Những điều cần biết về phòng và điều trị các bệnh không lây nhiễm

NHÓM PV |

Hôm nay (19.12), diễn ra chương trình giao lưu trực tuyến "Những điều cần biết về phòng và điều trị các bệnh không lây nhiễm". Khách mời tham gia chương trình là Ths. Bùi Thị Minh Thái, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội; TS.BS Nguyễn Thị Mai Ngọc - Viện Tim quốc gia (BV Bạch Mai); TS.BS. Vũ Duy Hưng – Phó phòng Nghiệp vụ Y (Sở Y tế Hà Nội).

Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng của các bệnh không lây nhiễm, trong đó chủ yếu là các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư và bệnh phổi mạn tính… Những bệnh này chiếm tới 70% tổng gánh nặng bệnh tật và 77% các trường hợp tử vong hằng năm.

Làm thế nào để khống chế tốc độ gia tăng, tiến tới làm giảm tỉ lệ người mắc bệnh tại cộng đồng, hạn chế tàn tật và tử vong sớm do mắc các bệnh không lây nhiễm, trong đó ưu tiên phòng, chống các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản nhằm góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trở thành mục tiêu chung của Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2015 – 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 20.3.2015.

Trong khuôn khổ Chương trình giao lưu trực tuyến hôm nay, cùng với các chuyên gia, chúng ta sẽ tìm hiểu thực trạng và đưa ra những lời khuyên, tư vấn, giải pháp hữu ích trong phòng và chống bệnh không lây nhiễm.

Thực trạng các bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng của các bệnh không lây nhiễm. Ước tính cứ 10 người chết thì có gần 8 người chết do bệnh không lây nhiễm, chủ yếu là các bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Theo Ths.BS Bùi Thị Minh Thái, gánh nặng của các bệnh không lây nhiễm có nguyên nhân nào?

- Ths.BS Bùi Thị Minh Thái: Hà Nội là thủ đô có hơn 8 triệu dân, mật độ dân cư rất đông. Tại đây, các bệnh không lây nhiễm phổ biến là tim mạch, ung thư, đái tháo đường…

Năm 2016, thành phố Hà Nội có triển khai điều tra tình trạng và nguy cơ bệnh tật không lây nhiễm trong độ tuổi từ 18 – 69 tuổi. Có khoảng gần 18,9% người dân mắc bệnh tăng huyết áp; có khoảng 24,1% người dân đang hút thuốc; gần 80% nam giới sử dụng rượu bia. 44% dân số trưởng thành ăn thiếu rau và trái cây; người dân ăn mặn, lượng muối chiếm tới 9,4gam/ ngày.

Thưa TS.BS Nguyễn Thị Mai Ngọc, bệnh không lây nhiễm có phòng ngừa và điều trị được không? Và nếu điều trị thì bằng cách nào?

- TS.BS Nguyễn Thị Mai Ngọc: Như bác sĩ Minh Thái nói, các bệnh không lây nhiễm đến từ nhóm rối loạn về hành vi, tạo ra các yếu tố nguy cơ, bao gồm thói quen hút thuốc lá, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, sử dụng đồ ăn có cồn như rượu bia, đồ ăn có nhiều mỡ động vật, chế độ ăn ít rau xanh, ít vận động. Những nhóm nguy cơ chính này lâu dần theo thời gian tạo nên sự chuyển hóa, biến đổi sinh lý trong cơ thể như tim mạch, béo phì, các bệnh về ung thư, bệnh mãn tính.

Do vậy mỗi người dân cần thay đổi lối, sống, hành vi sẽ hạn chế được các nguy cơ về các bệnh này.

Khi chúng ta đã kiểm soát được cả yếu tố, nguy cơ, theo bằng chứng nghiên cứu khoa học thì đã phòng được 80% các bệnh không lênh nhiễm như là tiểu đường, tăng huyết áp và các bệnh phổi mãn tính. Giảm 40% với bệnh lý ung thư. Khi chúng ta chủ động giám sát, phát hiện ra bệnh sớm, cần điều trị và quản lý lâu dài tại các cơ sở y tế ban đầu thì có thể giảm được tỉ lệ bệnh, kiểm soát tốt các bệnh không lây nhiễm đó.

