Người dân Hà Nội đối mặt 5 bệnh truyền nhiễm xuất hiện cùng lúc

Thùy Linh |

Bên cạnh dịch bệnh COVID-19 vẫn đang tiếp tục diễn biến khó lường, người dân tại Hà Nội đang phải đối mặt các bệnh truyền nhiễm hay gặp khác trong mùa thu như cúm A/B, sốt xuất huyết Dengue, virus hợp bào hô hấp (RSV) hay bệnh chân tay miệng. 

30% số người xét nghiệm cúm phát hiện mắc cúm A 

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Xét nghiệm, Bệnh viện đa khoa Medlatec trong tuần đầu tháng 8 ghi nhận 4.846 ca xét nghiệm cúm, trong đó có 1.455 ca cúm A (chiếm 30%), cúm B là 156 ca (chiếm 3,2%). So với cùng kỳ tháng 7, số lượng người xét nghiệm cúm tăng 467% và phát hiện cúm A tăng 144%.

Bên cạnh bệnh cúm đang hoành hành trong cộng đồng, Trung tâm tiếp tục ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết. Thống kê tuần đầu tháng 8 ghi nhận 168 trường hợp dương tính sốt xuất huyết NS1(+) trong tổng số 1390 trường hợp xét nghiệm Dengue (chiếm 12%).

So với cùng kỳ tháng 7, tổng chỉ định làm xét nghiệm Dengue tăng 121% và số lượng có chẩn đoán Dengue với NS1 (+) tăng 305%.

Cùng thời gian này, Trung tâm bắt đầu ghi nhận những ca mắc bệnh viêm đường hô hấp có kết quả RSV (+), bệnh Tay - chân - miệng có kết quả xét nghiệm EV71 (+).

Ghi nhận tại chuyên khoa Nhi của bệnh viện cho thấy lượng bệnh nhi phải nhập viện khá đông. Nhiều trẻ phải đến khám do sốt và các biểu hiện lâm sàng khác như ho, sổ mũi, đau họng, hắt hơi...

ThS.BS Dương Thị Thủy - khoa Nhi, cho biết: "Thời gian vừa qua bệnh cúm A được nhắc đến nhiều. Do đây là bệnh truyền nhiễm hay gặp ở mùa đông xuân, nhưng năm nay cúm A xuất hiện bất thường trong mùa hè, mùa thu. Tuy nhiên, không vì thế người dân chủ quan với các bệnh truyền nhiễm khác".

BS Thủy chia sẻ: Dựa vào biểu hiện lâm sàng khi thăm khám như sốt, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, đau rát họng, ho, khàn tiếng, khò khè, mụn nước lòng bàn tay chân… cộng với yếu tố dịch tễ (nơi ở, nơi làm việc có người mắc bệnh) để đưa ra chỉ định phù hợp cho từng bệnh nhi.

Kết quả chẩn đoán trẻ mắc bệnh rất đa dạng, đó không chỉ là bệnh cúm, mà còn ghi nhận trẻ mắc sốt xuất huyết, COVID-19, sốt virus thông thường. Thậm chí, nếu kèm thêm khò khè thì lưu ý nhiễm virus hợp bào hô hấp RSV ở trẻ nhỏ, hen phế quản ở trẻ lớn, hoặc nếu xuất hiện mụn tay chân thì lưu ý bệnh tay chân miệng.

Ngoài ra, BS Thủy lưu ý, sốt cũng có thể biểu hiện trong các trường hợp nhiễm khuẩn tai mũi họng, viêm phế quản phổi, tiêu chảy nhiễm khuẩn.

Trẻ đi học trở lại, sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh

Còn theo chia sẻ của Bác sĩ nội trú Trần Tiến Tùng - Chuyên khoa Truyền nhiễm, BVĐK MEDLATEC, các bệnh nhân đến khám có dấu hiệu sốt, đau họng, ho, đau mỏi người... ngoài chẩn đoán mắc viêm gan B, C, thì đa số những trường hợp này có chẩn đoán mắc cúm và sốt xuất huyết.

Các bác sĩ cảnh báo dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, ngoài số người tái nhiễm COVID-19 gia tăng, người dân phía Bắc, đặc biệt ở Hà Nội nên cảnh giác nguy cơ “dịch chồng dịch”.

