Nhiều người dân “nén cơn đau” chờ ngày đi khám bệnh tại TPHCM

Nguyễn Ly |

Dịch bệnh COVID-19 bùng phát, không chỉ người dân TPHCM phải chờ ngày được khám bệnh, mà những bệnh nhân tỉnh lân cận cũng nén nhịn cơn đau để mong ngày được thăm khám, điều trị tại TPHCM.

Tự mua thuốc uống cầm chừng

Vốn có tiền sử sỏi thận đã hơn 20 năm, ông Nguyễn Văn Sỹ (58 tuổi, ngụ ở tỉnh Đồng Nai) luôn phải đi tái khám định kỳ để kiểm soát tình hình bệnh, tránh những cơn đau quặn thắt hàng đêm. Thế nhưng, từ khi TPHCM và Đồng Nai không thể đi lại được vì dịch, ông Sỹ đành ra tiệm thuốc tự kê đơn mua về nhà uống cầm chừng đợi ngày được đi viện.

“Sỏi thận lâu lâu đau lại, cách đây 1 tháng tôi còn bị thêm cả chướng bụng, ợ hơi và hàng đêm đi tiểu liên tục không ngủ được. Con gái tôi có nhờ bác sĩ tư vấn qua điện thoại kê đơn thuốc giúp rồi tự đi mua uống cầm chừng nhưng vẫn không đỡ, tôi đang mong tới bệnh viện ở TPHCM để được kiểm tra mà chưa đi được”, ông Sỹ chia sẻ về tình trạng bệnh mình.

Trường hợp của ông Sỹ là một trong rất nhiều trường hợp mà bệnh nhân phải “nhịn” khám bệnh vì dịch COVID-19. Để từng bước quay trở lại hoạt động khám chữa bệnh bình thường, từ đầu tháng 10 tới nay, các bệnh viện tại TPHCM bắt đầu chuẩn bị đón bệnh nhân quay trở lại khám và điều trị các bệnh lý không phải COVID-19.

Ghi nhận tại bệnh viện Da liễu (TPHCM), ngày đầu nới lỏng giãn cách, bệnh ngoại trú tăng lên 1.200 lượt (so với khi giãn cách là 200 lượt/ngày). Thế nhưng sau đó giảm dần. Đến nay, còn khoảng trên 700 lượt khám/ngày.

Nguyên nhân được cho là lượng bệnh nhân chủ yếu đến từ các tỉnh. Hiện tại, việc đi lại liên tỉnh liên vùng còn hạn chế, nên chưa thể phục hồi về công suất ban đầu.

Người dân đến khám tại Bệnh viện Da liễu (TPHCM). Ảnh: Nguyễn Ly
Người dân đến khám tại Bệnh viện Da liễu (TPHCM). Ảnh: Nguyễn Ly

Trước khi dịch bùng phát, bệnh viện Da liễu tiếp nhận khoảng 2.000 đến 2.500/lượt khám/ngày. Đáng chú ý, bệnh viện cũng ghi nhận một số trường hợp vì trì hoãn khám trong dịch mà diễn tiến nặng, khó phục hồi.

Tương tự, Bệnh viện Lê Văn Thịnh sau 1 tuần thành phố nới lỏng giãn cách, mới chỉ phục vụ khoảng 50% công suất. Lực lượng nhân viên y tế hiện vẫn phải phục vụ cho 2 bệnh viện dã chiến thu dung COVID-19.

Bác sĩ Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh nhận định, nếu dịch tiếp tục giảm, thì từ 1 đến 2 tháng tới, bệnh viện có thể rút quân để phục vụ việc chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân như ban đầu. Tuy nhiên, diễn biến dịch vẫn không thể chủ quan. Bên cạnh đó, việc đi lại còn hạn chế, người dân vẫn còn e ngại nên lượng bệnh nhân chưa đông.

Tăng cường hàng rào sàng lọc khi vào bệnh viện

Trước kia, khi chưa thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 áp dụng tại TPHCM, nhiều bệnh viện tại của thành phố thực hiện khám chữa bệnh theo mô hình tách đôi, phân luồng lối đi nhằm đảm bảo sàng lọc bệnh nhân trước khi được vào bệnh viện. Còn trong giai đoạn bình thường mới này, dịch COVID-19 vẫn còn lưu hành trong cộng đồng nên công tác khám chữa bệnh cũng được triển khai nhiều lớp bảo vệ hơn so với trước.

Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện hạng đặc biệt của Bộ Y tế tại TPHCM, lên kế hoạch thực hiện mô hình 2 trong 1, vừa điều trị bệnh như trước đây, vừa điều trị ca nhiễm COVID-19. Công tác sàng lọc vẫn được chú trọng như trong mùa dịch. Tại khoa Cấp cứu, một vùng đệm được bố trí, phân luồng ở phía ngoài, 100% bệnh nhân đến khoa được test nhanh virus SARS-CoV-2. Hiện khoa tiếp nhận khoảng 100 ca mỗi ngày.

