Mua trang thiết bị y tế chống dịch COVID-19: Các địa phương tự quyết định

Hương Giang |

Vừa qua, lãnh đạo y tế tại một số địa phương than phiền về sinh phẩm để xét nghiệm rRT-PCR không thiếu nhưng thủ tục đấu thầu rất khó khăn. Nguồn sinh phẩm hiện tại chủ yếu dựa vào viện trợ, chưa có đơn vị nào đứng ra hướng dẫn, nhiều địa phương không dám tự mua vì sợ vi phạm.

Giá các sản phẩm này không thuộc danh mục do Nhà nước quản lý

Về vấn đề này, ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) - cho hay, các mặt hàng khẩu trang, trang thiết bị, sinh phẩm chẩn đoán, xét nghiệm và các vật tư y tế không thuộc danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá, bình ổn giá, kê khai giá.

Cục trưởng Nguyễn Anh Tuấn khẳng định, việc mua sắm các mặt hàng trên từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước (kể cả ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương) được thực hiện theo các quy định của pháp luật về đấu thầu tại Luật Đấu thầu, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26.6.2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu, Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29.3.2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội tổ chức xã hội - nghề nghiệp, và Thông tư số 14/2020/TT-BYT ngày 10.7.2020 của Bộ Y tế quy định một số nội dung trong đấu thầu trang thiết bị y tế tại cơ sở y tế công lập (áp dụng kể từ ngày 1.9.2020). Ngoài ra, tại Điểm a Khoản 5 Điều 62 Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15.5.2016 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị thì Bộ Y tế công khai các thông tin về giá trúng thầu mua sắm trang thiết bị y tế của các cơ sở y tế nhà nước trên phạm vi toàn quốc trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế.

“Trong trường hợp cần thiết, các địa phương cần kích hoạt các điều khoản mua sắm trong hoàn cảnh dịch bệnh, thực hiện mua được các sản phẩm tốt nhất, với giá cả hợp lý nhất để chống dịch đang diễn biến phức tạp” - Cục trưởng Cục Quản lý giá nói.

Các đơn vị phải tự quyết định, không chờ hướng dẫn

Ông Bùi Anh Bình - Phó Vụ Trưởng Vụ Tài chính - Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) phân tích thêm, trong quy định của pháp luật về đấu thầu từ Điều 20 đến Điều 26 đã quy định nhiều hình thức lựa chọn nhà thầu, bao gồm: Đấu thầu rộng rãi; đấu thầu hạn chế; chỉ định thầu; chào hàng cạnh tranh; mua sắm trực tiếp; tự thực hiện; lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt…

Đối với trường hợp mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế và sinh phẩm phòng, chống dịch COVID-19 trong giai đoạn hiện nay, Bộ Y tế và các địa phương có thể áp dụng việc mua sắm một trong các hình thức nêu trên, kể cả chỉ định thầu theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu. Đồng thời trong Luật Đấu thầu, Nghị định 63/2013/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn đã quy định rõ về thẩm quyền quyết định giá và các căn cứ xác định giá cũng như quy trình mua sắm trang thiết bị, vật tư.

Do vậy, các chủ đầu tư thuộc các bộ, ngành và địa phương cần chủ động thực hiện thẩm quyền của mình đã được quy định trong pháp luật về đấu thầu để khẩn trương thực hiện mua sắm sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế để phòng, chống dịch mà không phải chờ hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Tài chính.

“Trong trường hợp cần thiết, các địa phương có thể quyết định thêm một số thành phần các có liên quan ở tham gia quá trình mua sắm để đảm bảo hiện đúng quy định của pháp luật về đấu thầu và phù hợp với điều kiện thực tế của mình” - ông Bùi Anh Bình nói.

Theo ông Bùi Anh Bình, hệ thống các văn bản đã quy định rõ quy trình và căn cứ xác định giá, do vậy, các bộ, địa phương, sau khi giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc (chủ đầu tư), căn cứ các quy định để xác định giá mua. Giá mua phải dựa vào thông tin Bộ Y tế, là cơ quan quản lý nhà nước về trang thiết bị, vật tư y tế công bố trong giai đoạn trước và căn cứ vào tình hình thực tiễn của thị trường để quyết định mua.

“Các mặt hàng này không thuộc mặt hàng do Nhà nước định giá nên không thuộc trách nhiệm của Bộ Tài chính. Bộ Y tế công khai thông tin về mua sắm các mặt hàng mua sắm tương tự trên thị trường giai đoạn trước và trong khi thực hiện, trách nhiệm chính thuộc về các chủ đầu tư” - ông Bùi Anh Bình khẳng định.

Như vậy, đối với việc mua sắm các trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19, các chủ đầu tư có thể lựa chọn, áp dụng các hình thức mua sắm phù hợp với điều kiện của địa phương và các quy định của Luật Đấu thầu. Trong đó có hình thức đấu thầu rộng rãi, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh theo các quy định của Luật Đấu thầu, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Mỗi hình thức mua sắm lại có các căn cứ hướng dẫn xác định giá khác nhau. Vì thế, việc lựa chọn chỉ định thầu hay các hình thức mua sắm khác hoàn toàn do chủ đầu tư quyết định. Chủ đầu tư trong trường hợp này là các đơn vị mua sắm trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm chẩn đoán, xét nghiệm có quyền quyết định, mà không cần hướng dẫn của các bộ, ngành ở Trung ương.

Đang xin cơ chế đấu thầu cho trường hợp đặc biệt

Trao đổi với PV Lao Động về vấn đề này, ông Lê Thành Công - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài Chính, Bộ Y tế cho hay: Theo tôi được biết, hiện nay các cơ quan chức năng đang xin cơ chế đấu thầu cho trường hợp đặc biệt, trình Chính phủ, báo cáo Thủ tướng quyết định. Quy định Điều 25, 26 Luật Đấu thầu có quy định rõ về mua sắm trong trường hợp đặc biệt.

