Người dân không nên đổ xô mua sản phẩm để phòng, hỗ trợ điều trị COVID-19

Hương Giang |

Văn bản thu hồi công văn kèm danh mục 12 loại thuốc, sản phẩm cổ truyền phòng và hỗ trợ điều trị COVID-19 của Bộ Y tế vừa phát ra, chưa ngăn cản được hiện tượng người dân đổ xô đi mua các sản phẩm về sử dụng và tích trữ.

Bộ Y tế đã thu hồi công văn

Tại Công văn 5944/BYT-YDCT về việc tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu, Bộ Y tế có kèm theo hướng dẫn và danh mục về 12 loại thuốc, sản phẩm dược liệu phòng và hỗ trợ điều trị COVID-19 và 9 sản phẩm sát khuẩn không khí, sát khuẩn tay và xịt họng.

Trong danh mục 12 loại thuốc, sản phẩm cổ truyền phòng và hỗ trợ điều trị COVID-19 gồm Viên nang Kovir, Hoạt huyết Nhất Nhất... khiến cho dư luận không khỏi ngạc nhiên và đặt dấu hỏi về công dụng của các loại sản phẩm này. Nhiều người cho rằng văn bản của Bộ Y tế đưa ra danh mục sản phẩm như vậy có phần thiếu tính khoa học.

Trả lời những thông tin liên quan đến Công văn 5944/BYT-YDCT, PGS.TS Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý y, dược cổ truyền (Bộ Y tế) cho biết, 12 sản phẩm nêu trên không phải là danh mục thuốc, sản phẩm chỉ định cho dự phòng, điều trị, mà đó chỉ là danh mục các sản phẩm do các đơn vị tài trợ, ủng hộ cho phòng dịch.

"Các đơn vị sản xuất các sản phẩm trên đây đã và đang đồng hành, ủng hộ ngành y tế và một số tỉnh, thành phố như Bắc Giang, Bắc Ninh, thành phố Hồ Chí Minh... để sử dụng hỗ trợ điều trị bệnh nhân COVID-19 không triệu chứng, mức độ nhẹ và vừa, cho các thầy thuốc tuyến đầu chống dịch và các F1 đang cách ly", PGS.TS Nguyễn Thế Thịnh nói.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Thế Thịnh, căn cứ danh mục, tùy theo thực tiễn, các bệnh viện, cơ sở y tế khi được tài trợ để phát cho bệnh nhân. Các sản phẩm cũng cần được đánh giá về hiệu quả khi sử dụng.

Liên quan đến văn bản này, sáng 26.7, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã ký văn bản thu hồi công văn số 5944/BYT-YDCT, do có một số nội dung chưa phù hợp.

Người dân không nên đổ xô đi mua

Tuy nhiên, văn bản thu hồi của Bộ Y tế vừa mới phát ra, chưa thể ngăn hiện tượng người dân đổ xô đi mua các sản phẩm có tên trong danh mục, nhằm mục đích sử dụng và tích trữ để phòng chống COVID-19.

Tâm lý thích tự đi mua thuốc mà không cần chỉ định của bác sĩ, thậm chí có thể cứ nghe tin loại thuốc này hỗ trợ điều trị COVID-19 là sẽ đổ dồn đi mua để tích trữ, nhiều khi khiến cho thị trường khan hiếm, thậm chí giá thuốc bị đẩy lên tăng vọt.

Cục trưởng Cục Quản lý y, dược cổ truyền cho biết đối với nhóm thuốc phòng và hỗ trợ điều trị, có thể đồng thời sử dụng 2-3 loại, kết hợp uống thuốc dạng sắc. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân COVID-19 nào cũng giống nhau, mà phải "cá thể hóa" từng bệnh nhân, tùy theo từng tình trạng, mức độ bệnh.

PGS Thịnh cảnh báo người dân khi sử dụng thuốc phải theo hướng dẫn của bác sĩ, vì thuốc bao giờ cũng có 2 mặt: Lợi và hại.

PGS.TS Nguyễn Thế Thịnh khẳng định 12 thuốc, sản phẩm y học cổ truyền ban hành cùng công văn Công văn 5944/BYT-YDCT (đã bị Bộ Y tế thu hồi) không phải là danh mục sản phẩm cho đấu thầu thuốc dự phòng, điều trị COVID-19. Người dân cần hiểu đúng, không nên đổ xô đi mua.

