Nguy cơ bùng phát những đợt dịch COVID-19 mới nếu lơ là, mất cảnh giác

Lệ Hà |

Đến nay, cơ bản kiểm soát được tình hình dịch COVID-19 tại một số ổ dịch Hải Dương, Quảng Nam, Đà Nẵng. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định thời gian tới, Việt Nam tiếp tục có ca bệnh trong cộng đồng vì mầm bệnh đã lây lan trong cộng đồng, có thể bùng phát thành đợt mới nếu lơ là, mất cảnh giác.

Chống dịch COVID-19 đợt này khó hơn 2-3 lần đợt trước

Sáng 27.8, GS.TS Nguyễn Thanh Long, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế đã chủ trì buổi giao ban trực tuyến với các bệnh viện tuyến trung ương và Sở Y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Theo quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, thời gian qua, chúng ta đã chủ động, tích cực các biện pháp phòng chống dịch COVID-19. Với sự nỗ lực rất lớn của cả trung ương và các địa phương, đến nay chúng ta cơ bản kiểm soát được tình hình dịch tại một số ổ dịch Hải Dương, Quảng Nam, Đà Nẵng.

Tuy nhiên, quyền Bộ trưởng cũng cho hay, các chuyên gia nhận định thời gian tới đây, chúng ta tiếp tục có ca bệnh trong cộng đồng vì mầm bệnh đã lây lan trong cộng đồng, có thể bùng phát thành đợt mới nếu lơ là, mất cảnh giác.

Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh trên thế giới diễn biến phức tạp, nguy cơ dịch bệnh ở nước ta từ bên ngoài vào và bên trong, đòi hỏi chúng ta phải quyết liệt, trường kỳ.

“Nếu không quyết liệt, tốc độ lây lan của dịch COVID-19 sẽ nhanh hơn sự ứng phó của chúng ta. Do đó, chúng ta phải khoanh vùng nhanh gọn, truy vết thật nhanh và cách ly triệt để nhằm đưa mầm bệnh ra khỏi cộng đồng một cách nhanh nhất. Chúng ta kiên định việc cách ly F1 tập trung để tránh lây lan dịch bệnh, do đó các địa phương cũng cần quán triệt thực hiện việc này” - quyền Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

Quyền Bộ trưởng cũng chia sẻ, đối với ngành y tế lần này, việc phòng chống dịch sẽ khó khăn vì chúng ta thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế, đòi hỏi lực lượng y tế phải nỗ lực gấp 2-3 lần.

Quyền Bộ trường cho rằng, từ những bài học kinh nghiệm của Đà Nẵng, Hải Dương, Hà Nội... mỗi địa phương phải rà lại, kiểm tra lại tất cả các hoạt động, tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch bệnh theo 8 vấn đề: Rà soát thực hiện các quy định chống dịch; Tăng cường năng lực xét nghiệm; Thực hiện khai báo tại các cơ sở y tế; Bảo đảm bệnh viện an toàn; Bảo đảm an toàn cho nhân viên y tế; Tập huấn phòng chống dịch cho nhân viên y tế; Xử lý các trường hợp người Việt Nam xuất cảnh nước ngoài có kết quả dương tính với SARS-CoV-2; Chủ động mua sắm vật tư chống dịch, tuân thủ đúng quy định.

Đối với vấn đề mua sắm vật tư chống dịch, quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị các địa phương chủ động, ngay bây giờ phải mua sắm để đảm bảo trang thiết bị chống dịch từ nay đến cuối năm, đầu năm sau. “Việc mua sắm vật tư thiết bị chống dịch phải tuân thủ theo quy định”- quyền Bộ trưởng nhấn mạnh.

Lệ Hà
TIN LIÊN QUAN

Sáng 27.8, bệnh nhân mắc COVID-19 thứ 30 tử vong

Lệ Hà |

Sáng 27.8, Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại TP.Đà Nẵng thông tin về trường hợp tử vong của bệnh nhân COVID-19. Đây là ca mắc COVID-19 tử vong thứ 30 tính từ khi dịch xảy ra ở Việt Nam.

Sáng 27.8, không ghi nhận thêm ca mắc COVID-19, 632 bệnh nhân đã khỏi bệnh

Lệ Hà |

Sáng 27.8, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, không ghi nhận ca mắc mới, 632 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Đây là sáng thứ 7 liên tiếp Việt Nam không ghi nhân ca mắc mới COVID-19.

Bộ Y tế lý giải nhiều ca mắc COVID-19 nặng

Lệ Hà |

Tính đến 18h ngày 13.8 Việt Nam có tổng cộng 905 ca mắc COVID-19, trong đó 20 ca tử vong. Số lượng ca mắc mới liên quan đến Đà Nẵng tính từ ngày 25.7 đến nay là 438 ca. Trong thời gian ngắn dịch COVID-19 quay lại, số ca mắc và tử vong đã tăng nhanh.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Sáng 27.8, bệnh nhân mắc COVID-19 thứ 30 tử vong

Lệ Hà |

Sáng 27.8, Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại TP.Đà Nẵng thông tin về trường hợp tử vong của bệnh nhân COVID-19. Đây là ca mắc COVID-19 tử vong thứ 30 tính từ khi dịch xảy ra ở Việt Nam.

Sáng 27.8, không ghi nhận thêm ca mắc COVID-19, 632 bệnh nhân đã khỏi bệnh

Lệ Hà |

Sáng 27.8, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, không ghi nhận ca mắc mới, 632 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Đây là sáng thứ 7 liên tiếp Việt Nam không ghi nhân ca mắc mới COVID-19.

Bộ Y tế lý giải nhiều ca mắc COVID-19 nặng

Lệ Hà |

Tính đến 18h ngày 13.8 Việt Nam có tổng cộng 905 ca mắc COVID-19, trong đó 20 ca tử vong. Số lượng ca mắc mới liên quan đến Đà Nẵng tính từ ngày 25.7 đến nay là 438 ca. Trong thời gian ngắn dịch COVID-19 quay lại, số ca mắc và tử vong đã tăng nhanh.