Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong y tế

Phạm Đông |

Theo các nhà nghiên cứu, trí tuệ nhân tạo và các công nghệ hiện đại có thể giúp phát hiện sớm những bệnh thời đại như ung thư, tim mạch giúp giảm chi phí và kéo dài sự sống.

Theo cổng thông tin điện tử Bộ Khoa học và Công nghệ, ngày 23.9, tại Hà Nội đã diễn ra buổi tọa đàm "Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong y tế".

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy cho rằng xu thế phát triển về trí tuệ nhân tạo (AI) trên toàn thế giới cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, công nghệ lưu trữ, dữ liệu lớn đã tạo ra nhiều điều "kỳ diệu" trong tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống.

Ở lĩnh vực y tế, khi toàn bộ tri thức của nhân loại, của thầy thuốc và y bác sỹ tích lũy nhiều năm, nay cũng được tổng hợp lại thông qua dữ liệu lớn. Các dữ liệu này cũng được phân tích dựa trên các thuật toán, công nghệ máy tính, tạo ra công cụ hỗ trợ các bác sỹ, nhân viên y tế trong việc chăm sóc sức khỏe cho người bệnh tốt hơn.

Thứ trưởng Bùi Thế Duy phát biểu khai mạc. Ảnh: Giang Huy.
Thứ trưởng Bùi Thế Duy phát biểu khai mạc. Ảnh: Giang Huy.

Trong bài trình bày tại tọa đàm Tiến sĩ Bùi Đức Toàn, nhà khoa học nghiên cứu cấp cao về AI nhà khoa học nghiên cứu cấp cao tại VinAI Research có bài chia sẻ về các ứng dụng công nghệ này trong phát hiện và chuẩn đoán bệnh sớm.

Ông Toàn cho biết, ba bài toán mà Vin AI tiến hành nghiên cứu và xử lý gồm phân tích não bộ trẻ sơ sinh, biến đổi các loại hình ảnh hỗ trợ phát hiện khối u và nâng cao chất lượng hình ảnh cầm tay để cung cấp cho bác sĩ.

Với các ảnh y tế, AI có thể hỗ trợ nâng cao chất lượng ảnh bằng phương pháp biến đổi, khôi phục lại thông tin trong ảnh đó.

Theo ông Toàn, hiện nay, đa số các cơ cở y tế sử dụng hình ảnh Xray từ thiết bị cầm tay CXR (được sử dụng để phát hiện COVID-19 trong giai đoạn sớm), mặc dù giá thành rẻ nhưng cho chất lượng thấp, bác sĩ gây khó khăn trong chẩn đoán bệnh. Vì vậy, Vin AI đưa ra một phương pháp nâng cao hình ảnh Xray từ ảnh thu được trên thiết bị cầm tay CXR, với ưu điểm cho hình ảnh chất lượng, phân giải cao.

Tham gia phần thảo luận TS. Trần Thị Mai Oanh, Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Y tế cho biết, trong những năm gần đây, ngành y tế rất quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa nhiều hoạt động.

"Chúng tôi đề ra 9 nhiệm vụ và giải pháp nhằm nâng cao cơ hội chăm sóc sức khoẻ người dân như xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin; dữ liệu hồ sơ sức khoẻ cá nhân, bệnh án điện tử. Viện đang thí điểm nhiều sản phẩm AI trong điều trị bệnh ở các bệnh viện như hỗ trợ điều trị ung thư tại Bệnh viện K, Bệnh viện Phú Thọ,..."

Gần đây, Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Y tế cũng đưa AI vào quá trình đào tạo năng lực cho bác sĩ chuẩn đoán hình ở 8 bệnh viện khắp cả nước.

Theo bà Oanh, trí tuệ nhân tạo có vùng áp dụng rất rộng, nhất là trong hỗ trợ, chăm sóc toàn diện sức khoẻ người dân. Trong đó gồm: theo dõi sức khoẻ cá nhân nhằm giảm thiểu nguy cơ bệnh; phát hiện sớm những bệnh thời đại như ung thư, tim mạch giúp giảm chi phí và kéo dài sự sống; giúp bệnh nhân tuân thủ việc uống thuốc; theo dõi diễn biến bệnh.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Nhiều loại công việc sẽ bị thay thế bởi máy móc, trí tuệ nhân tạo

ANH THƯ |

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong 10-15 năm tới đây, khoảng 1/3 số công việc hiện tại sẽ được thay thế bởi máy móc, trí tuệ nhân tạo.

Lễ ra mắt Nền tảng Công nghệ trí tuệ nhân tạo của Viettel

Nhật Nguyên |

Ngày 28.8, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Lễ ra mắt Nền tảng Công nghệ trí tuệ nhân tạo của Viettel (Viettel AI Open Platform).

Việt Nam đưa Chatbot trí tuệ nhân tạo vào phòng chống dịch virus Corona

Thế Lâm |

Một loạt đơn vị cho biết đã và đang phát triển ứng dụng Chatbot để đưa vào hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch virus Corona đang diễn biến phức tạp. Hiện nay, Chatbot được ứng dụng khá phổ biến trong kinh doanh mà nhiều người gọi nôm na là “cổng chat tự động”.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhiều loại công việc sẽ bị thay thế bởi máy móc, trí tuệ nhân tạo

ANH THƯ |

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong 10-15 năm tới đây, khoảng 1/3 số công việc hiện tại sẽ được thay thế bởi máy móc, trí tuệ nhân tạo.

Lễ ra mắt Nền tảng Công nghệ trí tuệ nhân tạo của Viettel

Nhật Nguyên |

Ngày 28.8, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Lễ ra mắt Nền tảng Công nghệ trí tuệ nhân tạo của Viettel (Viettel AI Open Platform).

Việt Nam đưa Chatbot trí tuệ nhân tạo vào phòng chống dịch virus Corona

Thế Lâm |

Một loạt đơn vị cho biết đã và đang phát triển ứng dụng Chatbot để đưa vào hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch virus Corona đang diễn biến phức tạp. Hiện nay, Chatbot được ứng dụng khá phổ biến trong kinh doanh mà nhiều người gọi nôm na là “cổng chat tự động”.