Hương Giang
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp hiếm hoi còn sản xuất xuyên tâm liên: Đủ cấp 1 triệu viên/ngày

Xuân Hùng |

PGS.TS Nguyễn Thế Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý Y Dược Cổ truyền, Bộ Y tế cho hay, Cục đã tham mưu lãnh đạo Bộ Y tế về việc đưa xuyên tâm liên vào hỗ trợ điều trị COVID-19. Đề xuất này đã nhận được sự đồng ý, chấp thuận của Bộ Y tế cũng như Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19.

Xuyên tâm liên và 11 loại thuốc cổ truyền phòng, hỗ trợ điều trị COVID-19

Thùy Linh |

Bộ Y tế vừa công bố danh mục 12 thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu, trong đó có xuyên tâm liên và các sản phẩm khác, được sử dụng để phòng và hỗ trợ điều trị COVID-19.

Thuốc xuyên tâm liên có khả năng bất hoạt SARS-CoV-2

Hương Giang |

Xuyên tâm liên là vị thuốc quen thuộc ở Việt Nam. Thái Lan, Trung Quốc và một số nước đã sử dụng xuyên tâm liên và nhận thấy thuốc này có khả năng bất hoạt SARS-CoV-2.

Nếu chọn Philippe Troussier, nên học theo Nhật Bản?

TAM NGUYÊN |

Cách bóng đá Nhật Bản sử dụng huấn luyện viên Philippe Troussier có thể là cách VFF cân nhắc học hỏi…

Các nước Đông Nam Á đón Tết Nguyên đán thế nào?

Ngọc Vân |

Pháo hoa, múa lân và sắc đỏ rực rỡ tràn ngập đường phố, nhà cửa và quần áo là dấu hiệu của Tết Nguyên đán ở các nước Đông Nam Á.

Hà Nội: Ôtô gây tai nạn liên hoàn khiến 8 người bị thương

HỮU CHÁNH |

Chiếc ôtô con đâm trúng 6 xe máy trước khi đâm thẳng vào hộ lan bên đường và dừng lại. Vụ tai nạn khiến 8 người bị thương, được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Tết đi du lịch cũng được, về quê cũng được miễn là luôn hướng về gia đình

Nhóm PV |

Từ xưa tới nay, Tết vốn là dịp để gia đình sum họp sau một năm làm việc vất vả, bôn ba với những bộn bề cuộc sống. Tuy nhiên, xã hội ngày càng hiện đại, thay vì về nhà với gia đình, nhiều người trẻ lựa chọn cách đi du lịch để nghỉ ngơi sau 1 năm mệt nhoài với guồng quay công việc. Trong số Podcast ngày hôm nay, quý vị hãy cùng chúng tôi đi tìm đáp án của câu hỏi Tết nên về nhà hay đi du lịch?

Phạt 50 triệu đồng công ty in cờ nước ngoài lên pano trường đại học

HỮU CHÁNH |

In cờ nước ngoài lên pano của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) gây ra dư luận xấu, Công ty TNHH Quảng cáo Giang - xây dựng Thành An bị Công an tỉnh Bắc Ninh xử phạt 50 triệu đồng.

Doanh nghiệp hiếm hoi còn sản xuất xuyên tâm liên: Đủ cấp 1 triệu viên/ngày

Xuân Hùng |

PGS.TS Nguyễn Thế Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý Y Dược Cổ truyền, Bộ Y tế cho hay, Cục đã tham mưu lãnh đạo Bộ Y tế về việc đưa xuyên tâm liên vào hỗ trợ điều trị COVID-19. Đề xuất này đã nhận được sự đồng ý, chấp thuận của Bộ Y tế cũng như Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19.

Xuyên tâm liên và 11 loại thuốc cổ truyền phòng, hỗ trợ điều trị COVID-19

Thùy Linh |

Bộ Y tế vừa công bố danh mục 12 thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu, trong đó có xuyên tâm liên và các sản phẩm khác, được sử dụng để phòng và hỗ trợ điều trị COVID-19.

Thuốc xuyên tâm liên có khả năng bất hoạt SARS-CoV-2

Hương Giang |

Xuyên tâm liên là vị thuốc quen thuộc ở Việt Nam. Thái Lan, Trung Quốc và một số nước đã sử dụng xuyên tâm liên và nhận thấy thuốc này có khả năng bất hoạt SARS-CoV-2.