Thưa TS.BS. Vũ Duy Hưng, kinh nghiệm từ các nước trên thế giới và thực tế tại các địa phương cho thấy việc quản lý, điều trị cho người mắc các bệnh không lây nhiễm tại y tế tuyến cơ sở là hết sức quan trọng. Ông có ý kiến như thế nào?

- TS. BS Vũ Duy Hưng: Việc quản lý và điều trị bệnh mãn tính tại tuyến y tế cơ sở rất quan trọng. Đây là tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu, quản lý sớm, phát hiện, tư vấn các bệnh mãn tính thì biến chứng giảm bớt chi phí, gánh nặng cho xã hội.

TS. BS Vũ Duy Hưng.
TS. BS Vũ Duy Hưng.

Thưa Ths.BS Bùi Thị Minh Thái, trong số 4 loại bệnh không lây nhiễm chính là bệnh tim mạch (như nhồi máu cơ tim và đột quỵ), ung thư, bệnh hô hấp mạn tính (như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản) và đái tháo đường, căn bệnh nào nguy hiểm nhất hiện nay? Thực trạng tại Việt Nam ra sao?

- Ths.BS Bùi Thị Minh Thái: 4 bệnh nêu trên, bệnh tim mạch là nguy hiểm nhất. Bệnh tim mạch có đến hơn 20% số ca tử vong.

Thưa TS.BS. Vũ Duy Hưng, các bệnh không lây nhiễm đã và đang làm quá tải tại các bệnh viện, gây ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế, xã hội của đất nước do phải điều trị suốt đời làm tăng chi phí y tế, giảm năng xuất lao động và sản phẩm xã hội, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Thực trạng này tại Hà Nội ra sao?

- TS.BS Vũ Duy Hưng: Hiện nay đối với Hà Nội, công tác quản lý bệnh không lây nhiễm đang được tham mưu cho UBND để triển khai chiến lượng quốc gia từ năm 2015-2025. Trên cơ sở đó sẽ triển khai sâu rộng đến tất các tuyến y tế cơ sở, trạm y tế xã phương, thị trấn thuộc địa bàn thành phố Hà Nội. 584 trạm y tế đều triển khai mô hình này. Chúng tôi đang triển khai công tác truyền thông, tư vấn, sàng lọc.

Trên có sở đó, cùng với việc thực hiện mô hình bác sĩ gia đình, chúng tôi tiến hành quản lý người bệnh mãn tính. Trên địa bàn thành phố, gần 170.000 người mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp; gần 60.000 người mắc tiểu đường trên tuyến cơ sở.

Bệnh không lây nhiễm đang trở thành thảm họa của xã hội hiện đại, lối sống thiếu lành mạnh, lạm dụng nhiều rượu bia, thuốc lá, sử dụng thức ăn nhanh... đang khiến hơn 70% số người tử vong có liên quan đến căn bệnh này. Trong số 4 loại bệnh không lây nhiễm, bệnh nào lo lắng nhất và tại sao? Nguyên nhân bệnh đó gia tăng mạnh, thưa TS.BS Nguyễn Thị Mai Ngọc?

- TS. BS Nguyễn Thị Mai Ngọc: Tổ chức Y tế thế giới cho thấy nguyên nhân tử vong đứng hàng đầu trong các loại bệnh thì tỉ lệ tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm tỉ lệ cao nhất, chiếm 73%. Như vậy tỉ lệ này còn nhiều những nguyên nhân tử vong của tất cả các nguyên nhân bệnh lý khác. Trong đó, các bệnh lý về tim mạch có tỷ lệ 48%. Do vậy có thể nói các bệnh lây nhiễm có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và ảnh hưởng đến kinh tế xã hội.

Có các nhóm trong nguyên nhân để gây ra các bệnh không lây nhiễm không có nguyên nhân cụ thể, nó là một nhóm nguyên nhân có nguy cơ. Trong đó bao gồm thói quen không tốt như sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, lười vận động, ăn ít rau xanh…

TS. BS Nguyễn Thị Mai Ngọc.
TS. BS Nguyễn Thị Mai Ngọc.

Tuyến y tế cơ sở, đặc biệt là ở hầu hết các trạm y tế xã, phường là đơn vị y tế tuyến đầu thực hiện CSSKBĐ Tuy nhiên nhiều TYT chưa làm tốt công tác dự phòng, phát hiện sớm, quản lý điều trị lâu dài người mắc bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng. Đối với Hà Nội thì thực trạng công tác này như thế nào?

