Mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nên tiêm vaccine COVID-19 và chú ý gì?

PGS.TS. Nguyễn Đình Tiến, Khoa Nội Hô hấp - Bệnh viện Trung ương quân đội 108 |

Theo PGS.TS. Nguyễn Đình Tiến - Khoa Nội Hô hấp-Bệnh viện Trung ương quân đội 108, người mắc bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính rất cần được tiêm vaccine COVID-19. Tuy nhiên, khi tiêm phòng cho những bệnh nhân này cũng cần một số lưu ý.

Bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính có tăng nguy cơ mắc COVID-19?

Từ cuối năm 2019 đến nay, đại dịch toàn cầu do SARS-CoV-2 gây ra hết sức nguy hiểm và khiến nhiều trường hợp mắc cũng như tử vong trên toàn thế giới, đặc biệt là tỉ lệ tử vong cao đối với những người có các bệnh lý nền mạn tính. Càng nghiêm trọng hơn đối với các bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Khi bệnh nhân đã có tổn thương thực thể không hồi phục ở cả nhu mô phổi và ở đường thở dẫn đến giảm chức năng hô hấp nếu mắc COVID-19 sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng này.

Mặt khác, bệnh lý này thường ở nhóm người cao tuổi, khả năng miễn dịch suy giảm và tắc nghẽn đường thở cũng làm cho virus dễ dàng xâm nhập gây tổn thương và bội nhiễm các vi khuẩn khác, tăng nguy cơ tử vong trên những đối tượng này.

Câu hỏi đặt ra là bệnh nhân mắc bệnh lý này có làm tăng nguy cơ mắc COVID-19 không? Cho đến nay, theo các nghiên cứu trên thế giới, chưa có bằng chứng khoa học về bệnh nhân mắc bệnh này làm tăng tỉ lệ mắc. Tuy nhiên, các nghiên cứu khẳng định những bệnh nhân mắc phổi tắc nghẽn mạn tính là yếu tố nguy cơ độc lập làm tăng tỉ lệ nhập viện cũng như làm tăng rõ rệt tỉ lệ tử vong so với nhóm người không mắc.

Vì thế, đối với bệnh nhân mắc bệnh lý này càng phải thực hiện chiến lược “5K+Vaccine” một cách nghiêm túc nhất. Bệnh nhân phải duy trì các thuốc điều trị đều đặn tại nhà, khuyến cáo cơ sở điều trị cấp thuốc dài hạn hơn cho bệnh nhân để bệnh nhân có thuốc dùng hằng ngày theo hướng dẫn.

Bệnh nhân phải hạn chế tối đa tiếp xúc với người khác nhằm tránh lây nhiễm COVID-19, kể cả việc tư vấn bác sĩ chuyên khoa hô hấp cũng nên tư vấn qua điện thoại, cũng hạn chế tối đa đến thăm khám tư vấn tại bệnh viện.

Trong đợt dịch bệnh COVID-19 các cơ sở y tế cũng nên giảm thiểu việc đo chức năng hô hấp cho bệnh nhân trừ khi phải đánh giá trước phẫu thuật. Trong khi dùng thuốc tại nhà nên thay thế thuốc dạng khí dung bằng các hộp thuốc dạng hộp xịt định liều hoặc dạng dạng bột khô nhằm giảm nguy cơ phát tán virus. Ngoài vấn đề dùng thuốc, bệnh nhân cần chú trọng chế độ dinh dưỡng và tập phục hồi chức năng hô hấp tại nhà theo hướng dẫn một cách đều đặn.

Tiêm vaccine COVID-19 rất cần cho người mắc bệnh lý này

Vaccine phòng COVID-19 là một “lá chắn” đối với dịch bệnh này. Vì vậy, người mắc bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính rất cần được tiêm vaccine phòng COVID-19. Tuy nhiên, khi tiêm phòng cho những bệnh nhân này cũng cần một số lưu ý.

Bệnh nhân này thường là ở nhóm người cao tuổi có 1 hoặc nhiều bệnh nền, phải được tiêm tại bệnh viện nơi có đủ khả năng cấp cứu.

