Năm 2030 tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi phải giảm dưới 10%

Thùy Linh |

Theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc 2019 – 2020 của Viện Dinh dưỡng quốc gia, tại Việt Nam, tỉ lệ trẻ em thừa cân, béo phì ở Việt Nam tăng gấp 2,2 lần, từ 8,5% năm 2010 lên 19,0% năm 2020.

53% phụ huynh không biết con mình bị thừa cân

Cũng theo điều tra của Viện Dinh dưỡng, có đến 53% các vị phụ huynh không biết con mình bị thừa cân, hoặc đánh giá thấp hơn mức bình thường.

Theo Bộ Y tế, nhiều nghiên cứu mới đây đã xác định béo phì là một yếu tố nguy cơ tiến triển các triệu chứng COVID-19 nghiêm trọng có thể phải nhập viện, phải chăm sóc đặc biệt và hỗ trợ máy thở trong giai đoạn đầu của bệnh. Bối cảnh giãn cách xã hội kéo dài khiến trẻ ăn uống tự do, đầy đủ hơn, cũng như có ít cơ hội tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời, dẫn đến nguy cơ thừa cân, béo phì.

Vừa qua, Bộ Y tế đã trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021- 2030 và tầm nhìn đến năm 2040 trên cơ sở tham vấn ý kiến của nhiều đơn vị chuyên môn, đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước.

Đặt mục tiêu khống chế tỉ lệ thừa cân, béo phì

Chiến lược tổng thể nhằm nâng cao tầm vóc, thể lực và trí tuệ của người Việt Nam, gồm 6 mục tiêu cụ thể với 29 chỉ tiêu.

Trong đó, một trong số các mục tiêu quan trọng đó là khống chế thừa cân béo phì, rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng, dự phòng các bệnh mạn tính không lây và kiểm soát các yếu tố nguy cơ có liên quan ở trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng thành.

Cụ thể, đến năm 2030 đạt mục tiêu khống chế tỉ lệ thừa cân béo phì của trẻ em dưới 5 tuổi ở mức dưới 10% (khu vực thành phố ở mức dưới 11% và khu vực nông thôn ở mức dưới 7%); trẻ 5-18 tuổi ở mức dưới 19% (khu vực thành phố ở mức dưới 27% và khu vực nông thôn ở mức dưới 13%); người trưởng thành 19-64 tuổi ở mức dưới 20% (khu vực thành phố ở mức dưới 27% và khu vực nông thôn ở mức dưới 17%).

Để thực hiện đồng bộ các giải pháp chiến lược, ngoài sự nỗ lực của chính quyền, cơ quan chức năng, cần huy động sự tham gia, hưởng ứng của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp cùng chung tay hướng tới mục tiêu nâng cao tầm vóc, thể lực và trí tuệ của người Việt Nam, đặc biệt là trẻ em. Trong đó, nhóm giải pháp về truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng để có nhận thức đúng và đủ về dinh dưỡng là vô cùng quan trọng.

​Ở giai đoạn 1, chương trình sẽ triển khai chuỗi hoạt động bao gồm chuỗi sự kiện thăm trường mẫu giáo tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, hoạt động tương tác nâng cao nhận thức trên mạng xã hội “Em bé khoẻ - Gia đình vui”, các nghiên cứu khoa học và các diễn đàn trao đổi, v.v…

Về vấn đề này, mới đây Bộ Y tế cũng đã tổ chức Lễ phát động chương trình truyền thông nâng cao nhận thức về dinh dưỡng phòng, chống thừa cân béo phì ở trẻ em Việt Nam với chủ đề “Vì một thế hệ trẻ em cao lớn chuẩn BMI – Đồng hành dinh dưỡng cùng con trong mùa dịch”.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh: “Tôi mong muốn, chương trình sẽ giúp người dân có đánh giá đầy đủ về thực trạng và những nguy cơ tiềm tàng của thừa cân, béo phì ở trẻ em; các chuyên gia tham gia chương trình cần đưa ra những khuyến nghị, giải pháp dinh dưỡng khoa học, phù hợp với tình hình dịch bệnh hiện nay và những nỗ lực của Đảng, Chính phủ, Bộ Y tế và các Bộ ngành, đơn vị, tổ chức cùng phối hợp xây dựng Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng hướng tới mục tiêu cải thiện tầm vóc, thể lực và trí tuệ của thế hệ tương lai của đất nước và của người Việt Nam nói chung”.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Tỉ lệ trẻ em béo phì tăng 9,5% trong đại dịch COVID-19

Trúc Ly (Theo FOXNews) |

Các nhà khoa học Mỹ nhận thấy tỉ lệ trẻ em từ 5-11 tuổi mắc bệnh béo phì đã gia tăng đáng kể khi đại dịch COVID-19 diễn ra.

Béo phì ở trẻ nhỏ có hại như thế nào?

Việt Dũng (Theo Daily mail) |

Một nghiên cứu do các nhà khoa học tới từ nước Anh thực hiện đã chỉ ra rằng, những người thừa cân khi còn nhỏ có nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính như đau lưng, cao huyết áp, béo phì ở tuổi trung niên.

Tỉ lệ trẻ em Việt Nam thừa cân, béo phì tăng gấp đôi trong 10 năm

Thùy Linh |

Tỉ lệ trẻ em thừa cân, béo phì tăng gấp 2,2 lần, từ 8,5% năm 2010 lên thành 19,0% năm 2020, theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc 2019- 2020 của Viện Dinh dưỡng quốc gia.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Tỉ lệ trẻ em béo phì tăng 9,5% trong đại dịch COVID-19

Trúc Ly (Theo FOXNews) |

Các nhà khoa học Mỹ nhận thấy tỉ lệ trẻ em từ 5-11 tuổi mắc bệnh béo phì đã gia tăng đáng kể khi đại dịch COVID-19 diễn ra.

Béo phì ở trẻ nhỏ có hại như thế nào?

Việt Dũng (Theo Daily mail) |

Một nghiên cứu do các nhà khoa học tới từ nước Anh thực hiện đã chỉ ra rằng, những người thừa cân khi còn nhỏ có nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính như đau lưng, cao huyết áp, béo phì ở tuổi trung niên.

Tỉ lệ trẻ em Việt Nam thừa cân, béo phì tăng gấp đôi trong 10 năm

Thùy Linh |

Tỉ lệ trẻ em thừa cân, béo phì tăng gấp 2,2 lần, từ 8,5% năm 2010 lên thành 19,0% năm 2020, theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc 2019- 2020 của Viện Dinh dưỡng quốc gia.