- TS. BS Vũ Duy Hưng: Trước khi có chiến lược quốc gia về bệnh mãn tính, trạm y tế quản lý, điều trị bệnh mãn tính hạn chế. Tuy nhiên, hiện nay, trên địa bàn Hà Nội triển khai bác sĩ gia đình. Bác sĩ ở Đại học Y Hà Nội và các chuyên gia quản lý bệnh mãn tính phối hợp. Hiện nay, thành phố Hà Nội đang triển khai Kế hoạch 143 xây dựng phát triển tập trung quản lý các bệnh không lây nhiễm. Cho nên, số lượng người khám điều trị trạm y tế tăng lên đáng kể.

Nỗ lực phòng chống bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam

Với Chương trình sức khỏe Việt Nam sẽ tập trung tăng cường phát hiện sớm người mắc các bệnh không lây nhiễm (tăng huyết áp, đái tháo đường, nguy cơ tim mạch) ngay từ tuyến y tế cơ sở, thông qua theo dõi các chỉ số khối cơ thể (BMI), đo huyết áp, xét nghiệm đường máu tối thiểu 1 lần/năm, phát hiện sớm một số ung thư phổ biến qua khám sàng lọc tại y tế cơ sở và cộng đồng; quản lý, chăm sóc liên tục và lâu dài tại y tế cơ sở và tại cộng đồng… Việc này Hà Nội đã thực hiện được chưa và kết quả như thế nào thưa BS. Bùi Thị Minh Thái?

- Ths.BS Bùi Thị Minh Thái: Hà Nội đã và đang triển khai hoạt động dự phòng, phát hiện sớm người mắc bệnh không lây nhiễm như tăng huyết áp, đái tháo đường thông qua cộng đồng là cán bộ y tế thôn, cộng tác viên dân số.

Sàng lọc, phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm trong người dân từ 40 tuổi trở lên tại hộ gia đình. Chúng tôi cũng đã sử dụng các kỹ thuật rất đơn giản như: Đo huyết áp, chấm điểm các yếu tố nguy cơ của Bộ Y tế để phát hiện các dấu hiệu, triệu chứng bệnh. Qua đó tư vấn và giới thiệu bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để khám.

Năm 2018-2019 đã sàng lọc đánh giá tại huyện Thạch Thất, sau đó nhân rộng ra trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong đó chủ yếu nhân rộng ra 18 huyện ngoại thành. Qua hoạt động khám sàng lọc tại hộ gia đình và đánh giá yếu tố nguy cơ, gần 180.000 người từ 40 tuổi trở lên được đánh giá. Và những người có tiền sử mắc tăng huyết áp chiếm tới 22.560 người, tăng lên 2,8%; cũng phát hiện mắc mới là 3,7%, tương đương với gần 6.600 người.

Ngoài ra, người tiền mắc tăng huyết áp là 5,6%; người có nguy cơ mắc chiếm hơn 21%... Những người mắc và có nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm đều được tư vấn và khuyến cáo ra cơ sở gần nhất để khám chữa bệnh.

Thưa TS.BS. Vũ Duy Hưng, ông có cho rằng đào tạo, tập huấn thường xuyên, liên tục về công tác phòng chống bệnh không lây nhiễm cho cán bộ y tế là một hoạt động không thể thiếu của ngành y tế? Cụ thể nên tổ chức như thế nào cho có hiệu quả?

- TS.BS Vũ Duy Hưng: Về việc tập huấn nâng cao trình độ chuuyên môn là rất cần thiết, phải thường xuyên liên tục vì đối với ngành y, thường xuyên cập nhật các phác đồ mới, trao đổi kinh nghiệm là rất quan trọng. Trong việc tập huấn này, ngoài kiến thức chuyên môn cũng cần có kinh nghiệm. Điều này rất tốt trong việc quản lý, điều trị mắc bệnh mãn tính.

Đối với Hà Nội, chúng tôi thường xuyên tổ chức tập huấn. Trong đó, đối với các bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tiểu đường, chúng tôi có Bệnh viện Thanh Nhàn; bệnh tim mạch chúng tôi có Bệnh viện Tim Hà Nội; bệnh ung thư, chúng tôi có Bệnh viện U Bướu Hà Nội.