TS.BS Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy nhận định, khi TPHCM nới lỏng giãn cách, bệnh viện vẫn duy trì điều trị bệnh nhân COVID-19. “Với các bệnh nhân nhiễm COVID-19 kèm theo bệnh nền quá nặng sẽ được điều trị ở khu vực chuyên sâu, đảm bảo điều trị một cách tích cực, hiệu quả nhất. Mục tiêu là đảm bảo người bệnh không tử vong do bệnh nền”, TS.BS Nguyễn Tri Thức chia sẻ.

Trong quá trình chuyển đổi công năng ban đầu cho các bệnh viện trên địa bàn, việc điều trị COVID-19 vẫn được chú trọng. Hiện nay tổng số ca COVID-19 đang điều trị tại bệnh viện tầng 2-3 là 19.542 người. Các cơ sở y tế cũng thành lập khoa tiếp nhận COVID-19 tại chỗ.

Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TPHCM cho biết TP đã có lộ trình để chuyển đổi từ tháng 9, để trả lại công năng ban đầu sớm nhất cho các bệnh viện, nhằm đảm bảo mục tiêu chăm sóc sức khỏe cho người dân. “Chỉ khi thật chắc chắn và có phương án an toàn cho người bệnh chúng ta mới chuyển đổi chính thức”, bà Huỳnh Mai khẳng định.

Nguyễn Ly
TIN LIÊN QUAN

Các bệnh viện dã chiến ở TPHCM sẽ ngừng hoạt động vào cuối tháng 10

Thanh Chân |

Theo Sở Y tế TPHCM, ngành y tế thành phố đã xây dựng lộ trình ngừng hoạt động đối với các bệnh viện dã chiến thành phố đã hoàn thành nhiệm vụ. Dự kiến các bệnh viện này sẽ lần lượt ngừng hoạt động vào cuối tháng 10, 11 và 12.2021.

Bệnh viện tỉnh phẫu thuật nội soi ung thư gan thành công

HƯNG THƠ |

Phẫu thuật nội soi điều trị ung thư gan khó, trong nước chỉ một số trung tâm lớn, chuyên sâu mới thực hiện được nhưng các y bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đã thực hiện thành công.

Hải Dương ghi nhận 4 ca dương tính đều là thuỷ thủ tàu về từ Long An

Đặng Luân |

Theo báo cáo chiều 8.10 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương, trong ngày, tỉnh ghi nhận 4 ca mắc COVID-19.

Nóng Sài Gòn: Ngành y tế TPHCM lên phương án khi lực lượng chi viện rút đi

NGUYỄN ĐĂNG - THANH VŨ |

Ninh Thuận kiến nghị dừng xử phạt người dân về quên; Hàng quán tại TPHCM nhộn nhịp trở lại, ngành y tế TPHCM sẵn sàng khi lực lượng chi viện rút đi, hơn 11.000 công nhân công ty Changshin Việt Nam đi làm trở lại... là những thông tin đáng chú ý nhất trong Bản tin Nóng Sài Gòn ngày 8.10.

Hướng dẫn mới nhất của TPHCM về xét nghiệm COVID-19 ở cơ sở khám chữa bệnh

Thanh Chân |

Trong văn bản mới ban hành của Sở Y tế TPHCM, người bệnh và người chăm sóc đã có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính trong vòng 72 giờ và không có triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 thì không cần làm xét nghiệm lại khi đi khám tại cơ sở y tế.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Các bệnh viện dã chiến ở TPHCM sẽ ngừng hoạt động vào cuối tháng 10

Thanh Chân |

Theo Sở Y tế TPHCM, ngành y tế thành phố đã xây dựng lộ trình ngừng hoạt động đối với các bệnh viện dã chiến thành phố đã hoàn thành nhiệm vụ. Dự kiến các bệnh viện này sẽ lần lượt ngừng hoạt động vào cuối tháng 10, 11 và 12.2021.

Bệnh viện tỉnh phẫu thuật nội soi ung thư gan thành công

HƯNG THƠ |

Phẫu thuật nội soi điều trị ung thư gan khó, trong nước chỉ một số trung tâm lớn, chuyên sâu mới thực hiện được nhưng các y bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đã thực hiện thành công.

Hải Dương ghi nhận 4 ca dương tính đều là thuỷ thủ tàu về từ Long An

Đặng Luân |

Theo báo cáo chiều 8.10 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương, trong ngày, tỉnh ghi nhận 4 ca mắc COVID-19.

Nóng Sài Gòn: Ngành y tế TPHCM lên phương án khi lực lượng chi viện rút đi

NGUYỄN ĐĂNG - THANH VŨ |

Ninh Thuận kiến nghị dừng xử phạt người dân về quên; Hàng quán tại TPHCM nhộn nhịp trở lại, ngành y tế TPHCM sẵn sàng khi lực lượng chi viện rút đi, hơn 11.000 công nhân công ty Changshin Việt Nam đi làm trở lại... là những thông tin đáng chú ý nhất trong Bản tin Nóng Sài Gòn ngày 8.10.

Hướng dẫn mới nhất của TPHCM về xét nghiệm COVID-19 ở cơ sở khám chữa bệnh

Thanh Chân |

Trong văn bản mới ban hành của Sở Y tế TPHCM, người bệnh và người chăm sóc đã có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính trong vòng 72 giờ và không có triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 thì không cần làm xét nghiệm lại khi đi khám tại cơ sở y tế.