Người dân mong chờ được tiêm vaccine COVID-19, Việt Nam có tiêm chậm trễ?

AN An |

Theo phân tích của các chuyên gia y tế, tiêm vaccine COVID-19 phải trải qua một quy trình ở cấp độ an toàn cao nhất nên để tiêm vaccine cho người dân sẽ lâu hơn. Tuy nhiên, trước tình hình phức tạp của dịch bệnh và nhu cầu chính đáng của người dân, tiến độ tiêm vaccine COVID-19 phải cần đẩy nhanh hơn nữa.

Người dân khao khát được tiêm vaccine sớm

Thời gian qua, Bộ Y tế đã nỗ lực tiếp cận các nguồn vaccine nhập khẩu và thúc đẩy sản xuất trong nước. Đến nay, dự kiến sẽ có khoảng 124 triệu liều từ các nguồn khác nhau được cam kết cung ứng cho Việt Nam cho tới cuối năm 2021. Trên thực tế, do nguồn cung vaccine khan hiếm trên toàn thế giới, nên lượng vaccine tiếp nhận tại Việt Nam đến thời điểm hiện nay là 8.998.750 liều.

Tính đến sáng 19.7, tổng cộng đã thực hiện tiêm chủng được 4.283.906 liều vaccine (chiếm 4,4% dân số Việt Nam). Trong đó, số người được tiêm 1 mũi là 3.977.431 người (chiếm 4,1% dân số) và số người đã tiêm đủ 2 mũi là 306.475 người (chiếm 0,3% dân số). Như vậy, còn khoảng 4.714.844 liều vaccine đã tiếp nhận nhưng chưa được tiêm chủng cho người dân.

Trong khi đó, trước tình hình phức tạp của dịch bệnh, người dân đang mong chờ từng ngày được tiếp cận sớm với vaccine COVID-19. Nhất là với người dân vùng dịch, họ ngóng đợi từng ngày để được có lịch tiêm. Chị Thu Hương (Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: "Tôi biết rằng, ngành Y tế đang rất vất vả để chống dịch nhưng người dân chúng tôi cũng chỉ mong sớm được tiêm vaccine. Chúng tôi không có ý kiến gì về việc tiêm trước cho đối tượng ưu tiên nhưng cũng chỉ mong người dân bình thường sớm được tiêm để phòng dịch".

Là người đã đăng ký tiêm online qua Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19, chị Thu Hiền (Hoàng Mai, Hà Nội) cho hay: "Tôi đọc được thông tin có thể đăng ký tiêm vaccine online nên rất mừng. Nhưng đăng ký thế thôi, còn bao giờ được tiêm tôi cũng không biết nữa, chắc cũng còn lâu lâu".

Việc người dân khao khát tiêm vaccine trong khi còn một lượng khá lớn vaccine đã tiếp nhận chưa tiêm cho người dân khiến nhiều người dân băn khoăn liệu Việt Nam có chậm trễ trong tiêm vaccine?

Phải "thần tốc" hơn nữa trong tiêm vaccine

Về vấn đề này, theo bác sĩ Trương Hữu Khanh - Bệnh viện Nhi đồng I - TPHCM, ngành Y tế cần phải đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm chủng.

"Theo tôi, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là chúng ta phải tiêm hết lượng vaccine COVID-19 hiện có thì việc đàm phán để mua hoặc yêu cầu các đơn vị sản xuất hỗ trợ mới thực hiện được. Nếu mình chưa tiêm hết vaccine thì việc tiếp nhận thêm các lô mới sẽ khó khăn hơn" - bác sĩ Khanh phân tích.

Bác sĩ Khanh cho rằng, nếu nói lý do tiêm chậm là do lần trước tiêm dồn dập và khiến người đi tiêm tập trung đông người tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm là sai. Bởi nguyên tắc quan trọng nhất là tiêm cho người dân càng sớm càng tốt, không thể chậm trễ. Việc tiêm chủng ùn ứ thì khâu tổ chức có thể thay đổi và điều chỉnh được.

"Việc còn hơn 4,7 triệu liều vaccine trong kho chưa tiêm cần phải đặt câu hỏi là đã về Việt Nam bao lâu rồi, phân bố đến tỉnh nào và tại sao chưa tiêm được. Chính phủ đang yêu cầu thần tốc hơn nữa trong chiến dịch tiêm chủng nên theo tôi cần đẩy nhanh hơn nữa. Các địa phương cần sớm báo cáo kế hoạch tiêm vì dân nghe rất nhiều nhưng không thấy đến lượt mình tiêm nên họ rất mong mỏi" - bác sĩ Khanh nêu quan điểm.