Đặc biệt, Sở Y tế đã giao cho CBC là đơn vị thường trực trong việc quản lý các bệnh không lây nhiễm. Các đồng chí cũng thường xuyên xuống cơ sở để tổ chức đào tạo tập huấn về chuyên môn, kỹ thuật cho tuyến dưới.

Việc tập huấn chúng tôi đặt ra 2 vấn đề, một là thực hành cầm tay chỉ việc, không chỉ có lý thuyết; việc hỗ trợ chuyên môn cho các trạm y tế. Khi xuống đó, họ không chỉ khám bệnh, trên cơ sở hỗ trợ chuyên môn, người ta còn bàn giao chuyên môn ngay tại cơ sở.

Tôi muốn hỏi TS.BS Nguyễn Thị Mai Ngọc, khi đột quỵ vì tim mạch hoặc huyết áp, dấu hiệu nào là dễ nhận biết triệu chứng? Với những gia đình có người mắc bệnh này, cần lưu tâm những vấn đề gì?

- TS.BS Nguyễn Thị Mai Ngọc: Đột quỵ là bệnh được nhiều người quan tâm, khi phát hiện ra muộn sẽ để lại di chứng, ảnh hưởng đến sức lao động của chính bản thân và sự phát triển của xã hội.

Để phát hiện sớm thì có mấy dấu hiệu cần lưu ý như bệnh nhân méo miệng thể hiện bằng việc bệnh nhân méo miệng, nói A A A khó, nói ngọng nói không tròn tiếng. Thứ 2, bệnh nhân yếu nửa người, chỉ cần bệnh nhân giơ 2 tay ra thì sẽ thấy 1 tay yếu hơn. Khi phát hiện bệnh nhân có bất kỳ một trong 2 yếu tố trên có bất kỳ trường hợp nào thì phải có phản xạ ngay, biết có dấu hiệu sớm của đột quỵ do tăng huyết áp hay không. Điều này rất quan trọng với những người thân xung quanh bởi vì khi phát hiện sớm, đưa đến cơ sở y tế điều trị trong 3 giờ đầu thì việc điều trị có thể hồi phục hoàn toàn.

Thưa Ths.BS Bùi Thị Minh Thái, từ thực trạng trên, bác sĩ đưa ra những lời khuyên như thế nào đối với gia đình có người thân mắc bệnh không lây nhiễm.

- Ths.BS Bùi Thị Minh Thái: Các gia đình có người thân mắc bệnh không lây nhiễm, cần thực hiện tuân thủ đầy đủ chế độ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Thứ hai là cần có những hoạt động phòng các yếu tố nguy cơ, kiểm soát các yếu tố nguy cơ đó thông qua việc điều chính chế độ ăn uống; chế độ chăm sóc giảm nhẹ.

Ví dụ như bệnh nhân tăng huyết áp, chế độ ăn uống nên giảm lượng muối xuống dưới 5gam/ngày. Đặc biệt với những bệnh nhân tiểu đường cần có chế độ ăn rất nghiêm ngặt.

Ths. BS Bùi Thị Minh Thái.
Ths. BS Bùi Thị Minh Thái.

Xin TS.BS Nguyễn Thị Mai Ngọc cho biết có phải chế độ ăn uống, sinh hoạt ngày càng thay đổi của người Việt là nguyên nhân chính dẫn tới gia tăng bệnh không lây nhiễm như hiện nay?

- TS. BS Nguyễn Thị Mai Ngọc: Đồng tình về quan điểm này, từ những thói quen như hút thuốc có thể là nguyên nhân dẫn đến 70% cho các bệnh lý về ung thư phổi, phổi mãn tính. Hay sử dụng rượu bia, thì ngay trong bản phân loại ICD của thế giới có đến hơn 30 loại bệnh mà ngay trong tên gọi của nó đã có từ rượu trong đó. Ngoài ra còn có hơn 200 loại bệnh khác liên quan đến rượu làm ảnh hưởng. Nó gây ra các tổn thương về mặt tâm thần kinh, sự dụng các chất có cồn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Chưa kể các thức ăn có nhiều chấn béo chế biến sẵn, hay mỡ động vật, ít vận động sẽ gây nguy cơ tiểu đường, béo phì và xơ vữa mạch. Chế độ ăn nhiều muốn và đường cũng sẽ gây ra nguy cơ tăng huyết áp.