Cụ thể, theo Điều 25 Luật Đấu thầu: Tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

Điều 26. Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt. Trường hợp gói thầu, dự án xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư quy định tại các điều 20, 21, 22, 23, 24 và 25 của luật này thì người có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

“Thay đổi quy trình mua sắm trong lúc “đánh giặc” COVID-19 thì mới được”

Ông Ninh Văn Chủ - Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) - cho biết: Có thời điểm CDC Quảng Ninh thiếu sinh phẩm để xét nghiệm COVID-19. Một số đoàn chuyên gia hết thời hạn cách ly 14 ngày nhưng phải đợi mấy ngày sau mới có hóa chất để xét nghiệm lần cuối trước khi rời khu cách ly. Hiện nay cũng tạm ổn do tình hình COVID-19 ở Quảng Ninh vẫn được kiểm soát tốt.

Ông Nguyễn Trọng Diện - Giám đốc Sở Y tế Quảng Ninh:

Dù có quyết định cho chỉ định thầu cung cấp sinh phẩm, trang thiết bị để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, tuy nhiên cũng mất rất nhiều thời gian. Từ thời điểm đơn vị nào đó trúng thầu thì nhanh nhất 15 ngày sau may chăng mới có hàng về. Nhưng từ thời điểm chỉ định thầu đến trúng thầu và ký hợp đồng thì vẫn thế, chẳng có gì khác, vẫn phải làm theo quy định.

Trong đó vướng mắc nhất là khâu thẩm định giá. Tôi lấy ví dụ, đơn vị bán hàng đưa ra giá 1.000 đồng, nhưng các đơn vị thẩm định giá chỉ thẩm định 800 đồng, thì người bán có bán không?. Chưa kể giá cả trong lúc dịch khắp nơi cũng liên tục thay đổi. Có tình trạng hôm nay thẩm định giá này, nhưng mấy hôm sau giá tăng thì lại không mua được, mà cứu quyết mua giá đó thì lại sai.

Ngoài ra, nếu bên A chưa ký hợp đồng với bên B và chuyển một phần tiền cho bên B thì bên B không dám nhập hàng về. Phải tạm ứng tiền trước thì đối tác mới dám đi đặt hàng, nhưng nếu chưa ký hợp đồng thì theo quy định đầu tư công, không ai dám ứng tiền ra trước.

Sau vụ lùm xùm trong việc mua sắm trang thiết bị phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 vừa qua khiến một số cá nhân bị khởi tố, nên không ai dám thẩm định giá, thì làm gì có chứng cớ để làm hợp đồng mua sắm.

Cần phải thay đổi quy trình mua sắm trong lúc “đánh giặc” thì mới được. Nguyễn Hùng

Hương Giang
TIN LIÊN QUAN

Cần Thơ chi hơn 3,8 tỉ đồng mua trang thiết bị y tế chống dịch COVID-19

Thành Nhân |

Ngày 3.8, Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ Võ Thị Hồng Ánh đã ký quyết định phê duyệt dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm sinh phẩm, hóa chất, vật tư tiêu hao, dụng cụ, trang phục phòng hộ cá nhân phòng chống dịch COVID-19 (đợt 2) của Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Cần Thơ.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình: Nhiều thiết bị y tế đội giá bất thường

Nhóm phóng viên |

Vài năm gần đây, Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Thái Bình đã chi ra hàng trăm tỉ đồng để mua về nhiều trang thiết bị y tế đắt đỏ. Không ít trong số đó có giá thành cao hơn từ vài tỉ đến hàng chục tỉ đồng so với giá đơn vị khác cùng mua. Đã thế có máy mới dùng đã hỏng, có máy “đắp chiếu” cả năm trời. Để có tiền trả nợ, bệnh viện này đã quyết định tăng viện phí…

Cử tri bất bình việc cán bộ lợi dụng mua sắm thiết bị y tế để trục lợi

Đặng Chung - Cao Nguyên - Trần Vương |

Theo Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn, thời gian qua, cử tri và nhân dân cả nước đã rất bất bình, lên án cán bộ ở một số địa phương lợi dụng việc đấu thầu, mua sắm thiết bị y tế để trục lợi.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Cần Thơ chi hơn 3,8 tỉ đồng mua trang thiết bị y tế chống dịch COVID-19

Thành Nhân |

Ngày 3.8, Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ Võ Thị Hồng Ánh đã ký quyết định phê duyệt dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm sinh phẩm, hóa chất, vật tư tiêu hao, dụng cụ, trang phục phòng hộ cá nhân phòng chống dịch COVID-19 (đợt 2) của Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Cần Thơ.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình: Nhiều thiết bị y tế đội giá bất thường

Nhóm phóng viên |

Vài năm gần đây, Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Thái Bình đã chi ra hàng trăm tỉ đồng để mua về nhiều trang thiết bị y tế đắt đỏ. Không ít trong số đó có giá thành cao hơn từ vài tỉ đến hàng chục tỉ đồng so với giá đơn vị khác cùng mua. Đã thế có máy mới dùng đã hỏng, có máy “đắp chiếu” cả năm trời. Để có tiền trả nợ, bệnh viện này đã quyết định tăng viện phí…

Cử tri bất bình việc cán bộ lợi dụng mua sắm thiết bị y tế để trục lợi

Đặng Chung - Cao Nguyên - Trần Vương |

Theo Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn, thời gian qua, cử tri và nhân dân cả nước đã rất bất bình, lên án cán bộ ở một số địa phương lợi dụng việc đấu thầu, mua sắm thiết bị y tế để trục lợi.