Trước khi tiêm phòng cần duy trì điều trị kiểm soát tốt triệu chứng của bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính. Bệnh nhân phải ở giai đoạn ổn định (ngoài đợt cấp), không dùng Corticosteroid toàn thân trong vòng 10 đến 14 ngày.

Khi khám sàng lọc trước tiêm ngoài hỏi tiền sử dị ứng, đo mạch, nhiệt độ, huyết áp thì cần khám hô hấp. Bệnh nhân có chỉ định tiêm khi nhịp thở dưới 25 lần/ phút, SpO2> 94%.

Sau tiêm bệnh nhân được theo dõi tại bệnh viện ít nhất 30 phút và khi về nhà chú ý vẫn dùng các thuốc kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo hướng dẫn và theo dõi tình trạng khó thở cũng như dị ứng sau tiêm vaccine.

Nếu khó thở tăng, thở rít, nổi ban dát sẩn ngoài da… Cần báo ngay cho bác sĩ. Để giảm thiểu tương tác thuốc với vaccine cũng như làm giảm hiệu lực bảo vệ của vaccine thì bệnh nhân mắc bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính sau khi tiêm còn cần lưu ý tránh dùng thuốc nhóm corticosteroide đường toàn thân (dùng đường uống và đường tiêm) để điều trị bệnh.

PGS.TS. Nguyễn Đình Tiến, Khoa Nội Hô hấp - Bệnh viện Trung ương quân đội 108
TIN LIÊN QUAN

Tiêm vaccine COVID-19 có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt không?

Linh Chi (Theo AP) |

Theo AP, nhiều nhà nghiên cứu đang bắt đầu nghiên cứu về mối liên hệ giữa vaccine COVID-19 và chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào về việc vaccine COVID-19 ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Có cần thiết đo huyết áp sàng lọc trước khi tiêm vaccine COVID-19?

THẢO ANH - ĐỨC THIỆN |

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi đồng I, TPHCM), không cần thiết đo huyết áp, đếm mạch cho những người bình thường, người không có tiền sử cao huyết áp trước khi tiêm vaccine COVID-19. Chỉ nên sàng lọc nhiệt độ trước khi tiêm, những người đang sốt không nên tiêm vaccine. Điều này sẽ làm hạn chế nguy cơ lây nhiễm, giảm thủ tục và đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Mắc bệnh tim mạch có nên tiêm vaccine COVID-19 không và cần chú ý những gì?

Bác sĩ Nguyễn Dũng, Khoa Nội Tim mạch, Viện Tim mạch, Bệnh viện trung ương Quân đội 108 |

Những người có bệnh tim mạch đều nên tiêm vaccine COVID-19. Điều này giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm nguy cơ phải nhập viện do nhiễm bệnh và giảm nguy cơ tử vong một khi mắc bệnh.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Tiêm vaccine COVID-19 có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt không?

Linh Chi (Theo AP) |

Theo AP, nhiều nhà nghiên cứu đang bắt đầu nghiên cứu về mối liên hệ giữa vaccine COVID-19 và chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào về việc vaccine COVID-19 ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Có cần thiết đo huyết áp sàng lọc trước khi tiêm vaccine COVID-19?

THẢO ANH - ĐỨC THIỆN |

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi đồng I, TPHCM), không cần thiết đo huyết áp, đếm mạch cho những người bình thường, người không có tiền sử cao huyết áp trước khi tiêm vaccine COVID-19. Chỉ nên sàng lọc nhiệt độ trước khi tiêm, những người đang sốt không nên tiêm vaccine. Điều này sẽ làm hạn chế nguy cơ lây nhiễm, giảm thủ tục và đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Mắc bệnh tim mạch có nên tiêm vaccine COVID-19 không và cần chú ý những gì?

Bác sĩ Nguyễn Dũng, Khoa Nội Tim mạch, Viện Tim mạch, Bệnh viện trung ương Quân đội 108 |

Những người có bệnh tim mạch đều nên tiêm vaccine COVID-19. Điều này giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm nguy cơ phải nhập viện do nhiễm bệnh và giảm nguy cơ tử vong một khi mắc bệnh.