Cùng với việc phát triển đô thị hóa, toàn cầu hóa, theo nghiên cứu của viện dinh dưỡng trên toàn quốc thì chế độ ăn trung bình người Việt là 265g rau xanh/ngày. Theo khuyến cáo phải ăn được 400g rau xanh/ngày.

Cùng với sự phát triển của xã hội, thói quen ăn uống hằng ngày cho thấy tỉ lệ bệnh tật đăng tăng lên. Ví dụ như tăng huyết áp vào năm 1960 trên toàn quốc chỉ có 1% người mắc, nhưng 30 năm sau con số này đã tăng lên 12%. Năm 2008 theo số liệu nghiên cứu điều tra trên toàn quốc, tỉ lệ tăng huyết áp trên người trưởng thành từ 25 tuổi đến 60 tuổi thì tỉ lệ đó là 25,1%.

Xin trở lại với Ths.BS Bùi Thị Minh Thái, thưa bà, hiện nay công công tác phòng chống bệnh không lây nhiễm vẫn còn những khó khăn nhất định, trong đó có liên quan đến kinh phí. Dù bệnh không lây nhiễm chiếm gần 70% gánh nặng bệnh tật và tử vong nhưng vẫn chưa được xác định ưu tiên đúng mức trong đầu tư, phân bổ kinh phí. Từ giai đoạn 2012-2015, ngân sách nhà nước cho bệnh không lây nhiễm chủ yếu từ Chương trình Mục tiêu Quốc gia y tế, luôn trong tình trạng được phân bổ rất ít và bị giảm liên tục qua các năm. Theo bà, đây có phải khó khăn khiến bệnh không lây nhiễm chưa được kiểm soát tốt và gia tăng bệnh nhân trong những năm gần đây?

- Ths.BS Bùi Thị Minh Thái: Hà Nội thì kể từ năm 2016, chương trình mục tiêu quốc gia cắt giảm chi phí còn rất là ít cho hoạt động y tế. Và thực tế thì cũng có những khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm trong vấn đề kiểm soát sự gia tăng bệnh nhân.

Đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cũng được giao nhiệm vụ phòng chống cũng như kiểm soát các bệnh không lây nhiễm. Đối với hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm tại trung tâm có triển khai tới 30 trung tâm y tế quận huyện và 584 xã phường. Các hoạt động triển khai hàng năm của chúng tôi là nâng cao năng lực, chuyên môn về vê đào tạo, đào tạo liên tục cho các cán bộ.

Vấn đề tiếp là phát hiện sớm, điều trị ngay tại trạm y tế, tư vấn dự phòng để thay đổi các hành vi nguy cơ mắc bệnh. Đó đều là những nhiệm vụ quan trọng, cần thiết. Bộ Y tế cũng triển khai các hoạt động điểm, Hà Nội có 4 trạm y tế điểm nằm trong danh sách triển khai như Trạm y tế Minh Châu ở Ba Vì, trạm y tế Tân Hội của Đan Phượng, trạm y tế ở Hà Đông và trạm y tế ở quận Nam Từ Liêm. Những trạm y tế này nằm trong 26 trạm y tế toàn quốc. Thời gian tới này Hà Nội sẽ nhân rộng và triển khai ở những đơn vị, địa phương khác.

Thưa TS.BS. Vũ Duy Hưng, Sở Y tế Hà Nội đã triển khai như thế nào đối với công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm hiện nay trên địa bàn Thủ đô?

- TS. BS Vũ Duy Hưng: Đối với việc triển khai bệnh phòng chống không lây nhiễm nằm chung trong tổng thể phòng chống bệnh tật, hằng năm, Hà Nội cũng có kế hoạch riêng kiểm triển khai phòng chống bệnh không lây nhiễm tại bệnh viện, trạm y tế…

Để làm tốt công tác này, đầu tiên phải kể đến công tác truyền thông từ báo đài đến tuyền thông trực tiếp theo nhóm nhỏ trong bệnh viện. Bên cạnh đó, chúng tôi tổ chức hoạt động khám sàng lọc, tư vấn khám điều trị từ tuyến y tế cơ sở. Ngoài ra, còn tăng cường kiểm tra giám sát tổ chức thực hiện theo hướng dẫn Bộ Y tế về phòng chống bệnh không lây nhiễm. Đối với các cơ sở y tế của thành phố Hà Nội sẽ lập danh sách, quản lý trong đó trên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, bệnh nhân tái khám, tư vấn điều trị đúng theo phác đồ Bộ Y tế.