"Nhất là thời điểm hiện nay mưa nắng thất thường, lượng người dân di chuyển trong mùa du lịch tăng cao, cộng với việc tập trung nơi đông người ở siêu thị, trung tâm thương mại, bến xe, hay việc trẻ quay bắt đầu đi học hè trở lại, đặc biệt là ngày tựu trường tới đây càng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm"- bác sĩ nhấn mạnh.

Do đa số các bệnh truyền nhiễm nêu trên (trừ cúm, COVID-19) hiện chưa có vaccine phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu nên phòng việc phòng ngừa bệnh là vô cùng quan trọng.

Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh lý truyền nhiễm, BS Thủy khuyến cáo người dân, đặc biệt là người có sức đề kháng kém như trẻ em, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh lý mạn tính dễ có nguy cơ mắc bệnh và gây biến chứng nặng nề cần chú ý phòng tránh bệnh bằng các biện pháp sau:

Ăn uống hợp vệ sinh, bảo đảm đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước.

Giữ môi trường sống thông thoáng, sạch sẽ.

Tránh tập trung nơi đông người, nếu đến nơi đông người cần bảo vệ bằng đeo khẩu trang y tế và tránh khạc nhổ bừa bãi để hạn chế lây nhiễm sang người xung quanh.

Tiêm vaccine phòng bệnh như vaccine cúm, COVID-19.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

TPHCM: Bệnh viện căng mình điều trị nhiều bệnh truyền nhiễm tăng cùng lúc

NGUYỄN LY |

TPHCM - Dịch sốt xuất huyết bùng phát đang khiến các bệnh viện tuyến cuối lao đao, thì nay dấu hiệu số ca chuyển nặng của COVID-19 bắt đầu xuất hiện. Đơn cử, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM hiện là tuyến cuối tiếp nhận điều trị COVID-19, chỉ trong 1 tuần số lượng bệnh nhân nặng nhập viện gấp đôi so với tuần trước đó.

Hà Nội thành lập các tổ phòng chống sốt xuất huyết, bệnh truyền nhiễm

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - UBND TP.Hà Nội yêu cầu UBND các địa phương thành lập các tổ phòng chống dịch cộng đồng để phòng chống sốt xuất huyết và các dịch bệnh truyền nhiễm khác.

Không nhầm lẫn sốt mò với các bệnh truyền nhiễm khác

Hà Lê |

Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Rickettsiae tsutsugamushi gây nên. Bệnh có đặc điểm lâm sàng là sốt kéo dài 2-3 tuần, kèm theo có tổn thương loét ở da, nổi hạch, sưng phù mặt và phát ban ngoài da. Bệnh có thể tiến triển nặng dẫn tới suy hô hấp, viêm cơ tim, viêm màng não, sốc giảm thể tích và tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

TPHCM: Bệnh viện căng mình điều trị nhiều bệnh truyền nhiễm tăng cùng lúc

NGUYỄN LY |

TPHCM - Dịch sốt xuất huyết bùng phát đang khiến các bệnh viện tuyến cuối lao đao, thì nay dấu hiệu số ca chuyển nặng của COVID-19 bắt đầu xuất hiện. Đơn cử, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM hiện là tuyến cuối tiếp nhận điều trị COVID-19, chỉ trong 1 tuần số lượng bệnh nhân nặng nhập viện gấp đôi so với tuần trước đó.

Hà Nội thành lập các tổ phòng chống sốt xuất huyết, bệnh truyền nhiễm

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - UBND TP.Hà Nội yêu cầu UBND các địa phương thành lập các tổ phòng chống dịch cộng đồng để phòng chống sốt xuất huyết và các dịch bệnh truyền nhiễm khác.

Không nhầm lẫn sốt mò với các bệnh truyền nhiễm khác

Hà Lê |

Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Rickettsiae tsutsugamushi gây nên. Bệnh có đặc điểm lâm sàng là sốt kéo dài 2-3 tuần, kèm theo có tổn thương loét ở da, nổi hạch, sưng phù mặt và phát ban ngoài da. Bệnh có thể tiến triển nặng dẫn tới suy hô hấp, viêm cơ tim, viêm màng não, sốc giảm thể tích và tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.