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động về vấn đề này, một chuyên gia y tế dự phòng cho rằng, do sự khan hiếm vaccine nên thực tế trong 6 tháng đầu năm Việt Nam chỉ nhận gần 4 triệu liều vaccine. Hơn một nửa số vaccine còn lại chỉ mới tiếp nhận từ ngày 2.7 đến nay.

Khi tiếp nhận vaccine COVID-19 về, Viện Kiểm định Quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế có trách nhiệm tiến hành kiểm định một số liều vaccine trong các lô và cấp giấy chứng nhận đối với từng lô vaccine COVID-19. Sau đó, vaccine mới được chuyển từ kho tiêm chủng mở rộng trung ương về phân bổ cho các địa phương theo kế hoạch chuẩn bị từ trước của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế.

"Hơn 4 triệu liều vaccine mới được nhận từ đầu tháng 7 đến nay và trải qua quá trình kiểm định đảm bảo chắc chắn an toàn rồi mới tiêm cho người dân" - vị chuyên gia này cho hay.

Về nguyên nhân và giải pháp đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng trong thời gian tới, theo bác sĩ Hữu Khanh, có khả năng nguyên nhân tiêm chậm tại TP.HCM và một số nơi là do sàng lọc các đối tượng ở địa phương chưa xong. Bởi trong đợt tiêm này, đối tượng tiêm chủng được mở rộng cho cả những người trên 65 tuổi.

"Theo tôi, đúng là lực lượng y tế đang vất vả chống dịch nhiều nhiệm vụ song nên tiêm vaccine dứt điểm. Bởi khi tiêm xong thì cả chính quyền và người dân đều yên tâm chống dịch. Cần sàng lọc nhanh đối tượng, các địa phương nên vừa tiêm vừa sàng lọc vừa tổng kết số người trong diện được tiêm. Nhu cầu người dân đang rất lớn" - bác sĩ Khanh nói.

AN An
TIN LIÊN QUAN

Toàn cảnh vaccine COVID-19 đã về Việt Nam và số người được tiêm chủng

THẢO ANH - NHẬT HUY |

Việt Nam đặt mục tiêu 150 triệu liều vaccine COVID-19 để tiêm phòng cho 70% dân số trong năm 2021. Thực tế đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận được khoảng 8 triệu liều và tiến hành tiêm 4.261.252 liều.

Việt Nam cố gắng có ít nhất 1 vaccine COVID-19 thành công trong năm 2021

Thùy Linh |

"Việt Nam phấn đấu sớm nhất trong năm 2021 có một nhà sản xuất vaccine trong nước sản xuất thành công vaccine COVID-19”- Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh.

Những thay đổi trong kịch bản chống dịch và tiêm vaccine COVID-19

THẢO ANH - ĐỨC THIỆN |

Căn cứ tình hình dịch bệnh tại TPHCM, thành phố đã mở rộng đối tượng tiêm vaccine COVID-19. Trong đó, những người được ưu tiên tiêm trong lần tiêm chủng sắp tới bao gồm những người mắc bệnh mãn tính, người có bệnh lý nền, người già trên 65 tuổi,...

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Toàn cảnh vaccine COVID-19 đã về Việt Nam và số người được tiêm chủng

THẢO ANH - NHẬT HUY |

Việt Nam đặt mục tiêu 150 triệu liều vaccine COVID-19 để tiêm phòng cho 70% dân số trong năm 2021. Thực tế đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận được khoảng 8 triệu liều và tiến hành tiêm 4.261.252 liều.

Việt Nam cố gắng có ít nhất 1 vaccine COVID-19 thành công trong năm 2021

Thùy Linh |

"Việt Nam phấn đấu sớm nhất trong năm 2021 có một nhà sản xuất vaccine trong nước sản xuất thành công vaccine COVID-19”- Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh.

Những thay đổi trong kịch bản chống dịch và tiêm vaccine COVID-19

THẢO ANH - ĐỨC THIỆN |

Căn cứ tình hình dịch bệnh tại TPHCM, thành phố đã mở rộng đối tượng tiêm vaccine COVID-19. Trong đó, những người được ưu tiên tiêm trong lần tiêm chủng sắp tới bao gồm những người mắc bệnh mãn tính, người có bệnh lý nền, người già trên 65 tuổi,...