Các khách mời tham dự giao lưu trực tuyến.
Các khách mời tham dự giao lưu trực tuyến.

TS.BS Nguyễn Thị Mai Ngọc có thể có lời khuyên nào để người dân có thể hạn chế các bệnh không lây nhiễm hiện nay?

- TS.BS Nguyễn Thị Mai Ngọc: Trước tiên, mỗi người dân phải tự hiểu được lợi ích của việc thực hiện phòng chống bệnh không lấy nhiễm đối với cá nhân và cộng đồng. Để từ đó có những điều chỉnh phù hợp. Mỗi người nên có ý thức sử dụng lượng muối dưới 5gam/ngày; ăn khoảng 400gam rau trên ngày; giảm các chế phẩm có nguồn gốc dầu mỡ động vật. Còn về vận động, ít nhất cố gắng vận động được 30 phút/ngày và tối thiểu là 150 phút/ tuần. Như vậy cũng đã góp phần kiểm soát được 80% nguy cơ các bệnh không lây nhiễm.

Thưa Ths.BS Bùi Thị Minh Thái, đơn vị bà đã và đang thực hiện kiểm soát các bệnh không lây nhiễm nào? Bà đánh giá thực trạng các bệnh đó ra sao?

- Ths.BS Bùi Thị Minh Thái: Đối với người dân, trong công tác phòng chống, kiểm soát bệnh không lây nhiễm rất quan trọng. Chúng ta phải thấy được là, đối với các loại bệnh không lây nhiễm, khi đã mắc bệnh là chúng ta phải dùng thuốc cả đời. Bên cạnh đó, chúng ta dự phòng được bệnh này. Khi mắc bệnh rồi, chúng ta cũng cần kiểm soát các nguy cơ, sử dụng thuốc theo hướng chỉ định điều trị của bác sĩ. Từ đó sẽ giảm được các tỉ lệ, di chứng tai biến, giảm tử vong.

Đối với người dân, đầu tiên chúng ta thấy là 4 yếu tố nguy cơ để dẫn đến bệnh không lây nhiễm này chúng ta cũng cần phòng bằng cách nếu như gia đình có người hút thuốc lá thì đề nghị cai thuốc lá là tốt, nếu đã nghiện thì cần yêu cầu hút thuốc tránh những nơi đông người tụ tập, đặc biệt tránh đối với người già và trẻ nhỏ.

Với vấn đề thứ 2, khi uống rượu bia, chúng ta không nên lạm dụng bởi sẽ gây hại cho sức khỏe. Với vấn đề thứ 3, vấn đề về dinh dưỡng hợp lý, đây là một vấn đề rất quan trọng, chúng ta cũng cần kiểm soát được các chế độ dinh dưỡng, ăn uống làm sao các thực phẩm chúng ta chọn từ khâu đầu vào để đảm bảo an toàn. Đồng thời chế bến làm sao hạn chế ăn mặn, ăn dưới 5g muối 1 ngày. Tăng cường vận động, thể dục, nâng cao sức đề kháng để có thể phòng được bệnh, giảm nguy cơ tử vong vì bệnh. Đặc biệt là theo chỉ tiêu từ năm 2025 đến năm 2030 chúng ta sẽ giảm 20% đối với những người tử vong trước 70 tuổi do bệnh.

MC: Thưa Quý vị và các bạn, sau hơn 1 giờ trao đổi với rất nhiều ý kiến cởi mở, sâu sát, chúng ta đã cùng các chuyên gia có cái nhìn chân thực, sâu sắc hơn về thực trạng bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam, nỗ lực của chúng ta trong việc phòng và điều trị các bệnh không lây nhiễm.

Chúng tôi hy vọng nội dung cuộc giao lưu đã cung cấp những thông tin bổ ích cho người dân. Xin trân trọng cảm ơn các đại biểu đã tham dự buổi tọa đàm. Cảm ơn khán giả đã quan tâm theo dõi. Chương trình giao lưu trực tuyến của báo Lao Động xin được dừng tại đây. Xin chào và hẹn gặp lại trong những chương trình lần sau.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Cấp phát thuốc hết hạn, bệnh viện phải xin lỗi gia đình bệnh nhân

Đức Vân |

Khi nhận được kháng sinh dạng gói thuốc bột phát và giờ uống thuốc, gia đình phát hiện thuốc hết hạn sử dụng (hạn dùng ghi trên gói thuốc là ngày 27.11).

