu và cần không gian đủ lớn để đảm bảo khoảng cách.

Điều quan trọng nữa là trong công tác xét nghiệm phải đảm bảo tốt quy trình, phòng chống nhiễm khuẩn. Ngành y tế nâng năng lực xét nghiệm và trả kết quả xét nghiệm nhanh nhất. Ngoài kế hoạch tiến hành lấy mẫu xét nghiệm diện rộng, thành phố cần xây dựng các phương án dự phòng trường hợp số mẫu lớn có kết quả dương tính, chuyên gia nêu.

Hà Nội chỉ định xét nghiệm đúng, trúng khu vực nguy cơ, nhóm đối tượng nguy cơ và mở rộng xét nghiệm theo đại diện hộ gia đình. Ảnh: Hà Phương

Theo ông Phu, việc xét nghiệm được thực hiện trên diện rộng nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm tại các vùng nguy cơ, vùng được chỉ định, các đối tượng nguy cơ, khu công nghiệp, chuỗi cung ứng… không xét nghiệm tràn lan. Tình hình dịch COVID-19 ở Hà Nội vẫn trong tầm kiểm soát, nên thành phố không nên tổ chức xét nghiệm nhanh ở ngoài cộng đồng.

"Nếu thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt, đồng bộ, tình hình dịch bệnh sẽ diễn biến tích cực hơn", PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh.

Theo kế hoạch, thời gian xét nghiệm từ ngày 9.8 đến 17.8.2021 với khoảng 1,3 triệu mẫu bằng kỹ thuật RT-PCR cho nhóm đối tượng là người dân tại “vùng đỏ”; xét nghiệm cho những người có ho, sốt, khó thở... qua khai báo y tế và 2 triệu mẫu test nhanh.

Hà Phương
TIN LIÊN QUAN

Những “pháo đài” bảo vệ thành quả chống dịch ở vùng xanh tại Hà Nội

Phạm Đông |

Các quận, huyện trên địa bàn TP Hà Nội đang huy động mọi nguồn lực, duy trì các “vùng xanh” ngăn chặn dịch COVID-19, bảo vệ cộng đồng.

Hà Nội: Xét nghiệm 3,3 triệu mẫu để phát hiện F0 trong cộng đồng

Hải Nguyễn |

TP. Hà Nội bắt đầu triển khai đợt xét nghiệm COVID-19 diện rộng với tổng số khoảng 3,3 triệu mẫu để phát hiện, đưa F0 ra khỏi cộng đồng. Kế hoạch được Chủ tịch UBND TP. Hà Nội ký ngày 10.8 nhằm mục đích phát hiện, loại bỏ hoàn toàn các trường hợp F0 trong cộng đồng, phục vụ mục đích cô lập, dập dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố.

Hà Nội sẽ xét nghiệm các trường hợp ho sốt, nghi ngờ mắc COVID-19

Nguyễn Hà |

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản khẩn 245/SYT-NVY gửi các đơn vị hệ y tế dự phòng yêu cầu tiếp tục rà soát, xét nghiệm sàng lọc cho đối tượng nguy cơ tại cộng đồng trên địa bàn thành phố.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Những “pháo đài” bảo vệ thành quả chống dịch ở vùng xanh tại Hà Nội

Phạm Đông |

Các quận, huyện trên địa bàn TP Hà Nội đang huy động mọi nguồn lực, duy trì các “vùng xanh” ngăn chặn dịch COVID-19, bảo vệ cộng đồng.

Hà Nội: Xét nghiệm 3,3 triệu mẫu để phát hiện F0 trong cộng đồng

Hải Nguyễn |

TP. Hà Nội bắt đầu triển khai đợt xét nghiệm COVID-19 diện rộng với tổng số khoảng 3,3 triệu mẫu để phát hiện, đưa F0 ra khỏi cộng đồng. Kế hoạch được Chủ tịch UBND TP. Hà Nội ký ngày 10.8 nhằm mục đích phát hiện, loại bỏ hoàn toàn các trường hợp F0 trong cộng đồng, phục vụ mục đích cô lập, dập dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố.

Hà Nội sẽ xét nghiệm các trường hợp ho sốt, nghi ngờ mắc COVID-19

Nguyễn Hà |

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản khẩn 245/SYT-NVY gửi các đơn vị hệ y tế dự phòng yêu cầu tiếp tục rà soát, xét nghiệm sàng lọc cho đối tượng nguy cơ tại cộng đồng trên địa bàn thành phố.