Hàng trăm bệnh viện đối mặt nguy cơ thiếu máu dịp Tết

LH |

Nhiều bệnh viện đang khan hiếm máu và dự báo tình trạng này sẽ tiếp tục căng thẳng trong những tuần tới khi sát dịp nghỉ Tết. Viện Huyết học và Truyền máu ước tính 170 bệnh viện đối mặt nguy cơ thiếu máu dịp Tết.

Vụ tạp vụ khám bệnh cho NLĐ: Bác sĩ dạy tạp vụ làm việc của điều dưỡng

ĐÌNH TRỌNG |

Người phụ nữ thừa nhận mình chỉ làm nhân viên tạp vụ. Việc khoác áo trắng ngồi đo chỉ số mạch, huyết áp đã được bác sĩ hướng dẫn trước.

Những góc quán cafe ngắm pháo hoa lý tưởng ở TPHCM

Quỳnh Nga |

Đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, TPHCM dự kiến bắn pháo hoa ở 6 điểm. Đừng bỏ qua những địa điểm ngắm pháo hoa ở TPHCM cực “chill” dưới đây.

Bộ Tài chính nói gì về gói lãi suất 2% chậm giải ngân

Trà My |

Việc giải ngân gói 40.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất 2% đến nay kết quả chưa được như kì vọng. Bộ Tài chính nói gì về đề xuất điều chuyển nguồn gói vay hỗ trợ lãi suất này sang chương trình cho vay giải ngân qua Ngân hàng Chính sách xã hội?

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Dường như mối tình đầu luôn là mối tình đẹp nhất, để lại nhiều dư vị ngọt ngào nhất của tuổi trẻ. Nhưng mối tình đầu cũng luôn buồn nhất và nhiều chia ly nhất. Chắc hẳn, đó sẽ là mối tình không bao giờ quên được vì nó chính là những rung động đầu tiên đối với mỗi người. Và sẽ chẳng có ai tin rằng, có những người chia tay mối tình đầu sau vài chục năm xa cách, lại có thể quay trở về chung sống với nhau thật hạnh phúc.

Tài chính thông minh: Đầu tư gì với 30 triệu đồng tiết kiệm mỗi tháng?

Nhóm PV |

Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) lần này, Ths Ngô Thành Huấn - Giám đốc Khối tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ giải đáp thắc mắc của độc giả về câu hỏi tiết kiệm từ 10 - 30 triệu đồng/tháng thì nên đầu tư vào đâu.

Tân huấn luyện viên tuyển Việt Nam và sứ mệnh kế thừa di sản của ông Park

AN NGUYÊN |

Sau khi chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo, VFF sẽ tiến hành công bố tân thuyền trưởng cho đội tuyển Việt Nam. Áp lực và sứ mệnh đặt lên vai người kế nhiệm ông Park rất lớn, vừa đảm bảo duy trì thành công, vừa hướng đến một hoài bão lớn đó là giấc mơ World Cup.

Cấp phát thuốc hết hạn, bệnh viện phải xin lỗi gia đình bệnh nhân

Đức Vân |

Khi nhận được kháng sinh dạng gói thuốc bột phát và giờ uống thuốc, gia đình phát hiện thuốc hết hạn sử dụng (hạn dùng ghi trên gói thuốc là ngày 27.11).

Hàng trăm bệnh viện đối mặt nguy cơ thiếu máu dịp Tết

LH |

Nhiều bệnh viện đang khan hiếm máu và dự báo tình trạng này sẽ tiếp tục căng thẳng trong những tuần tới khi sát dịp nghỉ Tết. Viện Huyết học và Truyền máu ước tính 170 bệnh viện đối mặt nguy cơ thiếu máu dịp Tết.

Vụ tạp vụ khám bệnh cho NLĐ: Bác sĩ dạy tạp vụ làm việc của điều dưỡng

ĐÌNH TRỌNG |

Người phụ nữ thừa nhận mình chỉ làm nhân viên tạp vụ. Việc khoác áo trắng ngồi đo chỉ số mạch, huyết áp đã được bác sĩ hướng dẫn trước.